06/11/2013 11:16 am
Ông Lê Văn Thơm, Phó chủ tịch huyện Cần Giờ cho biết, từ 5h đến 8h45 hôm nay đã có hơn 1.600 người dân ở xã đảo Thạnh An được di dời đến các nhà văn hóa, bệnh viện, trường học... của thị trấn Cần Thạnh. Ngoài ra, còn có 2 nghìn dân ở các khu vực nguy cơ sạt lở, gần biển của 6 xã và thị trấn cũng được đưa đến nơi an toàn. Hơn 1.300 tàu, trong đó 40 tàu đánh bắt xa bờ cũng được điều động vào nơi trú tránh an toàn. "Đến thời điểm này chúng tôi đã hoàn thành khâu bố trí hậu cần để lo ăn uống, dịch vụ, y tế, cung cấp khoảng 800 chiếc mền cho người dân", ông Thơm nói.
Về phía ngành giáo dục, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP cho biết, đã yêu cầu các hiệu trưởng phối hợp với phụ huynh không cho học sinh ra đường, nghiêm cấm di chuyển bằng đường sông từ nay cho đến khi cơn bão đi qua. Các trưởng phòng giáo dục thuộc các quận huyện, hiệu trưởng và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc được giao quyền cho phép học sinh nghỉ học trong trường hợp không an toàn. Trong sáng nay, một số trường trong nội thành như THCS Trần Phú, THCS Dương Minh Châu (quận 10), trường Phước Long A (quận 9)... đã cho học sinh nghỉ học. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 07 giờ ngày 06/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,6 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 290km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9. Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 19 giờ ngày 06/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,4 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10
Đêm hoặc sáng sớm ngày mai, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4h ngày 7/11, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng biên giới Việt Nam – Campuchia, sức gió giảm xuống còn cấp 6 rồi đi vào vịnh Thái Lan. TP HCM được dự báo là một trong những địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 13, vì vậy 5h sáng nay, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố đã có công điện khẩn gửi các sở, ngành để chủ động đối phó. Theo đó, Sở Giao thông vận tải và UBND các quận, huyện yêu cầu các chủ bến và chủ phương tiện đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng chấp hành lệnh nghiêm cấm xuất bến kể từ 9h ngày 6/11 cho đến khi có lệnh mới. Thông báo cho các chủ bến và chủ phương tiện về diễn biến của cơn bão số 13 để chủ động tổ chức các biện pháp phòng, tránh, ứng phó bão; khẩn trương sắp xếp các tàu, thuyền đang neo đậu tại bến được an toàn trước ảnh hưởng của bão.
Đồng thời, cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng còn hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa; yêu cầu nhanh chóng điều khiển phương tiện cập bến an toàn, tránh để xảy ra sự cố do ảnh hưởng của sóng to, gió lớn, mưa bão gây ra. Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP cho biết, đã yêu cầu các hiệu trưởng phối hợp với phụ huynh không cho học sinh ra đường, nghiêm cấm di chuyển bằng đường sông từ nay cho đến khi cơn bão đi qua. Các trưởng phòng giáo dục thuộc các quận huyện, hiệu trưởng và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc được giao quyền cho phép học sinh nghỉ học trong trường hợp không an toàn. Hiện một số trường tại TP HCM đã cho các em ở nhà trong chiều nay. Trước đó, chiều 5/11 Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP HCM đã có công điện khẩn yêu cầu UBND huyện Cần Giờ bằng mọi biện pháp thực hiện thông báo, yêu cầu ngư dân và các chủ phương tiện tàu thuyền chấp hành lệnh nghiêm cấm ra khơi kể từ 19h tối cùng ngày. Phó chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm cũng yêu cầu các đơn vị, sở ngành, quận huyện triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng tránh, không được chủ quan. Riêng huyện Cần Giờ, lãnh đạo thành phố yêu cầu lên phương án di dời 2.000 người dân tại xã đảo Thạnh An và khu vực trũng thấp trên địa bàn huyện khi có yêu cầu. Đầu năm ngoái, sau nhiều năm, cơn bão Pakhar bất ngờ đổ bộ vào TP HCM và các tỉnh miền đông Nam Bộ gây thiệt hại khá nặng. Riêng tại TP HCM, gần 500 căn nhà bị đổ sập và tốc mái, hơn 400 cây xanh bị đổ, 11 ghe tàu bị chìm, 85 hệ thống đường điện bị hư hỏng, 8 điểm ngập có độ sâu từ 30 đến 50 cm. Tại cuộc họp rút kinh nghiệm sau bão Parkhar, Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Đua cho rằng công tác phòng chống bão lụt của một số đơn vị, quận, huyện còn trong tư thế bị động, chưa sẵn sàng đối phó với tình huống đặc biệt. Riêng người dân chưa có khái niệm bão đổ bộ vào nội thành là do chưa được tập huấn kỹ năng, kiến thức về phòng tránh bão. Theo thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||
>> Bão số 13 năm 2013 đi vào Nam Bộ diễn biến khó lường
>> Tin mới nhất bão số 13 năm 2013: Bão Haiyan cấp 17 tiến vào biển Đông