Phương án tuyển sinh Đại học Giáo dục - ĐH Quốc gia HN 2022

Năm 2022, Trường Đại học Giáo dục tuyển sinh 1000 chỉ tiêu đào tạo đại học chính quy (5 nhóm ngành), cụ thể như sau:

1. Tên trường: Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.  Mã trường: QHS

2.2. Đối tượng tuyển sinh

2.2.1. Người đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;

- Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định hiện hành;

 - Người tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam, ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

2.2.2. Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.

2.2.3. Có kết quả ”Đạt” ở vòng đánh giá năng khiếu đối với thí sinh dự tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non.

2.3. Phạm vi tuyển sinh: Trong cả nước.

2.3.1. Các nhóm ngành tuyển sinh

Trường Đại học Giáo dục tuyển sinh theo nhóm ngành. Sau khi học xong năm thứ nhất nhà trường tiến hành phân ngành cho sinh viên dựa trên kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên.

+/ Nhóm ngành Sư phạm Toán và Khoa học tự nhiên (mã nhóm ngành: GD1), gồm các ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tự nhiên.

+/ Nhóm ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (mã nhóm ngành: GD2), gồm các ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử và Địa lý.

+/ Nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác (mã nhóm ngành: GD3), gồm các ngành: Quản trị trường học; Quản trị chất lượng giáo dục; Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Tham vấn học đường.

+/ Ngành Giáo dục Tiểu học (mã nhóm ngành: GD4).

+/ Ngành Giáo dục Mầm non (mã nhóm ngành: GD5).

2.4. Các phương thức tuyển sinh

i) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT;

ii) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN;

iii) Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022;

iv) Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022;

v) Xét tuyển theo kết quả bài thi Đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu của thí sinh. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

+/ “Đạt” điểm chuẩn theo quy định.

+/ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.

Thông tin về đánh giá năng khiếu để dự tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh tra cứu tại đường địa chỉ: http://education.vnu.edu.vn/index.php/WebControl/viewnews/2488

>>> XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐHQG HÀ NỘI CÁC NĂM GẦN ĐÂY

2.5. Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến) 

TT

Tên

nhóm ngành/ngành

Mã nhóm ngành/Ngành

 

Chỉ tiêu

(Dự

kiến)

Chỉ tiêu chia theo

các phương thức xét tuyển

Xét tuyển theo

kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022

Xét tuyển theo

kết quả thi ĐGNL năm 2022 của ĐHQGHN

Xét tuyển theo các phương thức khác

 

 

I

Sư phạm Toán và

Khoa học tự nhiên

Gồm 05 ngành sau:

GD1

300

250

30

20

 

1

Sư phạm Toán học

 

120

 

 

 

 

2

Sư phạm Vật lí

 

50

 

 

 

 

3

Sư phạm Hoá học

 

40

 

 

 

 

4

Sư phạm Sinh học

 

20

 

 

 

 

5

Sư phạm Khoa học
Tự nhiên

 

70

 

 

 

 

II

Sư phạm Ngữ văn,

Lịch sử, Lịch sử và Địa lý

Gồm 03 ngành sau:

GD2

200

170

20

10

 

1

Sư phạm Ngữ văn

 

120

 

 

 

 

2

Sư phạm Lịch sử

 

20

 

 

 

 

3

Sư phạm Lịch sử và Địa lý

 

60

 

 

 

 

III

Khoa học giáo dục và khác

Gồm 06 ngành sau

GD3

310

190

110

10

 

1

Khoa học giáo dục

 

50

 

 

 

 

2

Tham vấn học đường

 

60

 

 

 

 

3

Quản trị Công nghệ giáo dục

 

70

 

 

 

 

4

Quản trị chất lượng giáo dục

 

60

 

 

 

 

5

Quản trị trường học

 

70

 

 

 

 

IV

Ngành Giáo dục Tiểu học

GD4

110

80

25

5

 

V

Ngành Giáo dục Mầm non

GD5

80

60

15

5

 

 

Tổng

 

