Đề thi thử đại học môn Địa lý năm 2014 trường THPT Lê Quảng Chí, Hà Tĩnh

Các em tham khảo đề thi thử đại học và đáp án môn Địa lý khối C năm 2014 của trường THPT Lê Quảng Chí,Hà Tĩnh.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ NĂM 2014 - THPT LÊ QUẢNG CHÍ, HÀ TĨNH

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

    1. Trình bày và giải thích sự khác nhau về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam.

    2. Vì sao dân số nước ta hiện nay vẫn còn tăng nhanh. Dựa trên những cơ sỡ nào mà chúng ta phải chú trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc.

Câu 2 (3 điểm)

    1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp. Chứng minh ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất cả nước.

    2. Tại sao nói nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Giải thích sự phân hóa mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta.

Câu 3 (3 điểm)

Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Giá trị sản lượng ngành thủy sản nước ta (Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

1995

2000

2005

2010

Giá trị sản lượng thủy sản chênh lệch giữa khai thác và nuôi trồng

2983

4904

6025

-3978

Tổng giá trị sản lượng thủy sản

8135

13524

21777

34030

Anh(Chị) hãy:

    1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành thủy sản.

    2. Nhận xét và giải thích sự phát triển ngành thủy sản nước ta. Những điều kiện nào cho phép đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá, nuôi tôm lớn nhất cả nước.

II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)

Thí sing chỉ được làm một trong hai câu sau (IV.a hoặc IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (2 điểm)

      Giải thích đặc điểm sông ngòi nước ta. Tại sao ngập lụt xẩy ra mạnh ở các vùng đồng bằng châu thổ sông

Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (2 điểm)

      Trình bày đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới. Tại sao đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả lại góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.

 

--------HẾT--------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA NĂM 2014 - THPT LÊ QUẢNG CHÍ, HÀ TĨNH

Câu

Nội dung

Điểm

 

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

 

Câu 1

(2 điểm)

 

Trình bày và giải thích sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam. Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam

 

I.1

Trình bày và giải thích sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam.

* Sự khác nhau về khí hậu

- Phần lãnh thổ phía Bắc

Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Nhiệt độ TB năm trên 20ºC, Biên độ nhiệt độ cao từ 10 - 12ºC, chế độ nhiệt có một cực đại và một cực tiểu.

+ Trong năm có mùa đông lạnh với 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C, thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc.

+ Mùa đông lạnh khô mưa ít, trời nhiều mây, u ám, rét buốt khó chịu, mưa phùn gió bấc, ở miền núi có tuyết rơi, đặc biệt giữa và cuối mùa đông. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, có mưa đá, dông, lốc xoáy,

+Thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, chịu tác động mạnh của bão nhiệt đới, bão hoạt động vào tháng 6,7,8.

- Phần lãnh thổ phía Nam.

Khí hậu: Cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C và không tháng nào dưới 20°C, biểu hiện rõ từ Quy Nhơn trở vào (không có mùa đông lạnh).

+ Biên độ nhiệt nhỏ từ 3 - 4ºC dạng xích đạo, chế độ nhiệt có hai cực đại và hai cực tiểu.

+ Trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa (từ tháng 5 -10), mùa khô kéo dài (từ tháng 11 - 4 năm sau), đặc biệt từ vĩ tuyến 14 trở vào.

+ Bão hoạt động mạnh vào tháng 10,11,12.

* Giải thích: Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều vĩ tuyến(trên 15º vĩ tuyến), miền Bắc gần chí tuyến, khoảng cách hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh ngắn, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông Bắc. Miền Nam gần đường Xích đạo, khoảng cách hai lần Mặt trời qua thiên đỉnh dài, không chịu tác động của gió mùa đông Bắc, chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tín Phong và gió mùa Tây nam.

* Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam vì:

- Ở miền Bắc: Mùa khô không sâu sắc (không quá khô), kéo dài chỉ 3 – 4 tháng do vào đầu mùa đông có hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, giữa và cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc qua biển mang đến một lượng mưa khá dồi dào, đặc biệt ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chủ yếu mưa phùn.

- Ở miền Nam mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, có nơi kéo dài 6 – 7 tháng, mùa khô rất khô và nóng, độ ẩm không khí thấp, do gió Tín Phong vượt dãy Trường Sơn Nam gây ra hiệu ứng phơn.

1 điểm

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.2

 

 

Vì sao dân số nước ta vẫn còn tăng nhanh. Dựa trên những cơ sở nào mà chúng ta chú trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng dân tộc.

* Dân số nước ta vẫn còn tăng nhanh do:

- Quy mô dân số nước ta lớn và ngày càng tăng.(dẫn chứng)

- Cơ cấu dân số theo tuổi thuộc loại trẻ, tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động và trong độ tuổi lao động chiếm 91% tổng số dân. Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

* Chúng ta chú trọng phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng dân tộc.

- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi. Đó là những nơi có nguồn tài nguyên giàu có nhưng cơ sỡ hạ tầng chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu lại thiếu nguồn lao động, đặc biệt lao động có kỷ thuật. Vì thế đời sống của người dân nơi đây, đặc biệt các dân tộc vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.

- Góp phần giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng đồng bằng với vùng trung du miền núi, nhằm xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh vùng biên giới.

 

 

1 điểm

 

0,50

 

 

 

0,50

 

Câu 2

(3 điểm)

 

Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp. Chứng minh ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

 

II. 1

Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp.

* Thuận lợi

- Vị trí địa lý(phân tích)

- Địa hình(phân tích)

- Đất trồng(phân tích)

- Khí hậu(phân tích)

- Nguồn nước, sinh vật(phân tích)

* Khó khăn

- Khí hậu: Có mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng, mùa mưa gây xói mòn, rửa trôi đất, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như rét đậm, rét hại, sương muối, lốc xoáy…

- Địa hình: Cắt xẻ mạnh, nhiều hẻm vực sông suối, động đất, sạt lỡ đất…

- Đất feralit nhiều loại dễ phong hóa, cường độ bào mòn lớn, dễ thoái hóa, đất nhiễm phèn, nhiễm mặn…

* Chứng minh ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

- Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, Mật độ công nghiệp cao.

- Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với mức độ chuyên môn hóa khác nhau tỏa theo nhiều hướng dọc các trục đường giao thông.

+ HN – HP- HL –CP(cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng...)

+ HN – Đáp Cầu – Bắc Giang(VLXD, phân hóa học…)

+ HN – Đông Anh – Thái Nguyên(cơ khí, luyện kim…)

+ HN – Việt Trì – Lâm Thao(hóa chất, giấy…)

+ HN – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoa(dệt may, điện, VLXD…)

+ HN – Ninh Bình – Sơn La(Thủy điện…)

1 điểm

 

0,50

 

 

 

 

 

0,50

 

 

 

 

 

 

1 điểm

 

0,50

 

0,50

 

 

 

 

 

 

 

II.2

Tại sao nói nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. Vì sao có sự phân hóa về mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta.

* Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, đưa vụ đông xuân sang làm vụ chính, nhiều diện tích lúa mùa được chuyển sang làm vụ hè thu, đặc biệt ở ĐBSCL..

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ hoạt động GTVT đẩy mạnh trao đổi sản phẩm giữa các vùng.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.

* Sự phân hóa về mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp giữa các vùng và giữa các thời kỳ trong năm là do sự phân hóa của khí hậu nước ta về mặt không gian và thời gian.

1 điểm

 

0,80

 

 

 

 

 

 

 

 

0,20

Câu 3

(3 điểm)

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành thủy sản.

2. Nhận xét và giải thích sự phát triển ngành thủy sản nước ta. Những điều kiện nào cho phép đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá, nuôi tôm lớn nhất cả nước.

 

III.1

* Vẽ biểu đồ hình miền (theo giá trị tương đối)

* Tính giá trị sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng

                                                                         (Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

1995

2000

2005

2010

Khai thác

5559

9214

13901

15026

Nuôi trồng

2576

4310

7876

19004

* Tính tỷ trọng giá trị sản lượng ngành thủy sản

                                                                                 (Đơn vị: %)

Năm

1995

2000

2005

2010

Khai thác

68,3

68,1

63,8

41,2

Nuôi trồng

31,7

31,9

36,2

58,8

* Vẽ biểu đồ: Vẽ hình miền, chia đúng khoảng cách năm, đơn vị ở trục tung chính xác, biểu đồ có chú thích và đảm bảo tính thẩm mỹ, trực quan.

1 điểm

0,25

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,50

III.2

Nhận xét và giải thích sự phát triển ngành thủy sản

* Nhận xét

- Ngành thủy sản nước ta có bước phát triển đột phá: giá trị sản xuất liên tục tăng(dẫn chứng)

- Gía trị sản xuất ngành khai thác và nuôi trồng đều tăng(dẫn chứng)

- Gía trị sản xuất ngành nuôi trồng tăng nhanh hơn dẫn đến cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của lĩnh vực nuôi trồng(dẫn chứng)

* Giải thích

- Ngành thủy sản phát triển mạnh do có thuận lợi về các nguồn lực tự nhiên, kinh tế-xã hội, thị trường mở rộng.

- Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh hơn ngành khai thác do việc nuôi trồng có nhiều lợi thế, ít khó khăn(dẫn chứng)

* Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đầu cả nước về nuôi tôm, nuôi cá do có nhiều lợi thế.

- Có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước(nước ngọt, nước mặn, nước lợ)(dẫn chứng)

- Có diện tích rừng ngập mặn lớn(dẫn chứng)

- Khí hậu nóng ẩm quanh năm ít thiên tai(dẫn chứng)

- Vùng có truyền thống nuôi trồng thủy sản từ lâu đời.

- Các nguyên nhân khác: Mùa lũ, dịch vụ nuôi trồng, thị trường, chính sách…

1 điểm

0,60

 

 

 

 

 

 

0,40

 

 

 

 

1 điểm

 

 

 

II. PHẦN RIÊNG

 

Câu IV.a

(2điểm).

Giải thích đặc điểm sông ngòi nước ta

* Mạng lưới sông ngòi dày đặc:

- Biểu hiện: Có trên 2360 con sông có chiều dài trên 10km, dọc bờ biển cách 20km có một cửa sông, phần lớn sông nhỏ, ngắn, dốc.

- Nguyên nhân: Nước ta có lượng mưa cao, địa hình chủ yếu là đồi núi bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn. Do lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông ngắn, dốc.

* Sông ngòi nhiều nước và giàu phù sa

- Biểu hiện: Tổng lượng nước đạt 839 tỉ m³/năm, 40% lượng nước phát sinh trên lãnh thổ, nhiều nhất là sông Mê Kông chiếm trên 60% lượng nước cả nước. Tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn/năm. Nhiều nhất là hệ thống sông Hồng 120 triệu tấn/năm(khoảng 60%), hệ thống sông Mê Kông chiếm 70 triệu tấn/năm.

- Nguyên nhân: Do nước ta có lượng mưa cao đồng thời còn nhận được một lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ. Qúa trình xâm thực diễn ra với cường độ mạnh, đặc biệt ở vùng đồi núi nên tổng lượng cát bùn lớn.

* Sông ngòi có chế độ nước thay đổi theo mùa

- Biểu hiện: Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mùa, mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Mùa lũ có sự khác nhau: Miền Bắc mùa lũ vào mùa hạ, cao nhất tháng 8. Miền Nam mùa lũ vào mùa hạ nhưng đỉnh lũ vào tháng 10, 11. Miền Trung mùa lũ vào thu-đông, đỉnh lũ vào thangs 9

- Nguyên nhân: Do khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa cũng là mùa lũ, mùa khô là mùa cạn. Khí hậu thời tiết diễn biến thất thường nên chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.

* Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tấy Bắc-Đông Nam đổ ra Biển Đông(dẫn chứng)

* Ở các vùng đồng châu thổ sông hay xẩy ra ngập lụt:

- Đồng bằng sông Hồng: Ngập lụt mạnh nhất, do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao…

- Đồng bằng sông Cửu Long: Do mưa lớn, triều cường, địa hình thấp trũng, mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc…

- Ở Trung Bộ: Do mưa bão lớn, nước biển dâng, lũ nguồn về…

1 điểm

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

1 điểm

0,50

 

 

0,25

 

0,25

Câu IV.b

(2điểm)

Đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới. Tại sao phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới

* Đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới

- Chế độ nhiệt, ẩm dồi dào phân hóa đa dạng cho phép đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.

- Lịch thời vụ có sự khác nhau giữa các vùng nguyên nhân do sự phân hóa khí hậu giữa các vùng.

- Sự phân hóa về điều kiện địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các biện pháp canh tác khác nhau, tạo ra thế mạnh giữa các vùng.

- Tập đoàn cây trồng đa dạng, có khả năng phát triển cây trồng cận nhiệt và ôn đới.

* phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả: Khí hậu, đất đai, địa hình, nguồn lao động, thị trường…

- Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư, làm thay đổi tập quán sản xuất cho vùng dân tộc, bảo vệ môi trường…

 

 

1 điểm

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

1 điểm

 

0,50

 

0,50

 

Các đề thi thử đại học môn Địa tiếp theo sẽ được Tuyensinh247 gửi tới các em sớm nhất các em nhớ theo dõi thường xuyên nhé!

Tuyensinh247 tổng hợp

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



Viết bình luận: Đề thi thử đại học môn Địa lý năm 2014 trường THPT Lê Quảng Chí, Hà Tĩnh

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247