1. Các chuyên ngành tuyển sinh và định hướng đào tạo
Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ theo hai định hướng: thạc sĩ nghiên cứu và thạc sĩ ứng dụng như sau:
STT |
Chuyên ngành |
Định hướng đào tạo |
Thạc sĩ nghiên cứu |
Thạc sĩ ứng dụng |
1 |
Quản trị kinh doanh |
x |
x |
2 |
Công nghệ sinh học |
x |
x |
3 |
Kế toán |
x |
x |
4 |
Kinh tế phát triển |
x |
x |
5 |
Quản lý kinh tế |
x |
x |
6 |
Kỹ thuật xây dựng công trình thủy |
x |
x |
7 |
Quản lý giáo dục |
x |
x |
8 |
Hệ thống thông tin |
x |
x |
9 |
Toán giải tích |
x |
x |
10 |
Ngôn ngữ Anh |
x |
x |
11 |
Kỹ thuật môi trường |
x |
x |
2. Mục tiêu và thời gian đào tạo
a. Mục tiêu đào tạo
- Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
- Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phá t hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
b. Hình thức và thời gian đào tạo
- Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy, bao gồm chính qui tập trung (tập trung học liên tục) và chính qui không tập trung (tập trung từng đợt).
- Thời gian đào tạo : 02 năm học.
3. Điều kiện văn bằng: Thí sinh cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a. Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi. Tuy nhiên, những thí sinh thuộc ngành đúng, ngành phù hợp đã tốt nghiệp quá 5 năm so với thời điểm dự thi cũng phải học xong chương trình bổ sung kiến thức.
Các đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học hệ từ xa hoặc mở rộng có thể đăng ký dự tuyển với điều kiện ngành tốt nghiệp đại học (ghi trên văn bằng phải là ngành đúng với chuyên ngành cao học đăng ký dự thi và tốt nghiệp từ loại KHÁ trở lên hoặc có thêm một bằng đại học hệ chính quy hay tại chức ngành khác.
Riêng đối với các chuyên ngành “Ngôn ngữ Anh” và “Ngôn ngữ Pháp”, nếu người đăng ký dự thi có bằng tốt nghiệp đại học tiếng Anh hay tiếng Pháp hệ không chính quy thì cần có thêm bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy thuộc ngành ngoại ngữ khác.
b. Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi và phải học xong chương trình bổ sung kiến thức;
c. Đối với chuyên ngành Quản lý giáo dục: người dự thi có thể đã tốt nghiệp đại học ngành khác với chuyên ngành đăng ký dự thi và phải học xong chương trình bổ sung kiến thức.
d. Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành;
Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp; ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi thể hiện trên Phụ lục 1.
Các môn học bổ sung kiến thức cho các ngành đúng hoặc phù hợp; ngành gần, và ngành khác cho chuyên ngành Quản lý giáo dục thể hiện trên Phụ lục 2.
4. Điều kiện thâm niên công tác
a. Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành cao học được đăng ký dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
b. Người tốt nghiệp ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi phải có ít nhất 01 năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi kể từ khi tốt nghiệp đại học.
c. Đối với ngành “Quản lý Giáo dục”: Người dự thi phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành dự thi (kể cả người có bằng tốt nghiệp đại học từ loại khá trở lên) tại một trong các vị trí công tác sau đây và vẫn còn ở vị trí công tác này cho đến ngày dự thi: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường từ mầm non trở lên, trưởng khoa, phó trưởng khoa các trường cao đẳng và đại học, lãnh đạo và chuyên viên làm công tác quản lý giáo dục của Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng/ban của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
5. Các môn thi tuyển
Thí sinh dự thi 03 môn: Ngoại ngữ, môn cơ bản và môn cơ sở ngành (Danh mục các môn thi cho từng chuyên ngành xem trên Website: http://www.kh-sdh.udn.vn).
6. Miễn thi ngoại ngữ
Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của Đại học Đà Nẵng thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
a. Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
b. Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối các nước ngoài cùng cấp bằng;
c. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
d. Đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu phải từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục 3) trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.
7. Phát hành hồ sơ, nộp hồ sơ và lệ phí dự thi
- Hồ sơ dự thi theo mẫu qui định của Đại học Đà Nẵng.
- Phát hành hồ sơ: từ ngày ra thông báo đến ngày 2/3/2015
- Nhận hồ sơ dự thi: từ ngày ra thông báo đến ngày 2/3/2015
- Lệ phí:
+ Lệ phí xử lý hồ sơ: 50.000đ
+ Lệ phí thi chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp: 650.000đ
+ Lệ phí thi các chuyên ngành còn lại: 450.000đ.
8. Kế hoạch học bổ sung kiến thức và ôn thi
- Đăng ký học bổ sung kiến thức và ôn thi: từ ngày ra thông báo đến ngày 2/3/2015
- Lịch học các môn: sẽ công bố sau tùy thuộc vào tình hình đăng ký của thí sinh.
9. Thời gian thi tuyển và nhập học
- Thi tuyển: Dự kiến tổ chức thi vào các ngày: 16, 17 và 18/5/2015
- Nhập học: Dự kiến tháng 6/2015
10. Địa chỉ liên hệ, phát hành và tiếp nhận hồ sơ, đăng ký học bổ sung kiến thức, học ôn thi
PHÒNG KHOA HỌC, SAU ĐẠI HỌC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
Số 704-Phan Đình Phùng, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 060.6556.959
Phụ lục 1. Danh mục các ngành đúng hoặc phù hợp, ngành gần, ngành khác với các chuyên ngành tuyển sinh của Đại học Đà Nẵng
Phụ lục 2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức trước khi dự thi tuyển của các chuyên ngành tuyển sinh
Phụ lục 3. Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong đào tạo trình độ thạc sĩ
Theo thethaohangngay
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!
- 100% chương trình mới đầy đủ theo ba đầu sách
- Học tập thông minh, mọi lúc mọi nơi, bứt phá điểm số nhanh chóng
- Top giáo viên hàng đầu cả nước với hơn 10 năm kinh nghiệm
Xem ngay lộ trình học tập: Tại đây
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!
Nếu em đang:
- Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
- Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
- Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước
Tuyensinh247 giúp em:
- Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
- Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
- Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY