21/07/2022 17:43 pm
Nhận xét chung: Phân tích cụ thể, cô Hoàng Xuân công tác tại Tuyensinh247.com cho biết: Về nội dung kiến thức:
Về mức độ:
Lời khuyên cho các Sĩ tử 2005 BƯỚC 1: NẮM BẮT XU HƯỚNG RA ĐỀ THI TN THPT MÔN ANH - Phân tích đề thi TN THPT môn Anh năm 2021: Đề thi đảm bảo mục đích xét TN và có 2-3 câu phân loại học sinh (rơi vào các câu hỏi về từ vựng: sự kết hợp từ, từ dễ gây nhầm lẫn và thành ngữ). Đề thi không đánh đố học sinh, kiến thức nằm trong chương trình phổ thông. Đặc biệt, dạng bài đọc hiểu trong đề thi năm 2021 không gây nhiều khó dễ cho học sinh như những năm trước. So với đề tham khảo Bộ GD-ĐT công bố ngày 1/4/2021 thì câu hỏi thành ngữ và lựa chọn từ trong dạng bài hoàn thành câu hơi khó hơn 1 chút. Vì vậy, nếu học sinh có mục tiêu đạt điểm cao phải hết sức chú ý ôn tập phần kiến thức này. - Phân tích đề thi TN THPT môn Anh năm 2022: Đề thi có tính phân hóa cao hơn, các câu hỏi khó rơi vào các câu hỏi về từ vựng ( sự lựa chọn từ, sự kết hợp từ, tìm từ có nghĩa phù hợp ngữ cảnh của bài đọc, thành ngữ). Đặc biệt, dạng bài đọc hiểu trong đề thi 2022 gây nhiều khó dễ cho học sinh So với đề tham khảo Bộ GD-ĐT công bố ngày 31/3/2022 có một sự thay đổi nhỏ đó là dạng câu hỏi phân từ hoàn thành trong đề thi tham khảo đã được thay thế bằng câu rút gọn mệnh đề quan hệ. Việc này ít nhiều sẽ làm phần lớn học sinh mất điểm, vì bản thân phần kiến thức về rút gọn mệnh đề quan hệ đã là 1 dạng kiến thức khó. BƯỚC 2: ÔN LUYỆN TOÀN DIỆN ĐỂ CÓ KIẾN THỨC NỀN TẢNG Việc học tủ, học vẹt chỉ có thể giúp các em làm được 1-2 câu trong đề thi. Tuy nhiên, khi các em đã có kiến thức nền, được học và ôn luyện bài bản, khi đó các em sẽ tự tin chinh phục được mọi câu hỏi trong đề thi. Cô Hoàng Xuân - Giáo viên tiếng Anh tại Tuyensinh247 với hơn 10 năm kinh nghiệm luyện thi và giúp hàng ngàn sĩ tử vượt vũ môn có một vài gợi ý để giúp cho các em định hướng trong quá trình ôn luyện của mình Về từ vựng: Đầu tiên cần phải ôn tập tập thật kỹ từ vựng trong chương trình sách giáo khoa, đặc biệt là từ vựng trong sách giáo khoa chương trình lớp 12. Nếu học sinh nào đang theo học chương trình thí điểm thì nên ôn thêm các từ vựng trong chương trình 12 cũ, và ngược lại để làm tăng nền tảng từ vựng nói chung. Trong quá trình ôn tập, cần chú ý đến sự kết hợp từ, từ đồng nghĩa – trái nghĩa, sự lựa chọn từ, các từ dễ gây nhầm lẫn. Sau khi đã học xong chương trình lớp 12 rồi thì có thể tổng ôn từ vựng và ngữ pháp của cả 3 chương trình 10-11-12 để có kiến thức bao quát nhất. Về ngữ pháp: Ôn tập các chủ điểm ngữ pháp được học trong chương trình phổ thông, từ lớp 10 đến lớp 12. Ngoài ra, làm thật nhiều bài tập ở các dạng bài khác nhau để củng cố kiến thức và năng cao kỹ năng làm bài/chọn phương án đúng. Về ngữ âm: Ôn tập các nguyên âm đơn/đôi trong tiếng Anh và tập đọc các từ trong sách giáo khoa cũng như làm thật nhiều dạng bài tập liên quan đến phần này để cũng cố kiến thức. Về trọng âm: Ôn tập kỹ nguyên tắc về trọng âm của từ có 2 âm tiết và 3 âm tiết, và nguyên tắc trọng âm của một số đuôi phổ biến. Với mỗi 1 từ được học trong sách giáo khoa, hãy cố gắng tra từ điển xem từ đó được đọc như thế nào, trọng âm rơi vào đâu. Luyện đọc hàng ngày để có khả năng phát âm đúng và phản xạ tốt. Về