1000

750

200

50

 

 2.6. Các tổ hợp xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 

STT

Mã trường

Ngành

học

Tên nhóm ngành

Mã nhóm ngành

Tổ hợp môn thi/bài thi

THPT

Phương thức khác

Quy định trong xét tuyển

1

QHS

Sư phạm Toán

Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên

GD1

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

 

- Xét

tuyển

thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ, của ĐHQGHN;

 

Xét tuyển các thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, ACT, IELTS;

 

- Xét tuyển theo kết quả bài thi ĐGNL năm 2022 của ĐHQGHN;


 

 

Sau khi hoàn thành các học phần chung bắt buộc trong năm thứ nhất sẽ phân ngành.

2

Sư phạm Vật lý

3

Sư phạm Hóa học

4

Sư phạm Sinh học

5

Sư phạm Khoa học Tự nhiên

6

Sư phạm Ngữ Văn

 

Sư phạm  Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý

GD2

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh (D14)

Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh (D15)

7

Sư phạm Lịch sử

8

Sư phạm Lịch sử và Địa lý

9

QHS

Quản trị trường học

Khoa học giáo dục và khác

GD3

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

10

Quản trị công nghệ giáo dục

11

Quản trị chất lượng giáo dục

12

Tham vấn học đường

13

 

Khoa học giáo dục

14

QHS

Giáo dục Tiểu học

 

GD4

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

 

15

QHS

Giáo dục Mầm non

 

GD5

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

*

 2.7. Phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3: 

Sau hai học kỳ chính của năm thứ nhất, Trường xét phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3 dựa trên các căn cứ:

Điều kiện để được phân ngành: 

 Sinh viên học đủ số học phần theo kế hoạch học tập của Trường. Trường hợp không học học phần nào, phải có lý do chính đáng và báo cáo trong quá trình học tập. Trường hợp này sẽ không tính điểm và tín chỉ học phần đó. Nếu sinh viên không có điểm và không có lý do chính đáng, những học phần đó sẽ được tính là 0 (không điểm) để tính điểm trung bình chung xét phân ngành. Trường hợp học phần có học phần tiên quyết, nhưng sinh viên chưa học học phần tiên quyết (do phần mềm không lọc hết), nhưng đã học và có điểm cho học phần sau, thì sẽ không tính cho điểm và tín chỉ cho cả 2 học phần. 

Phương pháp thực hiện: 

- Sinh viên đăng kí nguyện vọng vào cuối học kỳ 2 năm thứ nhất (sau khi có điểm tất cả các môn năm thứ nhất). 

- Công thức tính điểm xét phân ngành (ĐXPN) như sau: 

Trong đó,  

+/ ĐTHPT 2022 (điểm thi trung học phổ thông năm 2022): Là tổng điểm của tổ hợp môn thi/bài thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được sinh viên sử dụng để đăng ký xét tuyển và trúng tuyển vào Trường ĐHGD hoặc hoặc điểm bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 được quy về thang điểm 30. 

+/ TBC: Là điểm trung bình chung có trọng số theo tín chỉ (tính theo thang điểm 10) của năm thứ nhất (không kể học phần giáo dục thể chất, học phần ngoại ngữ), điểm của học phần chuyên môn của ngành sinh viên đăng ký nguyện vọng được nhân hệ số 2. 

Yêu cầu: Điểm của học phần chuyên môn không thấp hơn 4,0 (thang điểm 10). 

Danh sách các học phần chuyên môn xét phân ngành: 

STT

Ngành

Học phần

chuyên môn

Ghi chú

1

Sư phạm Toán

Giải tích 1

 

2

Sư phạm Vật lý

Cơ nhiệt

 

3

Sư phạm Hóa học

Hóa học đại cương 1

 

4

Sư phạm Sinh học

Sinh học đại cương

 

5

Sư phạm

Khoa học Tự nhiên

Cơ nhiệt

Hóa học đại cương 1

Sinh học đại cương

Kết quả học tập học phần chuyên môn là điểm trung bình chung của ba học phần.

