CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2O16 Đề thi THPT quốc gia môn Văn 2016 theo trả lời mới nhất Bộ giáo dục là sẽ tương tự giống cấu trúc đề thi năm 2015. Do vậy chúng ta cùng phân tích kỹ cấu trúc đề thi 2015 và dựa theo thông tin lưu ý thêm về cấu trúc đề thi 2016 nói chung của Bộ sẽ có dự đoán phân tích về cấu trúc và lưu ý đề thi THPT quốc gia môn Văn năm 2016 ở cuối bài viết. Phân tích cấu trúc đề thi đại học môn Ngữ văn từ năm 2010 - 2015, các em lưu ý: Đề thi đại học từ năm 2010 đến 2015 chủ yếu tập trung ở lớp 12. Tuy nhiên, nói một cách chính xác, nội dung lớp 10, lớp 11 vẫn thường xuyên xuất hiện trong đề thi đại học. Đó là vấn đề học sinh cần phải chú ý.
Từ năm 2014, đề thi đại học môn Ngữ văn năm nay có sự thay đổi lớn nhất về cấu trúc và nội dung. Đề thi không còn phần tự chọn, Câu 1 (2 điểm) chuyển từ câu hỏi tái hiện kiến thức văn học trong chương trình học thành câu đọc – hiểu một đoạn ngữ liệu. Năm 2014, ngữ liệu không có trong chương trình học chính khoá, cả hai ngữ liệu trong đề khối C và khối D đều được lấy từ phần Đọc thêm trong SGK Ngữ văn 12. Đến năm 2015, ngữ liệu đọc hiểu là những văn bản hoàn toàn mới mẻ, không có trong SGK nữa. Phần này gồm 2 văn bản, một văn bản thơ và một văn bản văn xuôi, mỗi văn bản sẽ có 4 ý hỏi, nâng tổng điểm của cả phần này lên 3 điểm, các ý được chia nhỏ đến 0,25 điểm.
Trong đề thi các năm luôn có một câu Nghị luận xã hội (3 điểm). Để giải quyết tốt các bài văn Nghị luận xã hội, ngoài kiến thức được học trong nhà trường, học sinh còn phải tăng cường kiến thức bên ngoài, trên sách báo, trong cuộc sống, đặc biệt những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Do đây là câu hỏi khá tự do, không có bài học sẵn trong sách, đòi hỏi tính chủ động rất cao ở học sinh, nên tiếp xúc với câu hỏi thuộc dạng này, học sinh phải rất linh hoạt và chủ động, phải thể hiện được những chính kiến của mình trước một vấn đề (chẳng hạn: niềm tin, sự trung thực, vẻ đẹp tâm hồn, thái độ sống…) câu hỏi nêu ra, phải có sự sáng tạo.
Để nắm được cấu trúc đề thi đại học môn Ngữ văn từ năm 2010 - 2015, học sinh tham khảo phân bổ đề thi 6 năm qua bảng sau:
PHÂN BỐ TRONG ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN TỪ NĂM 2010 - 2014
|
Câu hỏi
|
Năm
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
Tái hiện kiến thức văn học(bao gồm kiến thức về tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học, chi tiết văn học...)
|
Sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
|
Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bảng tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?
|
Trong tác phẩmAi đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp dòng sông này với hình ảnh 2 người phụ nữ. Ý nghĩa của những hình ảnh ấy.
|
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà nội có ý nghĩa gì đối với tâm hồn Liên?
|
|
|
Đọc - hiểu(đối với năm 2014 & 2015)
|
|
|
|
|
- Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Đò Lèn (Nguyễn Duy)
|
- Hát về một hòn đảo (Trần Đăng Khoa)
- Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa (Sách Bài tập Ngữ văn 12 – Tập một)
|
Nghị luận xã hội
|
Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.
Trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.
|
Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
|
Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
|
Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình.
|
Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kì. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.
Nêu ý kiến về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người cũng như của quốc gia.
|
Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức.
Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên.
|
Nghị luận văn học
|
Chương trình chuẩn: Cảm nhận vể hai đoạn thơ sau trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) vàTràng giang(Huy Cận).
|
Chương trình Chuẩn:
Phân tích tình huống truyện trong tác phẩmChữ người tử tù(Nguyễn Tuân).
|
Chương trình Chuẩn: Cảm nhận vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
|
Chương trình Chuẩn: Bình luận về những ý kiến khác nhau về hình tượng người lính trong bài thơTây Tiến (Quang Dũng).
|
- Khối C: Về hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoảng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử.Hãy bình luận các ý kiến trên.
- Khối D: Về hình tượng Lorca trong bài thơ “Đàn ghita của Lorca” của Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: Đó là mẫu nghệ sĩ – chiến sĩ, vì dấn thân đấu tranh cho dân chủ và tự do nên bị bọn phát-xít hành hình. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy, chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật, nhưng bị giết hại oan khuất.
Từ cảm nhận về hình tượng Lorca, bình luận các ý kiến trên.
|
Cho một đoạn trích trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, yêu cầu: Trình bày cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn trong tác phẩm.
|
Chương trình Nâng cao:
Cảm nhận về hai đoạn văn trong truyện ngắnNgười lái đò Sông Đà(Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông?(Hoàng Phủ Ngọc Tường).
|
Chương trình Nâng cao:
Phân tích đoạn thơ trích từ bài thơ Đất nước(Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)
|
Chương trình nâng cao:
Cảm nhận về 2 đoạn thơ trong 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Tương tư (Nguyễn Bính).
|
Chương trình Nâng cao: Bình luận về ý kiến: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa- Nam Cao) không đáng trách, chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.
|
2. Phân tích cấu trúc đề thi môn Văn từ năm 2010 – 2015:
a/ Từ 2010 – 2013: Đề thi đại học môn Ngữ văn từ năm 2010 - 2013 không có sự thay đổi về số lượng câu hỏi và số điểm của từng câu. Đề thi bao gồm 3 câu hỏi sau:
Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam.
Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ).
– Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
– Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Câu 3 (5 điểm): Từ năm 2010 đến 2013, học sinh có thể lựa chọn một trong hai câu hỏi sau:
Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Theo chương trình nâng cao (5 điểm) b/ Từ 2014 – 2015: Từ năm 2014, phần tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam đã được chuyển sang dạng đề đọc hiểu văn bản. Năm 2014, đề thi chỉ có một văn bản đọc hiểu, sang năm 2015, số văn bản đọc hiểu là 2, mức điểm cho phần này tăng từ 2 lên 3 điểm. Phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học vẫn được giữ nguyên trong cấu trúc đề thi các năm 2014 và 2015. Phần nghị luận xã hội vẫn chiếm 3 điểm còn nghị luận văn học năm 2015 chỉ còn 4 điểm thay vì 5 điểm như các năm trước.
Năm 2014, chúng ta vẫn có 2 kì thi riêng – thi tốt nghiệp và thi đại học, do đó, đề Văn vẫn có sự phân chia theo khối C và D. tuy nhiên trong mỗi đề, không còn phân biệt chương trình chuẩn và nâng cao ở câu 3 nữa mà chỉ có một câu hỏi duy nhất, chung cho tất cả thí sinh. Năm 2015, chỉ còn một kì thi duy nhất vừa để xét tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH, CĐ nên chỉ còn một đề thi duy nhất và không có sự phân biệt giữa các khối thi.
Câu hỏi
|
Mức độ yêu cầu
|
Phân tích, đánh giá
|
Tái hiện kiến thức văn học(bao gồm kiến thức về tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học, chi tiết văn học...).
|
Dễ
|
Câu hỏi tái hiện kiến thức văn học: Từ năm 2010 - 2013, Câu 1 (chiếm 2 điểm trong đề thi) thường yêu cầu tái hiện kiến thức văn học.
Dạng bài này thường được ra dưới dạng:
- Tái hiện lại giai đoạn văn học: hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm nội dung, nghệ thuật, các tác giả - tác phẩm tiêu biểu của từng thời kì. - Tái hiện tác gia / tác giả văn học: những nét chính về sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của các tác gia / tác giả... - Tái hiện kiến thức trong tác phẩm văn học: hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, giá trị tư tưởng nghệ thuật, dẫn chững, chi tiết, nhân vật, chủ đề...
Trong đề thi đại học, câu hỏi tái hiện kiến thức thường ở mức độ câu hỏi dễ, yêu cầu học sinh tư duy ở mức độ nhận biết kiến thức, hiểu kiến thức và tái hiện sơ bộ kiến thức. Cụ thể, câu hỏi này thường yêu cầu 2 mức độ:
- Mức độ nhận biết: tái hiện được kiến thức (về giai đoạn văn học, tác phẩm văn học, tác gia/tác giả...). - Mức độ thông hiểu: nêu được ý nghĩa của các kiến thức đó.
Ví dụ: Câu hỏi trong đề thi khối C năm 2013: "Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà nội có ý nghĩa gì đối với tâm hồn Liên?". Đề bài này yêu cầu 2 mức độ: - Mức độ nhận biết: Nêu những nét nổi bật trong ấn tượng của Liên về Hà Nội. - Mức độ thông hiểu: Nếu ý nghĩa của hình ảnh Hà Nội đối với tâm hồn Liên.
|
Đọc - hiểu (đối với với năm 2014, 2015).
|
Bao gồm các ý hỏi từ dễ đến khó.
|
Phần đọc – hiểu trước hết đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức về phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT (về các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt, phong cách chức năng ngôn ngữ, các kiểu câu và liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản, các thao tác lập luận,…).
Các ý hỏi phân hóa học sinh thường ở dạng trình bày cảm nhận của bản thân về thái độ của tác giả văn bản hay suy nghĩ về vấn đề được đặt ra trong văn bản.
|
Nghị luận xã hội
|
Trung bình, Tương đối khó
|
Từ năm 2010 - 2015, Nghị luận xã hội là câu hỏi chiếm 3 điểm trong đề thi đại học môn Ngữ văn.
Nghị luận xã hội thường ra theo 3 dạng:
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Nghị luận về một hiện tượng xã hội. - Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Các vấn đề cần nghị luận thường được đưa ra bởi một câu nói, nhận định, nhận xét...
Dạng bài Nghị luận xã hội thường yêu cầu học sinh ở 3 mức độ tư duy: - Mức độ thông hiểu: Giải thích được ý kiến, nhận định. - Mức độ vận dụng: Bàn luận, đánh giá ý kiến (đưa ra quan điểm cá nhân với vấn đề cần nghị luận và bảo vệ, dẫn chứng được quan điểm đó). - Mức độ vận dụng cao: Rút ra bài học từ vấn đề cần nghị luận.
Gợi ý dàn ý bài văn nghị luận xã hội
Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần bàn luận. Thân bài: - Trả lời câu hỏi “là gì”: Giải thích khái niệm (nếu có). Phần này có thể giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng... tùy theo từng vấn đề. - Trả lời câu hỏi “như thế nào”: Nêu biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống, trong văn chương - Trả lời câu hỏi “vì sao”: Lí giải nguyên nhân vấn đề, hiện tượng hay phẩm chất... - Bàn luận về vấn đề, đánh giá phẩm chất, hiện tượng...; đặt ra một số câu hỏi lật ngược lại vấn đề, nhìn vấn đề sâu hơn ở nhiều góc độ... Ví dụ: hiện tượng/ phẩm chất/ ý kiến ấy có luôn đúng/sai/tốt/xấu? - Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân. Phần này cần viết chân thành, trung thực, tránh khuôn sáo, cứng nhắc. Kết bài: Tóm lại vấn đề cần bàn luận.
|
Nghị luận văn học
|
Đánh giá học sinh ở nhiều mức độ từ dễ đến khó.
|
Nghị luận văn học là câu hỏi chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi đại học. Đây cũng là nội dung kiến thức yêu cầu cao nhất, nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học, khả năng diễn đạt và cảm thụ văn học của học sinh.
Nghị luận văn học thường được ra dưới dạng bài phân tích, bình luận, cảm nhận về một tác phẩm văn học, nhân vật trong tác phẩm, tình huống truyện, đoạn thơ...
Nghị luận văn học yêu cầu học sinh tư duy ở cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Trong đó: - Mức độ nhận biết: Trình bày sơ lược về tác phẩm, tác giả. - Mức độ thông hiểu, vận dụng: Phân tích nội dung, diễn biến của tình huống truyện, ý nghĩa của tình huống hoặc phân tích đoạn thơ hoặc phân tích nhân vật... - Mức độ vận dụng cao: Rút ra bài học nhận thức và hành động hoặc đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận.
Khi làm bài nghị luận văn học, trước tiên, học sinh nên hình thành một dàn ý, xác định hướng triển khai các luận điểm, luận cứ trong bài; dàn ý ấy có thể thay đổi trong quá trình làm bài, nhưng việc xác định và thay đổi ấy cũng sẽ giúp các em có một bài làm mạch lạc, tránh lan man. cần tránh việc biến phân tích thơ thành diễn xuôi và phân tích văn xuôi thành kể chuyện, các em cần lưu ý các yếu tố hình thức trong thơ để tìm ra nội dung cảm xúc gửi gắm trong từng yếu tố như vần, thanh, nhịp điệu, các biện pháp tu từ, các từ ngữ, hình ảnh...; còn trong văn xuôi tự sự, cần phân tích ý nghĩa các chi tiết, từ nhân vật với ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời đối thoại, độc thoại đến các chi tiết liên quan đến nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn, nghệ thuật xây dựng tình huống... Tuyệt đối tránh ngôn ngữ kể, ví dụ như:" một hôm, giữa lúc ấy, sau đó thì..
|
Ngoài những phân tích cấu trúc đề thi đại học các năm các em cần nắm bắt định hướng Bộ giáo dục khi ra đề như sau: - Học sinh cần trình bày rõ ràng rạch mạch và đủ ý và cần mở rộng gắn với thực tiễn cuộc sống: Với thang điểm 10, bài làm được chấm đến 0,25, lúc đó thang điểm được chia thành nhỏ. Do đó học sinh lưu ý cần trình bày rõ rành đủ ý lối văn mạch lạc và cần sáng tạo. - Đề thi Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí đã được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng bắt học sinh học thuộc lòng, đồng thời huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào việc làm bài (chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...) vì vậy thường xuyên độc thêm sách báo kiến thức bên ngoài, đặc biệt những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Do đây là câu hỏi khá tự do, không có bài học sẵn trong sách, đòi hỏi tính chủ động rất cao ở học sinh, nên tiếp xúc với câu hỏi thuộc dạng này, học sinh phải rất linh hoạt và chủ động, phải thể hiện được những chính kiến của mình trước một vấn đề (chẳng hạn: niềm tin, sự trung thực, vẻ đẹp tâm hồn, thái độ sống…) câu hỏi nêu ra, phải có sự sáng tạo.
(Tuyensinh247.com tổng hợp)
Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí
|