Nhiều người cho rằng, mỗi năm chúng ta có 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp, tại sao không thể chọn được 300.000 – 400.000 em vào ĐH-CĐ? Phương án chọn học sinh vào trường hiện nay là chưa phù hợp với tình hình thực tiễn và “có vẻ như chủ trương xã hội hóa giáo dục chưa được chăm sóc, bị bỏ rơi”.
Có người băn khoăn, kì thi 3 chung hiện nay của Bộ GD-ĐT giúp “kéo dài thời gian tuyển sinh nhưng lại không quy định điểm tuyển lần 2 phải cao hơn lần 1. Học phí trường công thấp hơn trường tư. Thử hỏi thí sinh nào chọn trường ngoài công lập. Như vậy, sớm muốn hệ thống này sẽ chết”.
Lác đác vài người học, nhiều trường ngoài công lập sắp giải thể
Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á Nguyễn Ngọc Chu nêu thực tế: “VN đi ngược với các nước khi thắt đầu vào thả đầu ra. Dạy đại học đến 5 năm đại học là không cần thiết, nhiều môn không đúng trọng tâm".
Đồng ý với việc các trường đào tạo hàn lâm, tinh hoa phải làm bài bản nhưng ông Chu cho rằng các môn học kĩ thuật không cần vậy. “Nên để các trường tự chủ, cho phép họ lấy điểm đầu vào phù hợp với loại hình. Hoặc nếu không đủ điểm chúng tuyển có thể vào học lớp dự bị đại học”, ông Chu nêu ý kiến.
Đại diện một trường cao đẳng nghề lên tiếng đề nghị “cần phải có cơ chế đặc thù cho các trường ngoài công lập. Không giúp đỡ chúng tôi về tài chính thì cũng tạo cơ chế để các trường tồn tại. Cùng một sân chơi nhưng công lập thì có tất cả, còn ngoài công lập không có gì. Chủ trương xã hội hóa chủ yếu là khẩu hiệu, chưa được thể hiện ở hành động”.
Lãnh đạo một trường ĐH có trụ sở tại Hà Nội ví von “nếu con tôi bằng điểm sàn tôi cũng cho cháu vào trường công lập cho đỡ mất tiền. 85% học sinh hiện nay đang ở công lập, nếu họ tuyển dư 10% an toàn thì ngoài công lập không thiếu mới lạ”.
Bộ phải công khai minh bạch bao nhiêu người được điểm sàn, hiện nay đang ngồi ở đâu? Bộ nói là vấn đề thương hiệu. Vậy nếu đang ngồi ở công lập thì phải xem lại. Nếu đang lang thang ở ngoài thì mới chịu. Muốn sống phải xã hội hóa giáo dục. Nếu không thì còn khốn đốn kiểm định, đánh giá.
Để cho một trường như trường ĐH Tân Tạo (Tp.HCM) với cơ ngơi khai trang, đội ngũ nhiều GS từ Mỹ tham gia giảng dạy mà năm qua chỉ tuyển được 30 SV thì buồn quá”.
Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng Trần Hữu Nghị cho biết, kết thúc thời hạn tuyển sinh ngày 30/11, trường mới tuyển được trên 50% chỉ tiêu. Nhiều trường ngoài công lập lâm vào tình trạng bi đát khi chỉ tuyển được 10 - 20%, thậm chí chỉ vài chục em.
"Đây là mùa tuyển sinh mất ổn định nhất. Suốt 15 năm qua chúng tôi chưa năm nào thiếu sinh viên. Năm trước không tổ chức thi, chỉ lấy nguyện vọng 2 cũng đã đủ, nhưng năm nay nhiều ngành đứng trước nguy cơ phải đóng cửa", hiệu trưởng Nghị nói và cho rằng trường ông có đầy đủ điều kiện học tập, nơi ở ổn định, thầy cô có chuyên môn nên không thể nói do trường kém mà sinh viên không vào.
Theo NDT