Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch Sử năm 2014 Trường THCS Xã Bắc ThủyCâu 1: (3đ) Trình bày âm mưu ,diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp ? Câu 2 (3đ) . Em hãy giải thích tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê( 1885-1895) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong Phong trào Cần vương? Câu 3 (4đ). Trình bày ngắn gọn nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế? Em có nhận xét gì về đời sống của giai cấp nông dân và công nhân dưới tác động của cuộc khai thác đó .
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch Sử năm 2014 Trường THCS Xã Bắc Thủy
CÂU
|
HƯỚNG DẪN CHẤM
|
ĐIỂM
|
1
( 3 đ)
|
* Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc kì :
-Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”,Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy gây rối Hà Nội .
|
0,5
|
-Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy ,Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
|
0,5
|
* Diễn biến:
- Ngày 20/11/1873 quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội.
|
0,5
|
- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng kháng cự.
|
0,5
|
* Kết quả:
- Pháp chiếm thành Hà Nội và nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên,Ninh Bình,NamĐịnh .
|
1
|
2
( 3 đ)
|
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong Phong trào Cần vương:
- Quy mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
|
1.0
|
- Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ( nghĩa quân chia thành 15 quân thứ), chế tạo được vũ khí mới( súng trường theo kiểu của Pháp)
|
1,0
|
- Đường lối đánh linh hoạt nên đã đẩy lui được nhiều cuộc càn quét của địch.
|
1,0
|
3
(4 )
|
* Trình bày tóm tắt nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế:
+ Nông nghiệp : Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
|
0,5
|
+ Công nghiệp : Tập trung khai thác than, kim loại và một số ngành khai thác xi măng, điện, chế biến gỗ....
|
0,5
|
+ Giao thông vận tải :Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt
|
0,5
|
+ Thương nghiệp : Độc chiếm thị trường Việt Nam, Đề ra các thuế mới bên cạnh các thuế cũ...
|
0,5
|
* Nhận xét về đời sống của giai cấp nông dân và công nhân dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa
( Lưu ý: Tùy cách diễn đạt của Hs nhưng cần đảm bảo các ý sau)
- Giai cấp nông dân: bị thực dân, phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá sản. Cuộc sống của họ cơ cực trăm bề, một bộ phận nhỏ bị mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp...
-> Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân, phong kiến nên có ý thức dân tộc sâu sắc. Họ sẵn sàng hướng ứng tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
|
1
|
|
- Giai cấp công nhân: là giai cấp mới xuất hiện. Đa số họ xuất thân từ nông dân , cuộc sống khổ cực vì bị ba tầng áp bức bóc lột: thực dân, phong kiến và giai cấp tư sản..
|
0,5
|
-> Họ có tinh thần đấu tranh cách mạng mạnh mẽ, kiên
quyết chống đế quốc và phong kiến. Họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng
|
0,5
|
Theo Giáo viên Nguyễn Thị Thu Giang - Dethi.violet
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!
- 100% chương trình mới đầy đủ theo ba đầu sách
- Học tập thông minh, mọi lúc mọi nơi, bứt phá điểm số nhanh chóng
- Top giáo viên hàng đầu cả nước với hơn 10 năm kinh nghiệm
Xem ngay lộ trình học tập: Tại đây
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!
Nếu em đang:
- Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
- Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
- Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước
Tuyensinh247 giúp em:
- Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
- Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
- Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí
|
>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|