Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2017 - Tân Hiệp
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”
(Ngữ Văn 6- tập 2)
Câu 1. (1điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên?
Câu 3. (2điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm?
Câu 4. (1điểm) Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên".
a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ?
b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (5điểm) Con đường đến trường đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Hãy tả về con đường thân thuộc ấy.
Đáp án đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2017 - Tân Hiệp
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm
|
Câu
|
Nội dung
|
Điểm
|
1
|
Đoạn trích được trích trong văn bản Vượt Thác.
Tác giả: Võ Quảng
|
1,0
|
2
|
Nội dung đoạn trích: Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên, hùng vĩ.
|
1,0
|
3
|
Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:
- Những động tác thả sào ..... nhanh như cắt.
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc
- Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
- Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.
Kiểu so sánh:
* So sánh ngang bằng:
- Những động tác thả sào ..... nhanh như cắt.
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc
- Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
* So sánh không ngang bằng
Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.
|
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,5
0,5
|
4
|
- Thuyền / cố lấn lên.
CN VN
- Câu trần thuật đơn, dùng để miêu tả.
|
1,0
|
II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 5,0 điểm
|
|
Hình thức:
- Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
- Tả về con đường đến trường.
- Ngôn ngữ trong sáng, nội dung cụ thể rõ ràng.
- Kết hợp các yếu tố miêu tả + biểu cảm + tự sự (không yêu cầu cao).
|
|
|
Nội dung (một vài gợi ý, không nhất thiết phải đầy đủ):
1. Mở bài: Giới thiệu con đường đến trường.
2. Thân bài:
* Tả hình ảnh con đường quen thuộc:
- Miêu tả con đường theo cảm nhận chung (rộng hay hẹp; đường nhựa, đường đất hay có rải đá, lát gạch hay tráng xi măng;...)
- Cảnh hai bên đường:
+ Những dãy nhà, công viên
+ Những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào râm bụt, dòng sông…
* Con đường vào một lần em đi học (cụ thể):
- Nét riêng của con đường vào lúc em đi học.
- Cảnh học sinh đi học: cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ…
- Cảnh người đi làm, xe cộ.
* Kể (nhắc) về một kỉ niệm gắn liền với con đường đến trường.
3. Kết bài: Tình cảm của em với con đường và những mơ ước tương lai.
|
0.5
1.5
1.5
1
0.5
|
|
Biểu điểm:
- Điểm 5: Bài viết đúng thể loại, bố cục đầy đủ, rõ ràng; nội dung nổi bật, sâu sắc; diễn đạt lưu loát; miêu tả sinh động, kết hợp với tự sự, biểu cảm; trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
- Điểm 4: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 2-3: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 1: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.
|
|
Theo TTHN