05/05/2025 14:25 pm
1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển Đối tượng, điều kiện tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ GD&ĐT và của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cụ thể như sau: (1) Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức): Người đã được công nhận tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; (2) Đối tượng dự tuyển quy định tại khoản 1 mục này phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định; b) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành; c) Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định. 2. Mô tả phương thức tuyển sinh Năm 2025, Trường tuyển sinh theo các phương thức sau: Phương thức 1 (PTI): Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh có năng lực, thành tích vượt trội. Đối tượng xét tuyển thẳng: XTT1 và XTT2. - Đối tượng XTT1. Thí sinh đạt giải theo Quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào Trường theo ngành/ chuyên ngành phù hợp với môn thi (theo Quy định của Bộ GD&ĐT). - Đối tượng XTT2. Thí sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi cấp quốc gia hoặc quốc tế, được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc tốt nghiệp trung cấp). a) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba, tư trong kỳ thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng (môn đoạt giải phải có trong tổ hợp xét tuyển của ngành/chuyên ngành thí sinh đăng ký xét tuyển); b) Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận (đối với chuyên ngành Tổ chức hoạt động nghệ thuật và chuyên ngành Tổ chức sự kiện văn hóa thuộc ngành Quản lý văn hóa); thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng; c) Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về ca, múa, nhạc, mỹ thuật (đối với chuyên ngành Tổ chức hoạt động nghệ thuật và chuyên ngành Tổ chức sự kiện văn hóa thuộc ngành Quản lý văn hóa); thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển; Nguyên tắc xét tuyển - Thí sinh chỉ được đăng ký 01 nguyện vọng xét tuyển thẳng. Phương thức 2 (PT2): Xét tuyển dựa trên điểm thi TN THPT năm 2025. Đối tượng, điều kiện xét tuyển theo PT2 - Xét tuyển PT2 vào tất cả các ngành/ chuyên ngành đào tạo (trừ các tổ hợp có môn năng khiếu). - Xét điểm tổ hợp 3 môn thi TN THPT. - Ngoài việc thỏa mãn điều kiện chung, thí sinh đăng kí xét tuyển theo PT2 cần phải tham dự Kỳ thi TN THPT năm 2025 với các môn thi tương ứng với tổ hợp xét tuyển theo PT2 vào ngành/ chuyên ngành đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng theo học. - Ngành Du lịch (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế) và Ngành Ngôn ngữ Anh: môn Tiếng Anh phải đạt điều kiện từ 6.0 điểm trở lên trong kỳ thi THPT năm 2025. Điểm cộng (điểm thưởng, điểm khuyến khích) Ngoài điểm ưu tiên tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cộng từ 01 đến tối đa 03 (ba) điểm tính theo thang điểm 30 đối với thí sinh có một trong các loại chứng chỉ Tiếng Anh, cụ thể như sau: Lưu ý: Nhà trường không xét tuyển đối với các chứng chỉ tiếng Anh có hình thức thi "home edition". Mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa của thang điểm xét (thang 30), nhưng không thí sinh nào có điểm xét (tính cả các loại điểm cộng, điểm ưu tiên) vượt quá 30 điểm. Nguyên tắc xét tuyển theo PT2 - Điểm xét tuyển được xác định theo công thức: Điểm xét tuyển=Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên (nếu có) Trong đó: + Tổng điểm đạt được = Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển + Điểm thưởng (nếu có) + Điểm ưu tiên đối với thí sinh có tổng điểm đạt được từ 22,5 điểm trở lên được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5 x Điểm ưu tiên KV,ĐT theo quy định của Bộ. - Đối với ngành Luật, môn Ngữ văn nhân hệ số 3, sau đó quy về thang 30 để tính điểm xét tuyển. - Đối với ngành Ngôn ngữ Anh và chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế thuộc ngành Du lịch, môn Tiếng Anh nhân hệ số 2, sau đó quy về thang 30 để tính điểm xét tuyển. - Điểm chênh giữa các tổ hợp: Các tổ hợp xét tuyển không có môn tiếng Anh cao hơn 01 điểm so với các tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh. - Thí sinh được đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng xét tuyển. - Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách, Nhà trường sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng (NV1 là NV cao nhất). Đối tượng, điều kiện xét tuyển theo PT3 Xét tuyển PT3 vào tất cả các ngành/ chuyên ngành đào tạo. - Xét điểm tổ hợp 3 môn theo từng ngành/ chuyên ngành. - Thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng xét tuyển theo PT3. - Riêng với các chuyên ngành Tổ chức hoạt động nghệ thuật; chuyên ngành Tổ chức sự kiện văn hóa (thuộc ngành Quản lý văn hóa) và ngành Sáng tác văn học thí sinh còn phải tham dự Kỳ thi năng khiếu năm 2025 do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức để lấy điểm thi năng khiếu xét tuyển kết hợp với điểm học bạ 03 năm môn Ngữ văn. Điểm TBC môn Ngữ văn = (TBC cả năm lớp 10 + TBC cả năm lớp 11 + TBC cả năm lớp 12)/ 3. Điểm cộng (điểm thưởng, điểm khuyến khích) Ngoài điểm ưu tiên tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cộng từ 01 đến tối đa 03 (ba) điểm tính theo thang điểm 30 đối với thí sinh có một trong các loại chứng chỉ Tiếng Anh, cụ thể như sau: Lưu ý: Nhà trường không xét tuyển đối với các chứng chỉ tiếng Anh có hình thức thi "home edition" Mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa của thang điểm xét (thang 30), nhưng không thí sinh nào có điểm xét (tính cả các loại điểm cộng, điểm ưu tiên) vượt quá 30 điểm. Nguyên tắc xét tuyển theo PT3 - Điểm xét tuyển được xác định theo công thức: Điểm xét tuyển=Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên (nếu có) Trong đó: + Tổng điểm đạt được = Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển + Điểm thưởng (nếu có) + Điểm ưu tiên đối với thí sinh có tổng điểm đạt được từ 22,5 điểm trở lên được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Điểm ưu tiên KV, ĐT theo quy định của Bộ.. - Đối với ngành Luật, môn Ngữ văn nhân hệ số 3, sau đó quy về thang 30 để tính điểm xét tuyển. - Đối với ngành Ngôn ngữ Anh và chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế thuộc ngành Du lịch, môn Tiếng Anh nhân hệ số 2, sau đó quy về thang 30 để tính điểm xét tuyển. - Đối với ngành Sáng tác văn học, môn Năng khiếu 1 nhân hệ số 2, sau đó quy về thang 30 để tính điểm xét tuyển. - Điểm chênh giữa các tổ hợp: Các tổ hợp xét tuyển không có môn tiếng Anh cao hơn 1 điểm so với các tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh. - Thí sinh được đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng xét tuyển. - Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách, Nhà trường sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng (NV1 là NV cao nhất). Quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp, phương thức tuyển sinh Quy đổi ngưỡng đầu vào: Trường sẽ công bố theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT. Quy đổi điểm trúng tuyển: Trường sẽ công bố theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT, thời gian công bố muộn nhất cùng thời gian công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào. Chỉ tiêu tuyển sinh: Xét tuyển thẳng Nhà trường xét tuyển thẳng cho các đối tượng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và các đối tượng theo quy định của Trường nêu trên. Đối với thí sinh diện được xét tuyển thẳng tại mục 2.1.1 (đối tượng XTTI) nếu không sử dụng quyền được tuyển thẳng thì khi và chỉ khi thí sinh xét tuyển theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT năm 2025 được cộng điểm ưu tiên xét tuyển vào tổng điểm xét tuyển theo giải thí sinh đạt được (môn đạt giải phải có trong tổ hợp xét tuyển), cụ thể: Giải nhất: được cộng 2 điểm Giải nhì: được cộng 1.5 điểm Giải ba: được cộng 10 điểm Lệ phí xét tuyển, thi tuyển Lệ phí xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và theo thông báo chi tiết của Trường. Việc cơ sở đào tạo thực hiện các cam kết đối với thí sinh Nhà trường cam kết giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro, trách nhiệm giải quyết việc thí sinh được chuyển đến hoặc chuyển đi do sai sót trong tuyển sinh theo pháp luật hiện hành của nhà nước, theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Thông tin về học phí Trường áp dụng học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, năm học 2024-2025, học phí đối với sinh viên ĐHCQ là 441.000/01 tín chỉ. Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Thực hiện theo Nghị định 97/NĐ-CP của Chính phủ. >> Xem đề án tuyển sinh Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2025 TẠI ĐÂY >> Xem điểm chuẩn Đại học Văn hóa Hà Nội các năm TẠI ĐÂY Theo TTHN 🔥 2K8 CHÚ Ý! LUYỆN THI TN THPT - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - ĐÁNH GIÁ TƯ DUY!
LỘ TRÌNH SUN 2026 - LUYỆN THI TN THPT - ĐGNL - ĐGTD (3IN1)
|