Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội - Phần định lượng (Đề 1)

Đề thi thử phần Tư duy định lượng, kỳ thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội năm gồm 50 câu hỏi nội dung như sau:

Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội - Phần định lượng - Đề 1

Câu 1. Một trong hai căn bậc hai của số phức $z=-5+12 i$ là:

A. $1+2 i$

B. $2+3 i$

C. $2-3 i$

D. $1-2 {i}$

Câu 2. Nghiệm của phương trình: $\log _{2} x+\log _{2} 4 x=3$ là:

A. 2

B. 4

C. $\sqrt{2}$

D. $ \dfrac{1}{2} $

Câu 3. Phương trình $\cos 2 x-\sin 3 x+2 \cos 2 x \sin x=0$ là:

${A},\left[\begin{array}{c}x=\dfrac{\pi}{6}+k 2 \pi \\ x=-\dfrac{\pi}{2}+k \pi\end{array}\right.$

B. $\left[\begin{array}{c}x=\dfrac{\pi}{3}+k \dfrac{\pi}{2} \\ x=\dfrac{\pi}{4}+k 2 \pi\end{array}\right.$

C. $\left[\begin{array}{l}x=-\dfrac{\pi}{3}+k \pi \\ x=-\dfrac{\pi}{4}+k \pi\end{array}\right.$

D. $\left[\begin{array}{c}x=\dfrac{\pi}{6}+k \dfrac{2 \pi}{3} \\ x=-\dfrac{\pi}{2}+k 2 \pi\end{array}\right.$

Câu 4: Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số: $f(x)=\ln \left|x+\sqrt{x^{2}+e^{2}}\right|$ trên $[0, e]$

A. $\dfrac{1}{2}$

B. 1

C. $1+\ln (1+\sqrt{2})$

D. $1-\ln (1+\sqrt{2})$

Câu 5. Cho hình chóp ${S} . {ABCD}$ có đáy ${ABCD}$ là hình chữ nhật, ${SA}$ vuông góc với đáy và ${AB}={a}$, ${AD}=2 {a}$. Góc giữa ${SB}$ và đáy bằng $45^{\circ}$. Thể tích hình chóp ${S}$. ${ABCD}$ bằng:

A. $\dfrac{a^{3} \sqrt{6}}{18}$

B. $\dfrac{2 a^{3} \sqrt{2}}{3}$

C. $\dfrac{a^{3}}{\sqrt{3}}$

D. Đáp án khác

Câu 6. Tìm $m$ để đường thẳng $y=x-2 m$ cắt đồ thị hàm số $y=\dfrac{x-3}{x+1}$ tại 2 điểm phân biệt có hoành độ dương:

A. $0<{m}<1$

B. $\left[\begin{array}{c}m5\end{array}\right.$

C. $1<{m}<\dfrac{3}{2}$

D. $0<{m}<\dfrac{1}{3}$

Câu 7. Nghiệm của phương trình $z^{2}+3(1+i) z+5 i=0$ trên tập số phức là:

A. $1+2 {i}, 2-{i}$

B. $1-2 {i},-2+{i}$

C. $-1+2 {i}, 2+{i}$

D. $-1-2 {i},-2-{i}$

Câu 8. Cho ${A}(2,1,-1)$ và $({P}): x+2 y-2 z+3=0$. (d) là đường thẳng đi qua ${A}$ và vuông góc với (P). Tìm tọa độ ${M}$ thuộc (d) sao cho ${OM}=\sqrt{3}$

A. $(1,-1,2)$ hoặc $\left(\dfrac{5}{2}, \dfrac{1}{3}, \dfrac{-1}{3}\right)$

B. $(1,-1,1)$ hoặc $\left(\dfrac{5}{3}, \dfrac{1}{3}, \dfrac{-1}{3}\right)$

C. $(3,3,-3)$ hoặc $\left(\dfrac{7}{3}, \dfrac{5}{3}, \dfrac{-5}{3}\right)$

D. $(0,-1,-1)$ hoặc $\left(\dfrac{2}{3}, \dfrac{1}{3}, \dfrac{-1}{3}\right)$

Câu 9. Giải phương trình: $\log _{4}(x-1)^{2}-\log _{2} x=1$

${A}, \dfrac{1}{3}$

B. 1

C. $\dfrac{1}{2}$

D. Đáp án khác

Câu 10. Cho hình chóp ${S} . {ABC}$ có đáy ${ABC}$ là tam giác đều cạnh ${a}, {SA}$ vuông góc với đáy. Góc giữa ${SB}$ và đáy bằng $60^{\circ}$. Tính khoảng cách giữa ${AC}$ và ${SB}$ theo ${a}$.

A. $2 {a}$

B. $\dfrac{a \sqrt{2}}{2}$

C. $\dfrac{a \sqrt{15}}{5}$

D. $\dfrac{a \sqrt{7}}{7}$

Câu 11. Cho mặt cầu $({S}): x^{2}+y^{2}+z^{2}-2 x+4 y-6 z-2=0$ và $({P}): x+y+z+2016=0$. Phương trình mặt phẳng $({Q})$ song song với $({P})$ và tiếp xúc với $({S})$ là:

A. $x+y+z+2+3 \sqrt{2}=0$

B. $x+y+z-2 \pm \sqrt{2}=0$

C. $x+y+z-2 \pm \sqrt{3}=0$

D. $x+y+z-2+4 \sqrt{3}=0$

Câu 12. Từ các số $0,1,2,3,4$ lập được bao nhiêu số tự nhiên có 2 chữ số phân biệt?

A, 20

B. 16

C. 12

D. Đáp án khác

Câu 13. Tính diện tích hình phẳng được giới hạn bởi các đường: $y=\ln x, y=0, x=e$

A, 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Cho hàm số: $y=-2 x^{3}+3 x^{2}+1(C)$. Phương trình tiếp tuyến của $({C})$ tại tiếp điểm là nghiệm của phương trình $f^{\prime \prime}(x)=0$ là?

A, $y=\dfrac{3}{2} x+\dfrac{3}{4}$

B. $y=\dfrac{3}{2} x-\dfrac{3}{4}$

C. Đáp án khác

D. $y=2 x-\dfrac{1}{2}$

Câu 15. Phương trình $\sin 2 x-\sin x=2-4 \cos x$ có nghiệm là:

${A},\left[\begin{array}{c}x=\dfrac{\pi}{3}+k 2 \pi \\ x=\dfrac{\pi}{2}+k \pi\end{array}\right.$

B. $\left[\begin{array}{c}x=\dfrac{\pi}{3}+k 2 \pi \\ x=-\dfrac{\pi}{3}+k 2 \pi\end{array}\right.$

C. $\left[\begin{array}{c}x=\dfrac{\pi}{3}+k \pi \\ x=k \pi\end{array}\right.$

D. $\left[\begin{array}{c}x=-\dfrac{\pi}{3}+k 2 \pi \\ x=k \pi\end{array}\right.$

Câu 16. Giải phương trình $\log _{2}(x+1)+\log _{\dfrac{1}{2}} \sqrt{x+1}=1$

${A}, \dfrac{1}{2}$

B. 1

C. 3

D. 0

Câu 17. Trong một hộp có 20 viên bi đỏ và 8 bi xanh. Xét phép lấy ngẫu nhiên 7 viên bi từ hộp. Tính xác xuất để 7 viên bi lấy ra không quá 2 bi đỏ?

A,$\dfrac{99}{1938}$

B. Đáp án khác

C. $\dfrac{101}{1938}$

D. $\dfrac{102}{1938}$ 

Câu 18. Cho hình chóp ${S} . {ABCD}$ có đáy là hình thoi, góc $\widehat{B A D}=120^{\circ}, {BD}={a}$. Hai mặt phẳng $({SAB})$ và $({SAD})$ cùng vuông góc với đáy. Góc giữa mặt $({SBC})$ và đáy bằng $60^{\circ}$. Thể tích khối chóp ${S} . {ABCD}$ là?

${A}, \dfrac{2 a^{3}}{\sqrt{15}}$

B. $\dfrac{a^{3}}{12}$

C. $\dfrac{a^{3}}{4}$

D. $\dfrac{a^{3} \sqrt{3}}{12}$

Câu 19. Cho $A(1,-3,-2), B(-4,3,-3)$. Cao độ của điểm ${N}$ thuộc ${Oz}$ sao cho ${N}$ cách đều ${A}$ và ${B}$ là:

A, $-10$

B. 1

C. $-2$

D. $\dfrac{3}{5}$

Câu 20. Phần ảo của số phức ${z}$ thỏa mãn $(1-2 i) \bar{z}=(3-2 i)^{2}$ là:

${A}, \dfrac{2}{5}$

B. $\dfrac{12}{3}$

C. $\dfrac{4}{9}$

D. $\dfrac{-1}{4}$

Câu 21. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số $y=\dfrac{-x-2}{x-1}$, trục hoành và các đường thẳng $x=-1, x=0 ?$

A. 1

B. 2

C. $3 \ln 2-1$

D. $2 \ln 3-1$

Câu 22. Cho góc $\alpha$ thỏa mãn $\sin \alpha=\dfrac{1}{4}$. Giá trị của $A=(\sin 4 \alpha+2 \sin 2 \alpha) \cos \alpha$ là?

${A}, \dfrac{119}{128}$

B. $\dfrac{244}{127}$

C. $\dfrac{-123}{256}$

D. $\dfrac{255}{128}$

Câu 23. Cho hàm số $y=x^{3}-3 x^{2}+m x+1$. Tìm $m$ để hàm số có cực đại, cực tiểu?

A, $m<2$

B. $m>3$

C. $m<3$

D. $m>2$

Câu 24. Tập xác định của phương trình $\log _{2}\left(x^{3}+1\right)-\log _{2}\left(x^{2}-x+1\right)-2 \log _{2} x=0$ là?

A, $x>-1$

B. $x>0$

C. ${x} \epsilon R$

D. $x \neq 0$

Câu 25. Một hộp chứa 30 bi trắng, 7 bi đỏ, 15 bi xanh. Một hộp khác chứa 10 bi trắng, 6 bi đỏ, 9 bi xanh. Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp 1 viên bi. Xác xuất để 2 bi lấy ra cùng màu là?

A , $\dfrac{477}{1300}$

B. $\dfrac{479}{1300}$

C. $\dfrac{481}{1300}$

D. $\dfrac{483}{1300}$

Câu 26. Mặt cầu $({S}):(x-1)^{2}+(y-1)^{2}+(z+2)^{2}=9$, (P): $x+2 y-z-11=0$. Tọa độ tâm của đường tròn giao tuyến của $({P})$ và $({S})$ là:

A, $(0,-1,-1)$

B. $(-1,-3,0)$

C. $(2,3,-3)$

D. Đáp án khác

Câu 27. Cho số phức ${z}$ thỏa mãn điều kiện: $z+(1-2 i) \bar{z}=2-4 i$. Tính $|w|$ biết $w=z^{2}-z$.

A, $\sqrt{5}$

B. $\sqrt{10}$

C. $\sqrt{17}$

D. $\sqrt{13}$ 

Câu 28. Tìm $m$ để tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y=x^{3}-3 x^{2}+m$ tại điểm có hoành độ là 3 vuông góc với đường thẳng $x+9 y-1=0$.

A, 1

B. $-1$

C. Đáp án khác

D. 2

Câu 29. Một hộp đựng chứa 4 bi trắng, 5 bi đỏ, 6 bi xanh. Lấy ngẫu nhiên từ hộp ra 4 viên bi. Tính xác xuất để 4 viên bi lấy ra có đủ 3 màu và số bi đỏ nhiều nhất?

${A}, \dfrac{123}{1365}$

B. $\dfrac{120}{1365}$

C. $\dfrac{16}{91}$

D. $\dfrac{488}{1365}$

Câu 30. Cho $A(0,1,2), B(0,2,1), C(-2,2,3)$. Độ dài đường cao ${AH}$ là?

${A}, \dfrac{1}{2}$

B. $\dfrac{\sqrt{2}}{2}$

C. $\sqrt{\dfrac{3}{2}}$

D. $\dfrac{1}{\sqrt{3}}$

Câu 31. Cho số phức ${z}$ thỏa mãn: $\bar{z}(1+2 i)=7+4 i$. Tìm mô đun số phức $w=z+2 i$.

${A}, \sqrt{7}$

B. $\sqrt{13}$

C. 5

D. 4

Câu 32. Tính giá trị biểu thức: $P=(1-3 \cos 2 \alpha)(2+3 \cos 2 \alpha)$ biết $\sin \alpha=\dfrac{2}{3}$

${A}, \dfrac{14}{9}$

B. $\dfrac{9}{14}$

C. $\dfrac{3}{7}$

D. $\dfrac{7}{3}$

Câu 33. Cho hàm số $y=\dfrac{x^{2}+x-1}{2 x+3}$, giá trị của $y^{\prime}(0)$ là?

${A}, \dfrac{5}{9}$

B. $\dfrac{2}{3}$

C. $\dfrac{4}{3}$

D. $-1$

Câu 34. Cho $I=\int_{0}^{\dfrac{\pi}{2}}(\cos x)^{3} d x$. Giá trị của I là?

A, 1

B. $\dfrac{3}{2}$

C. $\dfrac{2}{3}$

D. 0

Câu 35. Tìm n biết: $A_{n}^{3}-8 C_{n}^{2}+C_{n}^{1}=49$.

A, 1

B. 3

C. 5

D. 7

Câu 36. Cho $A(-1,-2,2), B(-3,-2,0),(P): x+3 y-z+2=0$. Véc tơ chỉ phương của đường thẳng giao tuyến của $({P})$ và mặt phẳng trung trực của ${AB}$ là:

$A,(1,-1,0)$

B. $(2,3,-2)$

C. $(1,-2,0)$

D. $(3,-2,-3)$

Câu 37. $f(z)=z^{3}-3 z^{2}+z-1$ với ${z}$ là số phức. Tính $f\left(z_{0}\right)-f\left(\overline{z_{o}}\right)$ biết $z_{0}=1-2 i$.

${A}, 1+2 i$

B. $-12 i$

C. $24 i$

D. 2

Câu 38. Giá trị của tích phân $I=\int_{0}^{\pi} \sin 2 x(\cos x)^{2} d x$ là? 

A. $-1$

B. 0

C. 1

D. $ \cdot \dfrac{1}{2}$

Câu 39. Phần thực của số phức ${z}$ thỏa mãn: $5 z(1+3 i)-5 \bar{z}=(6+7 i)(1+3 i)$ là?

A, -1

B. 0

C. 1

D. 2

Câu 40. Tìm ${m}$ để mặt phẳng $({P}): 3 x-2 y+6 z+2(m-1)=0$ tiếp xúc với mặt cầu $({S}): x^{2}+$ $y^{2}+z^{2}+6 x-2 z+1=0 ?$

A. $ {m}=1, {~m}=-2$

B. $m=13, m=-8$

C. $m=8, m=-13$

D. $m=2, m=-1$

Câu 41. Cho hình chóp ${S} . {ABCD}$ có đáy ${ABCD}$ là hình thoi cạnh ${a}$. Góc $\widehat{B A C}=60^{\circ}$, hình chiếu của ${S}$ trên $({ABCD})$ trùng với trọng tâm $\triangle A B C$. Mặt phẳng $({SAC})$ hợp với $({ABCD})$ góc $60^{\circ}$. Thể tích của S.ABCD là?

A. $ \dfrac{2 a^{3} \sqrt{15}}{3}$

B. $\dfrac{a^{3} \sqrt{13}}{4}$

C. $\dfrac{a^{3}}{2}$

D. $\dfrac{a^{3} \sqrt{3}}{12}$

Câu 42. Hai phương trình $2 \log _{5}(3 x-1)+1=\log _{\sqrt[3]{5}}(2 x+1) \text { và } \log _{2}\left(x^{2}-2 x-8\right)=1-\log _{\dfrac{1}{2}}(x+2)$ lần lượt có 2 nghiệm duy nhất là $x_{1}, x_{2}$. Tổng $x_{1}+x_{2}$ là?

A, 4

B. 6

C. 8

D. 10

Câu 43. Cho hàm số: $y=x^{3}-3 x^{2}+m x$. Giá trị của $m$ để hàm số đạt cực đại tại ${x}=2$ là?

${A}, {m}=1$

B. $m=-1$

C. $m=0$

D. $m=-2$

Câu 44. Tính mô đun của số phức: $z=(1-2 i)(2+i)^{2}$

A. $ 5 \sqrt{5}$

B. $4 \sqrt{5}$

C. $3 \sqrt{5}$

D. $2 \sqrt{5}$

Câu 45. Tìm một giá trị tung độ của điểm $M$ thuộc ${Oy}$ sao cho ${M}$ cách đều 2 mặt phẳng (P): $2 x-4 y-4 z+2=0$ và $(Q): 3 x+2 y-6 z-5=0$

A. $ {m}=3$

B. $m=-2$

C. $m=\dfrac{11}{10}$

D. $\dfrac{22}{3}$

Câu 46. Hàm số $y=x^{3}-6 x^{2}+9 x+2$ có 2 điểm cực trị có tọa độ là:

A. $(1,6)$ và $(3,2)$

B. $(-2,4)$ và $(5,22)$

C. $(-1,-14)$ và $(5,22)$

D. $(3,2)$ và $(-1,-14)$

Câu 47. Cho $\vec{u}=(0,1,-2)$ và $\vec{v}=(3,0,-4)$. Giá trị $|[\vec{u}, \vec{v}]|$ là?

A. $\sqrt{61}$

B. $\sqrt{51}$

C. $\sqrt{41}$

D. $\sqrt{31}$ 

Câu 48. Tính giá trị của I biết $I=\int_{0}^{\dfrac{\pi}{2}} \sin 2 x(\sin x)^{3} d x$

A. $ \dfrac{1}{5}$

B. $\dfrac{2}{5}$

C. $\dfrac{3}{5}$

D. $\dfrac{4}{5}$

Câu 49. Cho số phức ${z}$ thỏa mãn $(2+i) z+\dfrac{2(1+2 i)}{1+i}=7+8 i$, tính mô đun của số phức: ${w}={z}+1+{i}$

A. $ \sqrt{13}$

B. $\sqrt{8}$

C. $4 \sqrt{2}$

D. 5

Câu 50. Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y=\dfrac{3-x}{x-3}$ là:

A. $ {y}=2$

B. $y=1$

C. $y=-1$

D. $y=\dfrac{1}{3}$

Theo TTHN

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Viết bình luận: Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội - Phần định lượng (Đề 1)

  •  
Đăng ký tư vấn khóa ĐGNL!