Đề thi thử đại học môn Văn khối C,D năm 2014 lần 2 THPT Trần Phú, Hà Tĩnh

Đề thi thử đại học môn Văn khối C,D lần 2 năm 2014 THPT Trần Phú, Hà Tĩnh cập nhật ngày 5/5/2014.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN LẦN 2 NĂM 2014 - THPT TRẦN PHÚ, HÀ TĨNH

Câu 1: (2 điểm)  Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”, nhà văn Nguyễn Thi đã miêu tả cảnh hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang gửi tạm ở nhà chú Năm như sau: “Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bình bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù của thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.” (Trích  Những đứa con trong gia đình,  SGK Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục).

          Anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về đoạn văn trên?

Câu 2: (3 điểm) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Trách nhiệm chính là thứ mà con người đôi lúc cảm thấy bị ràng buộc nhất. Tuy nhiên, đó cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi con người”. (Frank Crane).

PHẦN RIÊNG:  (Thí sinh chỉ làm câu 3a hoặc 3b)

Câu 3a (5,0 điểm)

         Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), giữa không khí đón tết ở Hồng Ngài, “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu.”

  Và lúc say, Mị nghĩ đến tình cảnh của mình: “Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi…”

  Đến khi bị trói: “… Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào…. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa.”

                                      (Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12 , tập 2, NXBGD, 2008)

         Hãy phân tích  ý nghĩa của tiếng sáo trong mỗi lần xuất hiện trên?

 Câu 3b:

      Về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor - ca” (Thanh Thảo)?

................................. Hết ................................

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN LẦN 2 NĂM 2014 - THPT TRẦN PHÚ, HÀ TĨNH

Câu 1 (2,0 điểm)

Ý

Nội dung

Điểm

1

Xuất xứ, hoàn cảnh: - Đoạn trích trên được rút ra từ truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

-Tác phẩm viết về một gia đình nông dânNambộ giàu truyền thống yêu nước, căm thù giặc, phải chịu nhiều đau thương do kẻ thù gây ra. Trước khi tòng quân, hai chị em Việt và Chiến đã khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.

0,5

2

Cảm nhận về  nội dung:

+ Phản ánh sự mất mát lớn lao của hai chị em.

+ Thể hiện sự hiểu thảo của Chiến và Việt . Với hai chị em, ba mẹ vẫn luôn tồn tại, vẫn sống trong trái tim của họ và bổn phận của họ là phải thờ cúng, trông nom chu đáo.

+ Thể hiện sự trưởng thành của Việt, sự ý thức sâu sắc về mối thù. Trước đó, Việt hay tranh dành với chị, nhưng trong khoảnh khắc thiêng liêng này,  Việt thấy thương chị lạ, Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình như thế. Còn mối thù thằng Mĩ có thể rờ thấy được...

 + Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn thế hệ trước.

- Về hình thức nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ mang đậm chấtNambộ

+ Giọng điệu: chậm rãi, trầm lắng

+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế-> tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi.

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

Câu 2(3 điểm)

Ý

Nội dung

Điểm

1.

Giải thích ý kiến:

- Trách nhiệm: Là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. Trách nhiệm còn là sự ràng buộc lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái phải chịu hậu quả.

- Ràng buộc: Đặt trong tình trạng có những điều bắt buộc phải làm trong quan hệ với người khác, làm cho hành động mất tự do.

-Nhân cách: tư cách và phẩm chất của con người

- Như vậy khi nói đến trách nhiệm của con người một mặt là  là nói đến những ràng buộc về lời nói, hành vi, việc làm của mình phải bảo đảm đúng đắn, hoàn thành nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Mặt khác chính trách nhiệm cũng là một yếu tố cơ bản để xây dựng và phát triển nhân cách của mỗi người.

 

0,5

2

Bàn bạc, mở rộng:

- Tại sao lại nói trách nhiệm là yếu tố đôi khi con người cảm thấy bị ràng buộc?

+ Khi  được giao một công việc, nhiệm vụ  nào đó, bắt buộc ta phải làm tròn, phải có trách nhiệm hoàn thành tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc, thành tích, danh dự, cuộc sống của bản thân và còn làm liên luỵ đến người khác, ảnh hưởng xấu đến các tổ chức, tập thể...có liên đới.

+ Đó là những ràng buộc trong lời nói, hành vi của mình. Khi đã nói ra mỗi người phải chịu trách nhiệm về lời nói ấy: sự trung thực, đúng đắn, chính xác, tin cậy. Chịu trách nhiệm về lời nói của mình gắn liền vói những hành động, việc làm cụ thể. Nói đi đôi với làm.

+ Mỗi người còn phải chịu sự ràng buộc trong hành vi, mỗi hành vi đúng đắn, có ý nghĩa sẽ được coi trọng, những hành vi việc làm sai trái đều phải chịu hậu quả. Đó là những ràng buộc mà ta ngầm phải thực hiện nên đôi khi thấy mệt mỏi, nặng nề, không được tự do, thoải mái.

- Tại sao trách nhiệm cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách?

+ Để hoàn thành trách nhiệm được giao, con người phải vượt qua  nhiều thử thách, khó khăn, đòi hỏi phải có ý chí, nghị lực, tình yêu, niềm say mê....đó cũng chính là quá trình rèn luyện, phấn đấu để xây dựng và phát triển nhân cách.

+ Khi mỗi người có ý thức thể hiện trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội cũng chính là có ý thức sống tốt, sống có ích, sống theo những chuẩn mực đạo đức, luân lí của xã hội. Tránh được thói vô trách nhiệm sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho bản thân, xã hội (ảnh hưởng về kinh tế, về đạo đức....)

- Ngoài mỗi con người sống có trách nhiệm, cũng cần thấy trách nhiệm của các tổ chức, ban ngành, xã hội đối với mỗi cá nhân.

 

2,0

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được vai trò quan trọng của việc sống có trách nhiệm đối với cuộc đời mình, đối với gia đình, xã hội. Có ý thức phê phán thói vô trách nhiệm.

- Cần phải trang bị cho bản thân những tri thức , kĩ năng để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội,  đồng thời góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

0,5

Câu 3a(5 điểm)

Ý

Nội dung

Điểm

 

- HS giới thiệu vài nét về tác giả VCAP và nhà văn Tô Hoài, giới thiệu chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân

0,5

 

- Chi tiết tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm, được miêu tả từ gần đến xa, được tái hiện qua nhiều cung bậc: Tiếng sáo lấp ló đầu núi, tiếng sáo văng vẳng đầu làng, tiếng sáo bay lơ lửng ngoài đường, tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị.

-Tiếng  sáo góp phần gợi ra bức tranh phong tục và không gian văn hóa đậm chất Tây Bắc khi xuân về.

- Thể hiện những diễn biến nội tâm của nhân vật Mị:
+ Thống nhất: Sự đứt nối, liền mạch trong những kỉ niệm về quá khứ; tiếng sáo – kí ức tươi đẹp như một bản tình ca của thời tuổi trẻ làm sống dậy những khát khao hạnh phúc tưởng chừng đã mất.
+ Những sắc điệu riêng: say sưa ngọt ngào dẫn dụ (lần 1), hòa trộn giữa khát khao tình yêu tự do với những day dứt về thực tại (lần 2), bùng phát vượt khỏi thực tại và lịm tắt trong nỗi ai oán về kiếp người

-Ý nghĩa

+Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị

+Có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân

+Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống con người cho dù bị dẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên -> giá trị nhân đạo

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghệ thuật: + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, giàu chất thơ, mang bản sắc của dân Tây Bắc

+Giọng văn ngọt ngào, nhẹ nhàng, tha thiết

+ Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sinh động, chân thực.

0,5

Câu 3b (5 điểm)

ý

Nội dung

Điểm

 

- Giới thiệu về tác giả , tác phẩm và hình  tượng tiếng đàn

 

0,5

 

- Hình tượng tiếng đàn  là hình tượng trung tâm, xuyên suốt bài thơ,  được xây dựng độc đáo, công phu, sáng tạo, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực

- Tác giả không trực tiếp miêu tả âm thanh tiếng đàn mà tập trung miêu tả một thế giới của tưởng tượng và cảm xúc mà tiếng đàn ấy gợi lên. Dường như trong quan niệm của Thanh Thảo, tiếng đàn là âm thanh tiếng lòng của LORCA, phản chiếu cuộc sống và tâm hồn của LORCA

- Hệ thống hình ảnh mà Thanh Thảo sử dụng để gợi ra tiếng đàn ghita của LORCA là những hình ảnh có khả năng gợi mở một bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ mà cũng có sức ám ảnh lạ lùng=> Nói về tiếng đàn mà dùng những từ không miêu tả trực tiếp âm thanh: “nâu”, “tròn”, “vỡ tan” và bằng những hình ảnh thoạt nhìn không có mối liên hệ gì với nhau “bọt nước”, “bầu trời cô gái ấy”, “lá xanh biết mấy”, “bọt nước vỡ tan”, “ròng ròng máu chảy”, “cỏ mọc hoang” tạo nên sự giao thoa lạ lùng mà đầy gợi cảm giữa âm thanh và hình ảnh.

- Đây là cách hình tượng hoá tiếng đàn theo kiểu siêu thực. Nhà thơ cảm nhận tiếng đàn qua những giác quan khác nhau, điều này tạo nên một dòng cảm xúc kì lạ, sống động, bỏng cháy trong lòng người đọc. Những hình ảnh vừa gợi nỗi niềm tha thiết vừa gợi sự mất mát, đỗ vỡ...Hình tượng thơ âm vang thể hiện niềm xót thương và nỗi đau của nhà thơ trước cái chết của một nghệ sỹ tài hoa và trước sự mong manh của nghệ thuật.

 

3,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

-         Ý nghĩa tượng trưng:

 + Tiếng đàn tượng trưng cho chính Lorc-ca, một nhà thơ lớn, một nghệ sỹ lớn, một tài năng và một nhân cách lớn.

 + Tiếng đàn là bất tử, nghệ thuật là bất tử và hình ảnh người nghệ sỹ Lor-ca sẽ sống mãi với thời gian.

1,0

 

- Nghệ thuật: + Hình ảnh tượng trưng, nhuốm màu sắc siêu thực

+ Giàu nhạc điệu, mang dáng dấp của một ca khúc: hiện tương “cấy” nhạc vào thơ.

+ Ngôn từ mới mẻ, giàu sức gợi.

1,0

Các em chú ý theo dõi các đề thi thử đại học môn Văn năm 2014 sẽ được Tuyensinh247 cập nhật thường xuyên.

Tuyensinh247 tổng hợp

Viết bình luận: Đề thi thử đại học môn Văn khối C,D năm 2014 lần 2 THPT Trần Phú, Hà Tĩnh

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247