5 trường Đại học lớn lên kế hoạch chuyển đổi lên Đại học

Sau Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều trường đại học lớn cũng đang lên kế hoạch thành đại học đa ngành với nhiều trường thành viên để thay đổi mô hình quản trị cụ thể như sau:

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có 267 cơ sở đào tạo bậc đại học (chưa tính khối an ninh quốc phòng). Với quyết định của Thủ tướng, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên chuyển từ trường đại học thành đại học sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018 và Nghị định 99 năm 2019 có hiệu lực.

Sau Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều trường đại học lớn cũng đang lên kế hoạch "lên đời" thành đại học đa ngành với nhiều trường thành viên để thay đổi mô hình quản trị.

Cách đây một năm, trường Đại học Cần Thơ ban hành đề án phấn đấu trở thành Đại học Cần Thơ. Để hoàn thành mục tiêu trên, trường nhanh chóng thành lập 4 trường, gồm trường Bách khoa, trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, trường Kinh tế và trường Nông nghiệp (trên cơ sở khoa nông nghiệp). Đồng thời, trường cũng thành lập Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Khoa giáo dục thể chất thuộc trường.

Tháng 5/2021, trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng thông qua đề án tái cấu trúc nhà trường thành đại học đa ngành. Ba trường thành viên trực thuộc được ra đời ngay sau khi có đề án mới gồm: trường Kinh doanh, trường Kinh tế - Luật và Quản lý nhà nước, Trường Công nghệ và Thiết kế.

Theo lộ trình, trong giai đoạn 2022 - 2025, trường sẽ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập Đại học Kinh tế TP.HCM. Tiếp theo, giai đoạn 2026 - 2030 thành lập trường Quốc tế, nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành trường đại học của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

5 truong Dai hoc lon len ke hoach chuyen doi len Dai hoc

Dù chưa có đề án chính thức, nhưng PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, trong kế hoạch 5 năm tới, trường định hướng chiến lược để trở thành đại học. Trong cơ cấu của Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ có ít nhất 3 trường thành viên: trường Kinh tế, trường Kinh doanh và trường Khoa học công nghệ.

Đặc biệt, định hướng cơ bản của trường Khoa học công nghệ là nghiên cứu và đào tạo về chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh tế, kinh doanh và quản lý.

Lãnh đạo một số trường: trường Đại học Y dược TP.HCM và trường Đại học Y Hà Nội cũng đang nghiên cứu kế hoạch phát triển thành đại học với nhiều trường thành viên.

Trước khi Đại học Bách khoa Hà Nội "lên đời", cả nước có 5 đại học, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.

Một lãnh đạo trường Bách khoa Hà Nội từng cho biết, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ là mô hình đại học mới hoàn toàn ở Việt Nam, tư duy về quản trị đại học sẽ thay đổi, sẽ xóa bỏ tư duy cục bộ. Về tổ chức hành chính, xóa bỏ hết đơn vị hành chính bộ môn. Ở cấp trường, sẽ tách quản lý hành chính - nhân sự ra khỏi quản lý chuyên môn.

Theo Báo VTC

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có 267 cơ sở đào tạo bậc đại học (chưa tính khối an ninh quốc phòng). Với quyết định của Thủ tướng, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên chuyển từ trường đại học thành đại học sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018 và Nghị định 99 năm 2019 có hiệu lực.

Sau Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều trường đại học lớn cũng đang lên kế hoạch "lên đời" thành đại học đa ngành với nhiều trường thành viên để thay đổi mô hình quản trị.

Sinh viên y dược thực hành lâm sàng. (Ảnh minh họa)

Sinh viên y dược thực hành lâm sàng. (Ảnh minh họa)

Cách đây một năm, trường Đại học Cần Thơ ban hành đề án phấn đấu trở thành Đại học Cần Thơ. Để hoàn thành mục tiêu trên, trường nhanh chóng thành lập 4 trường, gồm trường Bách khoa, trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, trường Kinh tế và trường Nông nghiệp (trên cơ sở khoa nông nghiệp). Đồng thời, trường cũng thành lập Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Khoa giáo dục thể chất thuộc trường.

Tháng 5/2021, trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng thông qua đề án tái cấu trúc nhà trường thành đại học đa ngành. Ba trường thành viên trực thuộc được ra đời ngay sau khi có đề án mới gồm: trường Kinh doanh, trường Kinh tế - Luật và Quản lý nhà nước, Trường Công nghệ và Thiết kế.

Theo lộ trình, trong giai đoạn 2022 - 2025, trường sẽ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập Đại học Kinh tế TP.HCM. Tiếp theo, giai đoạn 2026 - 2030 thành lập trường Quốc tế, nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành trường đại học của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Dù chưa có đề án chính thức, nhưng PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, trong kế hoạch 5 năm tới, trường định hướng chiến lược để trở thành đại học. Trong cơ cấu của Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ có ít nhất 3 trường thành viên: trường Kinh tế, trường Kinh doanh và trường Khoa học công nghệ.

Đặc biệt, định hướng cơ bản của trường Khoa học công nghệ là nghiên cứu và đào tạo về chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh tế, kinh doanh và quản lý.

Lãnh đạo một số trường: trường Đại học Y dược TP.HCM và trường Đại học Y Hà Nội cũng đang nghiên cứu kế hoạch phát triển thành đại học với nhiều trường thành viên.

Trước khi Đại học Bách khoa Hà Nội "lên đời", cả nước có 5 đại học, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.

Một lãnh đạo trường Bách khoa Hà Nội từng cho biết, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ là mô hình đại học mới hoàn toàn ở Việt Nam, tư duy về quản trị đại học sẽ thay đổi, sẽ xóa bỏ tư duy cục bộ. Về tổ chức hành chính, xóa bỏ hết đơn vị hành chính bộ môn. Ở cấp trường, sẽ tách quản lý hành chính - nhân sự ra khỏi quản lý chuyên môn.

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Viết bình luận: 5 trường Đại học lớn lên kế hoạch chuyển đổi lên Đại học

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH