12/12/2017 14:38 pm
Đề thi kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt 2017 - 2018 TH Bình Hữu A. Kiểm tra đọc: I. Đọc thành tiếng: 3đ Bài đọc: Người gác rửng tí hon , Thầy thuốc như mẹ hiền . Trả lời một hoặc hai câu hỏi SGK . II,Đọc thầm và làm bài tập: 7đ Bài đọc: Về ngôi nhà đang xây Chiều đi học về Chúng em qua ngôi nhà xây dở Giàn giáo tựa cái lồng che chở Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây Bác thợ nề ra về còn hươ hươ cái bay: Tạm biệt!
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên màu vôi , gạch.
Bầy chim đi ăn về Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc Nắng đứng ngủ quên Trên những bức tường Làn gió nào về mang hương Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa Bao ngôi nhà đã hoàn thành Đều qua những ngày xây dở
Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh ( Đồng Xuân Lan) Đọc bài thơ trên rồi chọn câu trả lời đúng : 1.Những chi tiết nào vẽ nên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? 0,5 đ ( M1) a. Giàn giáo tưa cái lồng, trục bê tông nhú như một mầm cây b. Bác thợ nề cầm bay. c. Ngôi nhà có mùi vôi vữa nồng hăng , ngôi nhà còn nguyên màu vôi gạch , những rãnh tường chưa trát vữa. d. Tất cả các ý trên. 2. Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẽ đẹp của ngôi nhà? 0,5 đ ( M1) a. Trục bê tông nhú lên như một mầm cây, b. Ngôi nhà như một bài thơ sắp làm xong, như bức tranh còn nguyên màu vôi gạch c. Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên với trời xanh. d. Tất cả các ý trên . 3. Hai câu thơ cuối bài nói lên điều gì? 0,5 đ ( M2) a. Những công trình xây dựng của đất nước ta đang hướng đến hiện đại, mỗi ngày một phát triển hơn. b. Công trình xây dựng đang mở ra một tương lai tươi sáng của đất nước . c. Các ý a và b đều đúng d. Các ý a và b đều sai 4. Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về nhịp điệu xây dựng trên đất nước ta? 0,5 đ ( M2) a. Nhịp điệu xây dựng trên đất nước ta náo nhiệt , khẩn trương. b. Nhịp điệu xây dựng trên đất nước ta chưa được phát triển . c, Nhịp điệu xây dựng trên đất nước ta chưa được náo nhiệt d. Nhịp điệu xây dựng trên đất nước ta chưa được khẩn trương. 5. Bài thơ có mấy hình ảnh nhân hóa,viết các câu đó ? 1đ (M3) 6. Các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ đã thể hiện điều gì? 1đ (M4) 7. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “che chở “0,5 đ ( M1) a. Hoàn thành b. Bảo vệ c. Xây dựng d. Kiến thiết 8. Từ “ Nhú “ thuộc loại từ nào? 0,5 đ ( M2) a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 9. Vị ngữ của câu “ Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ ngữ nào? 1đ (M3) 10. Câu “Bác thợ nề ra về còn hươ hươ cái bay” có một quan hệ từ , đó là từ nào ? Đặt câu với từ vừa tìm được.?1đ (M4) B. Kiểm tra viết: I. Chính tả ( Nghe – viết) : 2đ Bài viết : bài “Buôn Chư lên đoán cô giáo “ viết đoạn SGK. II. Tập làm văn: 8đ Tả một người mà em yêu quý. Đáp án đề thi kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt 2017 - 2018 TH Bình Hữu ĐỌC THẦM : Câu 1 : d Câu 2: d Câu 3 :c Câu 4 : a Câu 7 : b Câu 8 : b Câu 5 : Có bốn cách nhân hóa. - Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa nồng hăng. - Nắng đứng ngủ yên ,trên những bức tường. - Làn gió nào về mang hương , Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa - Ngôi nhà như trẻ nhỏ , lớn lên với trời xanh. Câu : 6 Ngôi nhà đang xây rất kiện cố và hiện đại . Ngôi nhà đang xây sắp hoàn thiện. Ngôi nhà đang xây có nhiều nết đẹp, nét đáng yêu và được nhiều người quan tâm xây dựng. Câu 9: Tựa vào nền trời sẫm biếc Câu 10: Còn Chính tả: 2đ - Viết tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy trình, viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm - Tập làm văn: ( 8 điểm ) Mở bài : Giới thiệu cây định tả ( 1 đ ) Thân bài: - Tả bao quát ( 2đ ) - Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây ( 2đ ) Kết bài : Nêu ích lợi của cây, tình cảm đối với cây. ( 1 đ )
Theo TTHN NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
|||
>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. |