Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn THCS Thăng Long 2017
I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm). Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3.Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
II. Tập làm văn ( 6 điểm):
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng từ 3-5 câu) miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè , trong đoạn văn đó có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa. ( Hãy chỉ rõ phép tu từ đó sau khi viết đoạn văn).
Câu 2: Dựa vào bài văn bản Vượt thác của Võ Quảng, em hãy miêu tả lại cảnh Dượng Hương Thư vượt thác.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn THCS Thăng Long 2017
I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm).
Câu 1. Chép hoàn chỉnh 2 khổ thơ, đúng dấu câu, đúng chính tả( 1 điểm) .
Câu 2. Trích trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu( 0,5 điểm).
Câu 3. Đoạn thơ miêu tả hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, ngây thơ, vui tươi và nhí nhảnh. ( 0,5 điểm).
Câu 4. ( 2 đ)
+ Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh ( 1 điểm)..
+ Biện pháp tu từ : Phép so sánh "như con chim chích ..." ( 0,5 điểm).
+ Tác dụng của việc sử dụng các từ láy và biện pháp so sánh trong việc thể hiện nội dung 2 khổ thơ là:
- Bằng những từ ngữ, hình ảnh gợi hình gợi cảm cao, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, lạc quan, vui tươi, yêu đời một cách chân thực sống động( 0, 25 điểm). .
- Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà thơ với người chiến sĩ nhỏ
( 0,25 điểm).
II. Tập làm văn ( 6 điểm):
Câu 1 ( 2 điểm):
a) Yêu cầu về hình thức:
- Viết một đoạn văn( thụt vào một ô, kết thúc chấm câu).
– Biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, đúng chính tả, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về nội dung:
- Hs miêu tả lại vẻ dẹp của khu vườn vào buổi sáng mùa hè: không khí trong lành, mát rượi, cây cối xanh tươi, những luống rau, những chú chim bắt sâu....
- Biết sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa hợp lí.
Câu 2( 4 điểm):
Yêu cầu:
* Về hình thức : Làm đúng bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, không sai quá 3 lỗi, văn viết có cảm xúc.
* Về nội dung: Bài viết cần đạt các ý sau:
a. Mở bài( 0,5 điểm):
- Giới thiệu khái quát về tác giả Võ Quảng, tác phẩm Vượt thác.
- Giới thiệu và nêu cảm nghĩ khái quát về cảnh dượng Hương Thư vượt thác.
b. Thân bài ( 3 điểm): :
- Giới thiệu khái quát về cảnh thiên nhiên của con sông Thu Bồn: đoạn vùng đồng bằng, đoạn có thác ( 0,5 điểm).
- Hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác (2,5 điểm ). Trên nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người lao động hiện lên với những vẻ đẹp về:
+ Ngoại hình: Dượng Hương Thư đánh trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắt chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghi trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ....
+ Động tác: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
+ Tư thế: vững vàng, làm chủ.
+ Tính cách. Dượng Hương Thư đang vượt thác quyết liệt, quả cảm, rắn rỏi còn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
c. Kết bài( 0,5 điểm):
- Nêu cảm nghĩ của em về dượng Hương Thư.
Theo TTHN