đọc hiểu: Chủ đề của các bài đọc hiểu thường xoay quanh các chủ đề trong sách giáo khoa nên trong quá trình học trên lớp hoặc trong quá trình ôn tập, các em cần học thuộc từ vựng theo các UNIT trong sách giáo khoa. Ngoài ra, với mỗi 1 chủ đề, học sinh cần nắm rõ các kiến thức nền liên quan. Ví dụ, trong chủ đề về môi trường, thí sinh cần hiểu thế nào là hiện tượng hiệu ứng nhà kính, cái gì gây ra hiệu ứng nhà kính, kiến thức về sự biến đổi khí hậu và các hậu quả của nó hoặc các phong trào xanh v.v. Khi có kiến thức nền tốt về một chủ đề nào đó, việc đọc hiểu và loại bỏ phương án sai sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các em nên luyện kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh để có thể làm tốt dạng câu hỏi từ vựng trong bài đọc hiểu. Ngoài ra, học sinh cần làm thật nhiều bài đọc hiểu để rèn luyện khả năng nắm bắt ý chính của bài và khả năng tư duy tìm ra đáp án đúng. BƯỚC 3: ÔN LUYỆN CHUYÊN SÂU CÁC KIẾN THỨC CÒN YẾU THÔNG QUA VIỆC LUYỆN ĐỀ Luyện đề thi thử bám sát cấu trúc của đề tham khảo để nâng cao kỹ năng làm bài và ôn tập toàn diện. Cần lưu ý là phải có kiến thức nền tốt thì luyện đề mới hiệu quả, vì vậy không nên chỉ luyện đề mà quên ôn tập các kiến thức chuyên biệt kể trên. Việc luyện đề hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Hầu hết các sỹ tử đều cố gắng làm thật nhiều đề, có ý thức sưu tập rất nhiều đề. Tuy nhiên, các em lại chưa biết cách sử dụng đề đó sao cho hiệu quả. Các em có thể dựa vào checklist sau để đưa ra nhận định đúng về cách luyện đề của bản thân nhé!
BƯỚC 4: ÔN LUYỆN TRỌNG TÂM THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA Đây là giai đoạn tổng hợp kiến thức và đúc kết kinh nghiệm làm bài. Ở giai đoạn này, các em nên học hỏi các kĩ năng tối ưu điểm số, luyện tập trọng tâm theo cấu trúc ra đề của từng năm. Các em tham khảo các điểm ngữ pháp luôn xuất hiện đề thi TN THPT và các bẫy hay gặp phải để rút kinh nghiệm trong quá trong trình ôn luyện của mình 3 điểm ngữ pháp "luôn"xuất hiện trong đề thi TN THPT 1. Mệnh đề quan hệ và mệnh đề trạng ngữ Cách thức ra đề: Lựa chọn đại từ quan hệ /liên từ phù hợp để điền vào câu (xuất hiện ở dạng multiple choice, dạng bài đọc điền từ) Kiến thức “cốt lỗi” cần ôn luyện Cách sử dụng các đại từ quan hệ (which, whom, who, that, whose) và trạng từ quan hệ (why, where, when) Cách sử dụng các liên từ ( although/though/even though, because/as/since) và các giới từ có ý nghĩa tương đương ( despite/in spite of, because of/due to/thanks to) Cách sử dụng các trạng từ liên kết: However/Nevertheless/In contrast/On the other hand/Nonetheless, Therefore/As a result/Hence/Consequently; In addition/Furthermore/Besides/Moreover/What’s more 2. Thì và sự phối hợp thì Cách thức ra đề: xuất hiện ở dạng bài mutiple choice Lựa chọn thì phù hợp ngữ cảnh ( thường có dấu hiệu nhận biết là các trạng ngữ chỉ thời gian hoặc mệnh đề trạng ngữ khá rõ ràng) Sự phối hợp thì: trong mệnh đề trang ngữ when/while/as soon as/before/after/since Kiểm tra kết hợp kiến thức câu bị động: Đề bài sẽ lồng ghép các đáp án sử dụng cấu trúc bị động - chủ động. HS sau khi xác định được thì đúng còn phải xác định câu đó có dùng cấu trúc bị động hay không Viết lại câu giữa thì hiện tại hoàn thành và quá khứ đơn Kiến thức “cốt lỗi” cần ôn luyện Cấu trúc và cách sử dụng của các thì (ở dạng chủ động và bị động): hiện tại đơn/hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành/hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ đơn/quá khứ hoàn thành/quá khứ hoàn thành tiếp diễn, tương lai đơn/tương lai hoàn thành/tương lai hoàn thành tiếp diễn Phân biệt các cặp thì: hiện tại hoàn thành/hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ đơn/hiện tại hoàn thành Các quy tắc phối hợp thì và các cấu trúc thường gặp với when/while/as soon as/before/after/since 3. Dạng của động từ Cách thức ra đề Lựa chọn dạng đúng của động từ khi đứng sau một động từ khác ( dạng multiple choice, đọc điền từ) Rút gọn mệnh đề quan hệ và mệnh đề trạng ngữ ( dạng bài mutiple choice, tìm lỗi sai, nối câu) Lồng ghép với kiến thức câu gián tiếp ( dạng bài tìm câu đồng nghĩa) Kiến thức “cốt lỗi” cần ôn luyện Nắm chắc các cấu trúc thông dụng của các động từ hay gặp ( invite, suggest, advise, refuse, offer, let, order, tell, ask, apologize, promise, regret, remember, forget) Kiến thức về phân từ, danh động từ và động từ nguyên mẫu 3 "bẫy" trong đề thi TN THPT môn Anh mà người ra đề không muốn cho bạn biết 1. Không đọc kĩ yêu cầu của đề bài - Lỗi này thường gặp phải ở 2 dạng bài sau: Dạng bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa Dạng bài đọc hiểu: Đối với câu hỏi đọc hiểu chi tiết: TRUE/NOT TRUE - Nguyên nhân: + Tâm lý phòng thi + HS chưa được rèn luyện kĩ năng phân tích đề trước khi làm bài + Chủ quan - Cách khắc phục: + Các cụm từ này được in in hoa hoặc in nghiêng CLOSET (đồng nghĩa) và OPPOSITE (trái nghĩa) …. TRUE…..NOT TRUE….EXCEPT + Dùng bút khoanh tròn vào cụm từ này để gây ấn tượng/chú ý cho não + Kiểm tra lại sau khi làm xong 2. Trả lời sai các câu tìm chủ đề của văn bản - Các đáp án bẫy sẽ xuất hiện các từ/cụm từ được nhắc đến trong một vài câu nhất định rải rác ở các đoạn văn - Học sinh chủ quan chỉ đọc lướt qua, đọc câu đầu/câu cuối của đoạn mở đầu và đoạn kết Cách khắc phục: - Đáp án được chọn phải chứa từ khóa được lặp lại xuyên suốt cả bài - Nghĩa của câu được chọn làm đáp án phải thâu tóm được hết ý của cả văn bản TIPS: Để câu này làm cuối cùng sau khi đã làm hết các câu hỏi khác để có cái nhìn bao quát về văn bản 3. Tìm câu đồng nghĩa, nối câu - Các phương án rất giống nhau, học sinh ngữ pháp yếu hoặc từ vựng chưa tốt sẽ gặp khó khăn trong việc dịch và hiểu đúng nghĩa các câu trong đáp án và câu đề bài - Các bẫy thường gặp phải: + Dịch nghĩa khá hợp lý nhưng sai thì/cấu trúc + Cho thêm hoặc cắt bớt từ/cụm từ - Cách khắc phục + Phân tích kĩ câu gốc: Nghĩa – cấu trúc – thì + Lựa chọn đáp án đồng nghĩa/nối câu tương ứng phù hợp cả 3 tiêu chí trên Hi vọng bài viết này sẽ giúp các em có định hướng đúng trong việc ôn luyện thi TN THPT sắp tới. Việc ôn luyện là quá trình dài, đòi hòi có sự dẫn dắt đúng từ ban đầu và đòi hòi rất nhiều sự nỗ lực và quyết tâm của chính thí sinh. Tuyensinh247.com hi vọng được đồng hành cùng các em trên chặng đường chinh phục cánh cổng đại học mơ ước. Chúc các em ôn thi hiệu quả và đạt kết quả như mong muốn! >> THAM KHẢO CÁC KHÓA HỌC MÔN ANH DÀNH CHO 2K5 TẠI ĐÂY Theo TTHN DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |