Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Hóa – THPT Kim Liên 2016

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Hóa – THPT Kim Liên 2016 các em theo dõi chi tiết bên dưới:

TRƯỜNG THPT KIM LIÊN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – KHỐI 11 (NH 2015-2016)

Môn : Hóa Học

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

 Câu 1. Chọn câu sai trong các câu sau đây:

A. Benzen và các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxi hóa.

B. Benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

C. Toluen tham gia các phản ứng thế dễ hơn so với benzen.

D. Stiren làm mất màu nước brom và dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.

Câu 2. Phenol và ancol metylic cùng có phản ứng với chất nào sau đây?

A. Dung dịch brom.                          B. HNO3 đặc/H2SOđặc, to.

C. Dung dịch NaOH.                        D. Kim loại natri.

Câu 3. Chọn câu đúng trong các câu sau đây:

A. Phenol tham gia phản ứng brom hóa và nitro hóa khó hơn benzen.

B. Phenol tác dụng với dung dịch natri hiđroxit tạo thành muối và nước.

C. Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ, do phenol có tính axit mạnh.

D. C6H5OH là một ancol thơm.

Câu 4. Nếu chỉ dùng thuốc thử là nước brom (không tính liều lượng) thì ta phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. Toluen và benzen.                                   B. Etilen và but–1–in.

C. Toluen và stiren.                                      D. Axetilen và propin.

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức, mạch hở thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 14,85 gam H2O. Giá trị của a là

A. 11,25.                    B. 6,225.                    C. 12,45.                    D. 5,8.

Câu 6. Phenol phản ứng với dung dịch brom, trong khi benzen không có phản ứng này. Điều đó chứng tỏ:

A. nhóm –OH có ảnh hưởng tới vòng benzen.

B. vòng benzen có ảnh hưởng tới nhóm –OH.

C. phenol tham gia phản ứng thế khó khăn hơn benzen.

D. phenol có tính axit.

Câu 7. Anken nào sau đây bị hiđrat hóa chỉ cho một ancol duy nhất?

A.(CH3)2C=C(CH3)2                                                 B.CH3–CH2–CH=CH2.
C. (CH3)2C=CH2.                                                    D. CH3–CH=CH2.

Câu 8. Cho các ancol: CH3CH2OH (1), CH3-CH=CH-OH (2), CH3-CH2OH-CH2OH (3),H3C-CH(OH)2(4). Các ancol bền là:

A. 1, 2.                B. 2, 4.                C. 3, 4.               D. 1, 3.

Câu 9. Để phân biệt ba khí không màu riêng biệt: SO2, C2H2, NH3, ta có thể sử dụng hóa chất nào sau đây? (với một lần thử):

A.DungdịchAgNO3/NH3                                                      B.DungdịchCa(OH)2
C. Dung dịch NaOH.                                                            D. Giấy quỳ tím ẩm.

Câu 10. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: metan → X → vinylaxetilen → Y → polibutađien.X, Y lần lượt là:

A.axetilen,butađien.                                                          B.etilen,butađien.
C. propin, isopropilen.                                                        D. axetilen, but-2-en

Câu 11. Để phân biệt glixerol và etanol được chứa trong hai bình mất nhãn riêng biệt, người ta có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây?

A.DungdịchNaOH.                                                               B.Dungdịchthuốctím.
C. Dung dịch NaCl.                                                              D. Đồng (II) hiđroxit.

Câu 12. Ancol CH3-CH(OH)-CH(CH3)-CHcó tên thay thế là:

A.2-metylbutan-3-ol.                                               B.3-metylbutan-2-ol.
C. pentan-2-ol.                                                          D. 1,1-đimetylpropan-2-ol.

Câu 13. Chất nào sau đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng với nước brom, phản ứng cộng với H2(chất xúc tác Ni, nhiệt độ), phản ứng với bạc nitrat trong amoniac dư?

A. Etilen.                    B. Benzen.                 C. Etan.                 D. Axetilen.

Câu 14. Dãy các ancol nào sau đây phản ứng với CuO (to) đều tạo anđehit:

A. Etanol, 2-metylpropan-1-ol.                B. Etylen glicol, pentan-3-ol.

C. Metanol, butan-2-ol.                            D. Propan-2-ol, propan-1-ol.

Câu 15. Cho 117 gam benzen tác dụng với brom lỏng (có mặt bột sắt, tỉ lệ mol 1:1) thu được 141,3 gam brombenzen. Hiệu suất của phản ứng monobrom hóa là:

A. 60%.                      B. 90%.                      C. 70%.                      D. 80%.

Câu 16. Tách nước hỗn hợp gồm hai ancol đồng đẳng thu được 2 olefin ở thể khí (điều kiện thường). Hai ancol trong hỗn hợp có thể là:

A. metanol và propan-1-ol.                      B. propan-2-ol và pentan-1-ol.

C. etanol và butan-1-ol.                           D. etanol và butan-2-ol.

Câu 17. Cho biết trong các câu sau, câu nào sai:

A. Nếu trong sản phẩm đốt cháy một hiđrocacbon, số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2 thì hiđrocacbon đem đốt không thể là anken hoặc ankan.

B. Nếu sản phẩm của phản ứng đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ chỉ là CO2 và H2O thì chất đem đốt là hiđrocacbon.

C. Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thì sản phẩm thu được có CO2 và H2O.

D. Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan thì thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2.

Câu 18. Để làm sạch khí metan có lẫn axetilen và etilen, ta cho hỗn hợp khí đi qua lượng dư dung dịch nào sau đây?

A.Dungdịchbrom.                                                      B.DungdịchBaCl2
C. Dung dịch bạc nitrat trong amoniac.                      D. Dung dịch NaOH.

Câu 19. Ancol etylic tan vô hạn trong nước là do:

A. ancol etylic phân cực mạnh.

B. khối lượng phân tử nhỏ.

C. các phân tử ancol etylic tạo được liên kết hiđro với các phân tử nước.

D. giữa các phân tử ancol etylic có liên kết hiđro liên phân tử.

Câu 20. Hợp chất CH=CH2 có tên gọi là:

A. anlylbenzen.            B. metylbenzen.            C. vinylbenzen.            D. etylbenzen.

Câu 21. Sản phẩm tạo ra khi cho toluen phản ứng với Cl2, có chiếu sáng (tỉ lệ mol 1:1) là

A.o-clotoluen.                                              B.p-clotoluen.
C. m-clotoluen.                                             D. benzyl clorua.

Câu 22. Cho 8,28 gam ancol etylic tác dụng hết với natri. Khối lượng sản phẩm hữu cơ và thể tích khí H2(đktc) thu được lần lượt là:

A.6,12gamvà2,016lít                                    B.6,12gamvà4,0326lít.
C. 12,24 gam và 4,0326 lít.                         D. 12,24 gam và 2,016 lít.

 Câu 23. Stiren phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây (trong những điều kiện thích hợp):

A.H2O(xúctácH+),dungdịchbrom,H2(xúctácNi,đunnóng).
B.HBr,Br2 khancómặtbộtsắt,CO.
C.H2 (xúctácNi,đunnóng),HI,N2.
D. CO, dung dịch KMnO4, dung dịch brom.

Câu 24. Có các tính chất: là chất rắn ở điều kiện thường (1), làm quì tím hóa đỏ (2), tan nhiều trong nước nóng (3), không độc (4). Các tính chất đúng của phenol là:

A. 2, 3.          B. 1, 2, 3, 4.                  C. 1, 3.             D. 1, 3, 4.

Câu 25. Cho các chất sau: propan, eten, but-2-in, propin, but-1-en, pent-1-in, butan, benzen, toluen. Số chất làm nhạt màu nước brom và số chất tạo kết tủa màu vàng khi cho tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac lần lượt là

A. 5, 3.          B. 5, 2.                           C. 4, 3.             D. 4, 2.

Câu 26. Cho các chất sau: Na, NaOH, CuO, CH3COOH, HCl, nước brom. Số chất tác dụng được với ancol etylic (trong những điều kiện thích hợp) là

A. 5.                B. 3.                              C. 2.                D. 4.

Câu 27. Cho De thi hoc ki 2 lop 11 mon Hoa – THPT Kim Lien 2016 . X có thể là:(1) m-đinitrobenzen. (2) o-đinitrobenzen. (3) p-đinitrobenzen. Hãy chọn đáp án đúng:

A. (2) hoặc (3).                 B. (2).                C. (3).               D. (1).

Câu 28. Có các nhận định sau khi nói về phản ứng của phenol với nước brom:

(1)Đâylàphảnứngthếvàovòngbenzen.
(2)PhảnứngtạorakếttủamàutrắngvàkhíH2.
(3)Kếttủathuđượcchủyếulà2–bromphenol.
(4) Dung dịch thu được sau khi lọc bỏ kết tủa làm giấy quì tím hóa đỏ.

Những nhận định đúng là

A. 3, 4.             B. 1, 4.              C. 2, 3.           D. 1, 2.

Câu 29. Công thức phân tử chung của dãy đồng đẳng của benzen là

A.CmH2m –4(m ≥ 6).                                                B.CmH2m –2(m≥6).
C. CmH2m – 6 (m ≥ 6).                                  D. CmH2m – 8 (m ≥ 6).

Câu 30. Cho các chất hữu cơ (trong phân tử có chứa vòng benzen) sau: HO-CH2-C6H4-CH2OH, CH3-C6H4-OH, HO-C6H4-OH, C6H5-CH2OH, C2H5-C6H3(OH)2. Số hợp chất thuộc loại phenol là

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                                        D. 5

 Tuyensinh247.com

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Viết bình luận: Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Hóa – THPT Kim Liên 2016

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247