Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2013 (Phần 2)

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2013 - 2014 phần 2 gồm 3 đề thi có đáp án (đề số 4 - đề số 6) của các trường tiểu học trên cả nước.

Cập nhật đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2013 -2014  phần 2 gồm 3 đề thi và đáp án (từ đề số 4 - đề số 6), ngày 20/12/2013.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - đề số 4

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

* Đọc thầm và làm bài tập (4đ)

Giáo viên cho học sinh đọc thầm Bài 17C: Nét đẹp ở làng quê, tập đọc “Anh Đom Đóm” sách tiếng việt lớp 3 tập 1B trang 103 - 104. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1/ Anh Đóm lên đền đi đâu?

a/ Anh Đóm lên đèn đi gác cho mọi người ngủ yên.

b/ Anh Đóm lên đền đi chơi đêm.

c/ Anh Đóm lên đèn đi ngắm trăng.

Câu 2/ Từ nào sau đây có thể tả đức tính của anh Đóm?

a/  Chuyên cần.

b/  Thông minh.

c/  Nhanh nhẹn.

Câu 3/ Anh Đóm thấy những cảnh gì trong đêm?

a/  Chị Cò Bợ ru con.

b/  Thím Vạc lặng lẽ mò tôm bên sông.

c/  Cả hai câu trên đầu đúng.

Câu 4/  Bộ phận in đậm, nghiên trong câu “Bác nông dân ấm ức” trả lời cho câu hỏi nào dưới đây ?

a/  Ai ?

b/  Làm gì ?

c/  Thế nào ?

II. KIỂM TRA VIẾT (10đ)

 1 Chính tả (5đ)

            Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Vầng trăng quê em” SGK Tiếng Việt 3 Tập 1B trang 101.                                                                                               2 Tập làm văn (5đ).

Em hãy kể từ 5 – 7 cho các bạn nghe về việc học tập của em trong học kì 1

Gợi ý:

- Học kì 1 em đã học tập thế nào (chăm chỉ, chuyên cần hay chưa cố gắng)

- Em thích học môn nào? Kết quả học môn nào của em tốt nhất?

- Bạn bè đã giúp đỡ em học tập hoặc em đã giúp bạn như thế nào?

- Thái độ của ông bà, cha mẹ trước kết quả học tập của em.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - đề số 4 

I. Kiểm tra đọc: (10đ) 

* Đọc thầm và làm bài tập (4đ) 

Khoanh tròn đúng mỗi câu được 1 điểm  

1/ Câu 1: c/ Anh Đóm lên đèn đi ngắm trăng.  

2/ Câu 2: a/ Chuyên cần.  

3/ Câu 3: c/ Cả hai câu trên đầu đúng.  

4/ Câu 4: c/ Thế nào ?  

II. Kiểm tra viết (10 điểm) 

1/ Chính tả (5 điểm) 

           Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. 

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 1 điểm toàn bài.  

2/ Tập làm văn (5 điểm) 

            - Học sinh viết được một đoạn văn 7 đến 10 câu đúng với nội dung yêu cầu của đề bài. Câu văn dùng đúng từ, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp được 5 điểm. 

            - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm 4,5;  4; 3,5; 3;  2,5;  2;  1,5;  1;  0,5.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - đề số 5

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm )

  1. I.                   Đọc thành tiếng : (6 điểm ).........................................

( HS bốc thăm , đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi do GV nêu )

    II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP:(4 điểm) Trong thời gian 30 phút.

     *  Đọc thầm bài: “Giọng quê hương” ( SGKTV3 – T1) Trang 76, sau đó khoanh vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

 1/  Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?

        a. Cùng ăn với ba người trong quán.

        b. Cùng ăn với ba người thanh niên.

        c. Cùng ăn với bà chủ quán.

       2/  Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?

  1. Vì Thuyên và Đồng mời uống nước.
  2. Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương quê ở miền Trung.
  3. Vì Thuyên có giọng nói miền Bắc.

      3/ Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?

       4/  Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau:

  1. a.      Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất.

                               (Trần Đăng Khoa)

  a1. Cái sừng nó vênh vênh.

  a2. Chân đi như đập đất.

  a3. Nó cao lớn lênh khênh.

  1. b.      Cây cao, cao mãi

Tàu vươn giữa trời

Như tay ai vẫy

Hứng làn mưa rơi.

                              (Ngô Viết Dinh)

b1. Cây cao, cao mãi.

b2. Tàu cau vươn như tay vẫy.

b3. Hứng làn mưa rơi.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I/ VIẾT CHÍNH TẢ: (5 điểm) : Thời gian :15 phút

Viết chính tả nghe viết bài “ Đêm trăng trên Hồ Tây”

   II / TẬP LÀM VĂN: (5 điểm). Thời gian: 35 phút

1)      Đề bài: Dựa vào gợi ý sau viết một bức thư  ngắn (khoảng 10 câu ) cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.

                   *  Theo gợi ý sau:

                a/ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể . . .)?

                b/ Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?

           c/ Em thích nhất điều gì? 

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - đề số 5

 Hướng dẫn đánh giá cho điểm phần đọc thầm và làm bài tập:

HS chọn và ghi lại mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Các câu đúng:

  Câu 1: 1 b ; (1điểm)

  Câu 2: 2 b ; (1điểm) 

  Câu 3: Học sinh ghi theo cảm nhận của mình:

        * Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi.

        * Giọng quê hương gợi nhớ những kỷ niệm sâu sắc với quê hương.

        * Giọng quê hương gắn bó những người cùng quê hương.

    (Học sinh ghi đúng đạt 1 điểm)

 Câu 4: (1 điểm)

         4a. Học sinh chọn câu a2 là đúng ; đạt 0,5điểm

          4b. Học sinh chọn câu b2 là đúng; đạt 0,5điểm

Hướng dẫn cho điểm phần kiểm tra viết:

I. Chính tả

   Bài viết không mắc lỗi chính tả, viết chữ rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 5 điểm. Mỗi tiếng trong bài chính tả sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ  0,5 điểm.

        *   Lưu ý:  Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn (5 điểm)

- HS viết được một bức thư ngắn theo gợi ý của đề bài, câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, viết chữ rõ ràng sạch đẹp đạt 5 điểm.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về chính tả mà GV cân nhắc cho điểm phù hợp với từng bài viết của HS.( 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5 )

Đoạn chính tả cần viết

                Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt . . 

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - đề số 6

A. Kiểm tra đọc và kiến thức tiếng Việt

Cho văn bản sau:

Người liên lạc nhỏ

  1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã

chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:

- Nào, bác cháu ta lên đường!

Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông

như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường.

  1. Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng

bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.

  1. Nghe đằng trước có tiếng hỏi:

          - Bé con đi đâu sớm thế?

Kim Đồng nói:

          - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.

          Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi:

          - Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!

     4. Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.

                                                                                       (Theo Tô Hoài)

 

A. I ( 1đ): Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản.

A. II. Đọc thầm và làm bài tập ( khoảng 15 – 20 phút):

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

1. ( 0,5 đ) Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

a. Đi cào cỏ lúa cùng ông ké.

b. Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.

c. Dẫn đường cho cán bộ cách mạng.

2. ( 0,5 đ) Vì sao cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?

a. Vì Hà Quảng là vùng có nhiều người Nùng sinh sống.

b. Vì muốn che mắt địch để đi an toàn.

c. Vì bác cán bộ muốn trở thành người Nùng.

3. ( 0,5 đ) Ai là người liên lạc nhỏ?

a. Đức Thanh.

b. Kim Đồng.

c. Ông ké.

4. ( 0,5 đ) Khi gặp Tây đồn đem lính đi tuần thái độ của Kim Đồng và ông ké như thế nào?

a. Lo sợ

b. Lúng túng

c. Bình tĩnh

5. ( 0,5 đ) Câu nào sau đây có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Ai? Thế nào?

a. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo.

b. Bé con đi đâu sớm thế?

c. Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.

6. ( 0,5 đ) Bộ phận in đậm, nghiêng trong câu “ Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá.” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Thế nào?

b. Là gì?

c. Làm gì?

7. ( 0,5 đ) Trong câu chuyện này nhân vật Kim Đồng có đức tính gì?

8. ( 0,5 đ) Gạch chân sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ dưới đây:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn

B. I. Chính tả ( Nghe – viết) ( 2,0 đ) bài Nhớ Việt Bắc ( từ Ta về, mình có nhớ ta đến Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.) trang 65 sách Tiếng Việt 1B.

 

B. II. Viết đoạn văn ( 3,0 đ)

         Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể cho các bạn nghe về việc học tập của em trong học kì I.

- Học kì I em đã học tập thế nào ( chăm chỉ, chuyên cần hay chưa cố gắng)?

- Em thích học môn nào? Kết quả học môn nào của em tốt nhất?

     - Bạn bè đã giúp đỡ em học tập hoặc em đã giúp bạn như thế nào?

     - Thái độ của ông bà, cha mẹ trước kết quả học tập của em?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - đề số 6

A. I ( 1đ): Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản.

A. II. Đọc thầm và làm bài tập: Học sinh chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm

1. ( 0,5 đ) Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

c. Dẫn đường cho cán bộ cách mạng.

2. ( 0,5 đ) Vì sao cán bộ phải đóng vai ông già Nùng?

b. Vì muốn che mắt địch để đi an toàn.

3. ( 0,5 đ) Ai là người liên lạc nhỏ?

b. Kim Đồng.

4. ( 0,5 đ) Khi gặp Tây đồn đem lính đi tuần thái độ của Kim Đồng và ông ké như thế nào?

c. Bình tĩnh

5. ( 0,5 đ) Câu nào sau đây có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Ai? Thế nào?

a. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo.

6. ( 0,5 đ) Bộ phận in đậm, nghiêng trong câu “ Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá.” trả lời cho câu hỏi nào?

c. Làm gì?

7. ( 0,5 đ) Trong câu chuyện này nhân vật Kim Đồng có đức tính gì?

 Bình tĩnh, dũng cảm

8. ( 0,5 đ) Gạch chân sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ dưới đây:

Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn 

B. I. Chính tả ( Nghe – viết) ( 2,0 đ) bài Nhớ Việt Bắc ( từ Ta về, mình có nhớ ta đến Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.) trang 65 sách Tiếng Việt 1B.

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn (2 điểm)

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai phụ âm đầu hoặc phần vần, thanh không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm .

B. II. Viết đoạn văn ( 3,0 đ)

- Câu văn dùng đúng từ, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng sạch đẹp được 3,0 điểm.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý: về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm sau: 2,5 – 2 ; 1,5 – 1

Trên đây là 2 đề thi và đáp án học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 phần 2 Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 phần 3 các em thường xuyên theo dõi tại đây: Đề thi học kì 1 lớp 3 

 Tuyensinh247 tổng hợp

8 bình luận: Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2013 (Phần 2)

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247