6

Sư phạm Ngữ văn

Dẫn luận ngôn ngữ

 

7

Sư phạm Lịch sử

Lịch sử văn minh thế giới

 

8

Sư phạm Lịch sử và Địa lý

Địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam

 

9

Quản trị trường học

Nhập môn khoa học

quản lý trong giáo dục

 

10

Quản trị công nghệ

giáo dục

Nhập môn công nghệ giáo dục

 

11

Quản trị chất lượng

giáo dục

Nhập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục

 

12

Tham vấn học đường

Tâm lý học giáo dục

 

13

Khoa học giáo dục

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

 

 Nguyên tắc phân ngành: 

- Lấy từ trên xuống theo ĐXPN, theo chỉ tiêu của ngành đã được Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN phê duyệt. Khi sinh viên không đạt được xét phân ngành theo nguyện vọng 1 sẽ được xét đến nguyện vọng 2, 3, v.v. và tương ứng với chỉ tiêu ngành theo nguyện vọng. 

- Điểm học phần sử dụng để tính ĐXPN là điểm thi lần 1, không tính điểm học lại và điểm học cải thiện. Những học phần có đòi hỏi học phần tiên quyết sẽ không tính vào ĐXPN nếu điểm của học phần tiên quyết nhỏ hơn 4.00 (điểm của học phần tiên quyết vẫn sử dụng để tính ĐXPN). Những học phần không đòi hòi học phần tiên quyết mà không có điểm sẽ được tính điểm 0.00 khi tính ĐXPN. 

- Sinh viên đạt tiêu chí và được phân ngành vào nguyện vọng trước sẽ không được chuyển sang ngành có nguyện vọng sau hoặc ngược lại. 

- Trường hợp sinh viên không đăng ký hoặc không được xét vào ngành đã đăng ký thì sẽ được phân vào những ngành phù hợp, còn chỉ tiêu. 

- Sinh viên trúng tuyển theo diện xét tuyển thẳng được ưu tiên xét phân vào ngành phù hợp với điều kiện khi đăng ký xét tuyển thẳng. 

2.9. Một số điểm mới trong các chương trình đào tạo cử nhân của Trường Đại học Giáo dục. 

Nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thị trường lao động, việc tuyển sinh cho năm học 2022 – 2023, trường ĐHGD xác định các định hướng chuyên ngành cho các ngành Quản trị Trường học, Tham vấn Học đường, Khoa học Giáo dục, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học để tạo điều kiện và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. Theo đó, các sinh viên khi trúng tuyển vào các ngành này có thể chọn một định hướng chuyên ngành để học chuyên sâu. Định hướng chuyên ngành của mỗi ngành chỉ được tổ chức nếu có ít nhất 20 sinh viên đăng ký. 

Ngoài ra, nếu sinh viên có nhu cầu muốn tiếp tục học thêm định hướng chuyên ngành thứ hai trong ngành đào tạo thì có thể đăng ký học sẽ nhận được các chứng nhận riêng kèm theo bảng điểm đại học. 

- Ngành quản trị trường học: hiện nay các nhà trường thực hiện tuyển dụng theo khung danh mục vị trí việc làm. Do vậy, ngoài định hướng chuyên ngành chung nhà trường xác định thêm 2 định hướng chuyên ngành. Các sinh viên trúng tuyển ngành này có thể lựa chọn một trong 2 định hướng chuyên ngành sau: (i) Quản trị hành chính - nhân sự, nhằm đào tạo nhân lực có các kỹ năng nhân viên hành chính văn phòng và nhân sự; (ii) Kinh tế học giáo dục, nhằm đào tạo nhân lực định hướng đến các kỹ năng của thủ quỹ và kế toán các nhà trường. 

- Ngành tham vấn học đường: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng kí học sâu một trong 3 định hướng: (i) Tham vấn sức khỏe tâm thần, nhằm trang bị sinh viên năng lực đánh giá các khó khăn tâm lý, lập kế hoạch tư vấn, giáo dục kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần; (ii) Tư vấn hướng nghiệp, nhằm trang bị sinh viên năng lực hỗ trợ học sinh về phương pháp học tập, những khó khăn trong học tập,  đánh giá thiên hướng nghề nghiệp, lập kế hoạch nghề nghiệp; (iii) Công tác xã hội học đường, nhằm trang bị cho sinh viên năng lực thực hiện các nhiệm vụ như hỗ trợ quản lý học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, kết nối các nguồn lực hỗ trợ học sinh, huy động và triển khai các dự án về sức khỏe tâm thần, tâm lý - xã hội cho học sinh. 

- Ngành khoa học giáo dục: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng kí học sâu một trong 3 định hướng: (i) Nghiên cứu khoa học giáo dục, đào tạo sinh viên chuyên sâu theo hướng làm nghiên cứu để ứng tuyển vào các vị trí công việc như chuyên viên dự án, chuyên viên nghiên cứu và thực hành trong các tổ chức của chính phủ và phi chính phủ có hoạt động liên quan đến lĩnh vực giáo dục và phát triển bền vững; (ii) Tâm lý giáo dục, nhằm đào tạo sinh viên sau này có thể tham gia nghiên cứu và thực hành tâm lý trong nhà trường và đảm nhiệm các vị trí trong phòng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp hay hỗ trợ học tập hoặc trong các viện nghiên cứu tâm lý và giáo dục; (iii) Giáo dục trị liệu, nhằm đào tạo sinh viên sau này làm việc trong môi trường giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt  như các cơ sở can thiệp chuyên biệt, trường học hoà nhập, trung tâm can thiệp sớm, trung tâm giáo dục đặc biệt, cơ sở thực hành và nghiên cứu giáo dục đặc biệt. 

- Ngành Giáo dục tiểu học: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng ký học sâu theo một trong 3 định hướng: (i) Giáo dục tiểu học; (ii) Giáo dục tiểu học tăng cường Tiếng Anh; (iii) Giáo dục tiểu học tăng cường Tin học. 

- Ngành Giáo dục mầm non: sinh viên trúng tuyển ngành này có thể đăng ký học sâu theo một trong 3 định hướng: (i) Giáo dục mầm non tăng cường Tiếng Anh; (ii) Giáo dục mầm non định hướng Montessori và Reggio; (iii) Giáo dục mầm non định hướng STEAM. 

3. Tổ chức tuyển sinh 

3.1. Thời gian xét tuyển và tổ chức xét tuyển (dự kiến) 

- Đợt 1: Xét tuyển theo các phương thức nói trên, thời gian như sau: 

+/ Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (theo quy chế của Bộ GDĐT) và quy định của ĐHQGHN: 

i) Trước ngày 10/07/2022 (tính theo dấu bưu điện): Thí sinh gửi đảm bảo, chuyển phát nhanh theo đường bưu điện Hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển về Trường ĐHGD (phòng 103, nhà G7, Trường Đại học Giáo dục, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội). 

ii) Sau ngày công bố kết quả thi THPT năm 2022 3 ngày: Công bố và gửi kết quả xét tuyển thẳng và thông báo nhập học đến thí sinh. 

iii) Sau ngày công bố kết quả thi THPT năm 2022 5 ngày: Cập nhật danh sách thí sinh xét tuyển thẳng nhập học. 

+/ Đối với thí sinh sử dụng kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022: 

i) Sau ngày kết thúc thi THPT 2022 (kéo dài 6 tuần): Thí sinh ĐKXT đợt 1 theo hình thức trực tuyến tại Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, Cổng dịch vụ công quốc gia; 

ii) Sau ngày công bố kết quả thi THPT năm 2022 3 ngày: Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khoẻ; 

iii) Sau ngày công bố kết quả thi THPT năm 2022 tối đa 4 ngày: Trường ĐHGD công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Trang thông tin điện tử của Trường (http://education.vnu.edu.vn/), Trang thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN (http://tuyensinh.vnu.edu.vn/) và Công thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT; 

iv) Sau 6 ngày công bố kết quả phúc khảo kỳ thi THPT năm 2022: Thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1. 

v) Sau 9 ngày công bố kết quả phúc khảo kỳ thi THPT năm 2022: Trường ĐHGD công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trên Website của Trường và Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN;      

vi) Tối đa 02 tuần kể từ ngày công bố kết quả trúng tuyển đợt 1: Thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học đợt 1 (bao gồm cả xác nhận nhập học trực tuyến trên trang tuyensinh.vnu.edu.vn hoặc education.vnu.edu.vn và gửi chuyển phát nhanh kết quả xác nhận nhập học và giấy xác nhận kết quả thi THPT bản gốc về Trường). 

vii) Tối đa 03 tuần kể từ ngày công bố kết quả trúng tuyển đợt 1: Thí sinh nhập học đợt 1. 

+/ Đối với thí sinh sử dụng kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQGHN 

i) Thời gian tiếp nhận đơn đăng ký xét tuyển: Trước ngày 10/7/2022. Thí sinh gửi đảm bảo, chuyển phát nhanh theo đường bưu điện Hồ sơ xét tuyển sử dụng kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQGHN về Trường ĐHGD (Phòng Đào tạo, phòng 103, nhà G7, Trường Đại học Giáo dục, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội). 

ii) Sau ngày công bố kết quả thi THPT nam 2022 3 ngày: Công bố kết quả xét tuyển thí sinh sử dụng kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQGHN. 

iii) Sau ngày công bố kết quả thi THPT năm 2022 5 ngày: Thí sinh xác nhận nhập học tại Trường ĐHGD (phòng 103, nhà G7, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội); Cập nhật danh sách thí sinh nhập học theo phương thức sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN. 

- Đợt xét tuyển bổ sung thứ nhất (nếu có): Trường ĐHGD thông báo kế hoạch xét tuyển đợt bổ sung thứ nhất (nếu có) ngay sau khi công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 tối đa 01 ngày.  Xét tuyển đợt bổ sung được thực hiện khi còn chỉ tiêu, chỉ sử dụng Phương thức xét tuyển theo kết quả tổ hợp các môn thi/bài thi THPT năm 2022 theo điểm chuẩn và các điều kiện đã xác định từ Đợt 1, tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển đáp ứng đủ điều kiện như Đợt 1 sẽ được xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. 

+ Đợt xét tuyển bổ sung thứ hai (nếu có): Dự kiến được thực hiện trước ngày 15/09/2022: Nếu chỉ tiêu còn lại lớn hơn 10% tổng chỉ tiêu, có địa phương đăng ký đặt hàng và cam kết hỗ trợ kinh phí đào tạo. Chỉ sử dụng Phương thức xét tuyển theo kết quả tổ hợp các môn thi/bài thi THPT theo điểm chuẩn và các điều kiện đã xác định từ Đợt 1, tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển đáp ứng đủ điều kiện như Đợt 1 sẽ được xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. 

4. Tiếp nhận học sinh dự bị đại học 

Trường ĐHGD tiếp nhận học sinh dự bị đại học thuộc các Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.

 5. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm; học bổng. 

Học phí phải nộp được tính theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP về “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo” và các quy định hiện hành khác liên quan của Nhà nước và của ĐHQGHN. 

Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền học phí và sinh hoạt phí. Thủ tục, tiêu chuẩn được hỗ trợ thực hiện theo quy định của Nhà nước. 

Sinh viên được tiếp cận các quỹ học bổng của trường, của ĐHQGHN và của các nhà tài trợ khác nhau với nhiều mức khác nhau. 

Ngoài ra, nhà trường còn có nhiều vị trí thực tập làm bán thời gian có trả công dành cho các bạn đáp ứng tiêu chí chọn.

Theo TTHN

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: Phương án tuyển sinh Đại học Giáo dục - ĐH Quốc gia HN 2022

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH