Chơi con quay (Con cù, con gụ )

Đánh quay, còn gọi là đánh cù hoặc đánh gụ, là một trò chơi dân gian phổ biến ở hầu hết các sắc tộc của Việt nam. Đây là trò chơi ngoài trời chủ yếu dành cho các bé trai nhưng cũng còn được thanh niên và những người già chơi, nó có thể có những tên gọi khác tùy theo sắc tộc như đánh tu lu (người Mông)...

Trên những nền đất bằng phẳng ngày xưa, các bạn có thể bắt gặp những đứa trẻ túm năm tụm ba, say mê theo các vòng xoáy của những con gụ (hay con quay, cù).


Choi con quay (Con cu, con gu )


Thường thì chúng tôi còn nhà nghèo thì không có tiền để mua thì phải tự đẻo gổ để làm lấy. Chắc bạn còn nhớ là bọn tôi chơi trong cái sân bóng của xưởng sữa ? Nhà nghèo như bọn tôi thì lên rừng tìm lấy gỗ mà đẽo , chứ bọn nhà giàu thì toàn làm bằng gỗ xà cừ hoặc cây gỗ ổi.( sang mỗi thế ) Choi con quay (Con cu, con gu )

Choi con quay (Con cu, con gu )
Cái vụ


Cù được tiện hay đẽo bằng gỗ, hình giống quả ổi. Tùy theo từng vùng địa phương, hay quốc gia mà con Cù có thể có 2 hoặc 3 phần (có hoặc không có cái núm còn gọi là tu ở phía trên. Phần tu hình dài dài như ống khói tàu thủy; phần chính là phần thân và cuối cùng là đinh . Bọn tôi đa số chế con Cù chỉ có hai phần là phần thân và phần đinh vì làm con vụ có phần tu tốn rất nhiều gỗ và đa số là những mảnh ván vụn mà bọn tôi tìm được trong trên rừng. Phần tu và thân được tiện từ gỗ nguyên khối và liền với nhau, còn đinh thì được đóng riêng và bằng sắt. Đinh cũng có 3 loại: Đinh thường, đinh mũ (hình chóp nón, đinh này được chế từ cái nắp valve của cái vành xe đạp) và đinh bi (được làm từ bi xe máy). Có nhiều khi tốn vài ngày công làm xong con vụ (đục đẽo, tiện gỗ, chà mài, đánh bóng) nhưng lúc đóng đinh vào con vụ, nếu không chọn được gỗ tốt hay đóng mạnh tay, con vụ bị tách ra làm đôi thì dù tiếc nuối, chỉ còn có cách cho con Cù vào bếp để làm củi nấu ăn.

Chơi Cù có hai trò chơi mà tôi biết. Thứ nhất là trò chơi “quay con Cù”, quấn sợi dây quanh con Cù và bổ con Cù xuống đất, rút dây ra là con vụ quay tít, gần như đứng yên một chỗ (con Cù ngủ). Luật lệ của trò chơi này là con Cù nào hết quay hay “chết” thì thua, con Cù của người nào còn quay cuối thì thắng.

Trò chơi thứ nhì là chơi “hầm” Cù.

Choi con quay (Con cu, con gu )
Hầm các con vụ ở trong vòng

Chơi hầm con Cù phải cần có hai, ba đứa chơi mới vui. Cách chơi là "hầm" Cù của nhau. đầu tiên bọn tôi vẽ cái vòng tròn trên mặt đất. Xong đánh tù tì xem đứa nào thua thì cho vụ của mình vào trong vòng, và những đứa khác lần lượt dùng Cù của mình đánh để đánh con vụ nằm trong cái vòng. Thường thì mỗi đứa có vài con Cù, Cù tốt và Cù không tốt. Và dỉ nhiên ai thua tù tì cũng cho con Cù không tốt của mình vào vòng vì con Cù này sẽ bị hành phạt bằng các mủi đinh nhọn của các con Cù đánh, có khi con Cù bị đánh tét hoặc có những vết sẹo. Con Cù được tiện từ gỗ xà cừ và gỗ ổi thì cứng hơn, nặng hơn nên khi chơi có nhiều lợi thế hơn. Con Cù của mình mà bị Cù làm bằng gỗ xà cừ "ghẹ" vào, hoặc bị "bổ" thì văng ra xa, hoặc bị tách ra làm đôi hoặc bị vết hằn sâu xấu xí. Sau khi chơi Cù, chúng tôi thường đem những con Cù của mình ra để so sánh xem con Cù của đứa nào bị sứt mẻ nhiều nhất, rồi tranh cãi xem cái thẹo ấy là bị ai đánh, rồi lại hỉ hả khi biết cái thẹo gây ra trên "nạn nhân" là của mình.

Cái khó là khi đánh con Cù nằm trong vòng, các con Cù kia phải vẫn tiếp tục quay và khi con Cù đánh ngưng chạy, nó phải lăn ra khỏi vòng. Nếu khi đánh con Cù mà con Cù không quay hoặc khi con Cù ngưng chạy nằm chết trong vòng thì con Cù này sẽ trở thành con Cù “bị hầm”. Còn không trò chơi sẽ tiếp tục. Có nhiều khi bọn tôi chơi hầm Cù gần ống cống gần nhà tôi, con Cù bị hầm rớt xuống ống cống, dù có tiếc của cũng không đứa nào thò tay xuống cống để mò tìm vì con Cù đó tanh hôi và không ai muốn chơi với con Cù đó.

Choi con quay (Con cu, con gu )
 
(Tuyensinh247 sưu tầm)

1 bình luận: Chơi con quay (Con cù, con gụ )

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247