15/04/2020 16:25 pm
Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh có thể đi học trước ngày 15/6 và như vậy kỳ thi THPT Quốc gia vẫn có thể được tổ chức vào ngày 8-11/8. Vì sau khi kết thúc năm học vào ngày 15/7, học sinh cuối cấp còn gần 1 tháng để ôn tập, bằng thời gian ôn tập những năm trước. Mặt khác, từ khi có hướng dẫn dạy học trực tuyến và qua truyền hình của Bộ GD&ĐT từ 25/3, các trường đều dạy và học theo phương thức này. Nếu tính từ 15/4 - thời gian các trường dạy học trực tuyến, trên truyền hình (một số nơi triển khai sớm hơn), cộng với thời gian dạy học trực tiếp khi học sinh quay lại trường (muộn nhất là 15/6) thì vẫn đủ thời gian để hoàn thành chương trình năm học. Theo ông Độ, nếu vẫn tổ chức thi THPT quốc gia thì phương thức cơ bản giữ nguyên như năm 2019 nhưng sẽ xem xét giảm số môn thi phù hợp. Đề thi tham khảo vừa công bố cũng đã điều chỉnh. Bộ cũng sẽ giảm nhẹ thêm yêu cầu với học sinh. Đề thi sẽ được giảm nhẹ hết mức có thể và không có các phần kiến thức đã được tinh giản nhưng vẫn phải đảm bảo phân loại được mức độ học lực của học sinh. Ngoài phương án tổ chức thi, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra thêm phương án không tổ chức thi tốt nghiệp tùy thuộc vào tình hình dịch Covid-19. Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, vì lý do bất khả kháng, Bộ cũng tính toán một kịch bản cho việc không tổ chức kỳ thi mà giao cho các địa phương xét tốt nghiệp THPT. Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép việc này để phù hợp với Luật Giáo dục. Đại diện các trường đại học cho biết hiện nay vẫn đang chờ phương án chính thức của Bộ GD&ĐT về kỳ thi THPT quốc gia 2020. Năm nay, học sinh mới học hết tuần 20 (trong 35-37 tuần) thì nghỉ Tết và phải nghỉ vì dịch bệnh. Hiện hầu hết tỉnh, thành cho học sinh nghỉ đến khi có thông báo mới. Bộ GD-ĐT cũng đã 2 lần điều chỉnh khung thời gian năm học. Thời điểm kết thúc năm học được lùi đến trước ngày 15/7, thi THPT quốc gia ngày 8-11/8, chậm một tháng rưỡi so với mọi năm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, học sinh cả nước nghỉ học kéo dài vì dịch bệnh, Bộ GD&ĐT phải cắt giảm chương trình học, công nhận kết quả học trực tuyến. Nếu không có kỳ thi THPT quốc gia, một số trường đã lên phương án có thể sẽ điều chỉnh phương án tuyển sinh theo 2 bước: Sơ tuyển và kiểm tra riêng. Trong đó, việc sơ tuyển dựa trên các kết quả học tập đã có sẵn của học sinh như học bạ, chứng chỉ tiếng Anh. Sau bước sàng lọc này, thí sinh được chọn sẽ tiếp tục qua kỳ thi hoặc kiểm tra, phỏng vấn. "Nếu dịch bệnh được kiểm soát thì vẫn có thể tổ chức được các kỳ thi, trong đó có thi THPT quốc gia”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo trường THPT vùng khó khăn cho rằng tính toán của Bộ phải dựa trên bình diện quốc gia chứ không thể nhìn vào một số trường hoặc một số địa phương làm tốt để quy định cho đại trà. Theo ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho rằng tổ chức thi được thì vẫn tốt nhất, bởi học sinh lâu nay đầu tư công sức, trí tuệ và thời gian ôn tập. "Không thi cử thì học sinh không học. Mà có vậy thì các địa phương mới thúc đẩy dạy và học, các trường cũng vậy” ông Thành nói và phân tích thêm thực ra từ trước đến nay, hầu hết các trường THPT chỉ cần đến giữa học kỳ 2 gần như đã hoàn thiện chương trình, sau đó dành thời gian ôn luyện cho học sinh. "Do đó, đối với lớp 12, theo tôi thực ra năm nay chỉ cần khoảng 3 tuần nữa là đủ điều kiện cho các trường THPT đảm bảo hoàn thành chương trình. Nếu đề thi THPT quốc gia được Bộ xây dựng theo hướng tinh giản tập trung kiến thức học kỳ 1 lớp 12 thì kịch bản thi vẫn rất hợp lý trong điều kiện phòng dịch”, ông Thành nhận xét. Theo ông Thành, dịch bệnh chỉ diễn ra cục bộ ở một vài địa phương, do đó việc thi ở các địa phương không có dịch bệnh sẽ không ảnh hưởng gì. Theo ông Thành, kỳ thi THPT quốc gia cũng là một trong những tiêu chí đánh giá quá trình 12 năm học của học sinh trên diện rộng, so sánh một mặt bằng chung của cả nước. Qua đó tạo động lực thi đua dạy học giữa các địa phương với nhau và tạo động lực cho các nhà trường. Ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cũng ủng hộ việc duy trì thi THPT quốc gia như mọi năm nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, ông Hùng không mấy tự tin về chất lượng kỳ thi nếu học sinh chưa thể trở lại trường vào tháng 5. “Chúng tôi tính toán nếu tháng 5 học sinh trở lại đi học được bình thường thì chương trình, tiến độ sẽ không bị ảnh hưởng lắm. Bởi vừa qua trong đợt nghỉ, học sinh và giáo viên đã tiến hành ôn tập kiến thức các lớp trước và học kỳ 1 lớp 12. Nhưng sang đến tháng 5 nếu không đến trường được thì chắc chắn sẽ rất gay go và Bộ GD-ĐT sẽ phải có nhiều sự thay đổi”, ông Hùng nói. Ông Hùng cho rằng trong trường hợp dịch diễn biến xấu, không tổ chức thi THPT quốc gia, có thể tính đến việc giao cho các tỉnh xét tốt nghiệp hoặc tự tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT như trước đây mà đề chung từ Bộ GD-ĐT. “Để có mặt bằng chất lượng chung toàn quốc, còn việc của tỉnh nào thì tỉnh ấy làm. Các trường ĐH thì có thể căn cứ vào kết quả học bạ và điểm tốt nghiệp hoặc thêm những hình thức khác để tuyển sinh" - ông Hùng đề xuất. Theo TTHN DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |