21/02/2023 11:43 am
Đề thi thử đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội - Phần Khoa học (Đề 1) MÔN SỬ Câu 1: Hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra trong thế kỷ XX giống nhau cơ bản về: A. Nguyên nhân sâu xa B. Duyên cớ chiến tranh C. Nguyên nhân trực tiếp D. Tính chất chiến tranh Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng về thành tựu khoa học kỹ thuật của Mĩ sau năm 1945? A. Cùng với một số quốc gia khác Mĩ là nước tên phong, đi đầu trong cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp B. Là nước duy nhất đi đầu và tên phong trong việc thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp C. Là quốc gia đầu tên và tên phong nhất trong việc thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp D. Là quốc gia đầu tên thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp Câu 3: Trong quá trình chống Pháp xâm lược (1858 - 1884), quyết định sai lầm nào của triều đình Huế khiến nhân dân Việt Nam bất mãn, mở đầu cho việc “quyết đánh cả Triều lẫn Tây”? A. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). B. Nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (1862). C. Bồi thường cho Pháp và Tây Ban Nha 280 vạn lạng bạc. D. Ngăn cản nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh Pháp (1861) Câu 4: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nước không bị chiến tranh tàn phá và thu được nhiều lợi nhuận là A. Liên Xô. B. Pháp. C. Mĩ. D. Anh. Câu 5: Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là do: A. yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì Chiến tranh lạnh. B. nhu cầu đời sống vật chất và tỉnh thần ngày càng cao của con người. C. kể thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX. D. bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời 2 câu hỏi liên tiếp dưới đây: Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”. Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế thế giới; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. (Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 208) Câu 6: Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985) nước ta lâm vào tình trạng A. suy thoái về kinh tế. B. đất nước trong thời kỳ hoàng kim. C. khủng hoảng kinh tế - xã hội. D. nền kinh tế mất cân đối. Câu 7: Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định Đảng ta phải tiến hành công cuộc đổi mới là gì? A. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật. B. Những thay đổi của tình hình thế giới. C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước CNXH Đông Âu. D. Đất nước lâm vào tình trọng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Câu 8: Điểm giống nhau giữa các chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947), Biên Giới thu - đông (1950), tiến công chiến lược đông xuân (1953 – 1954) và Điện Biên Phủ (1954)? A. Sử dụng chiến thuật hiệp đồng 3 thứ quân. B. Kết hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch. C. Kết hợp giữa lực, thế và thời. D. Tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Câu 9: Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. B. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. D. Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế Câu 10: Tên gọi của các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh là gì? A. Hội Phản đế. B. Hội Cứu quốc. C. Hội giải phóng. D. Hội dân chủ MÔN ĐỊA Câu 1: Nguyên nhân sâu xa để Tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc là: A. nguồn dầu mỏ có trữ lượng lớn, có vị trí địa lí- chính trị quan trọng. B. có nhiều khoáng sản quan trọng như sắt, đồng, vàng, kim loại hiếm. C. có “Con đường tơ lụa” đi qua D. nơi tiếp giáp của các châu lục Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á? A. Khí hậu nóng ẩm. B. Khoáng sản nhiều loại. C. Đất trồng đa dạng. D. Rừng ôn đới phổ biến. Câu 3: Ở vùng ven biển nước ta, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển? A. Các bờ biển mài mòn. B. Các vịnh cửa sông. C. Các vùng vịnh nước sâu. D. Các bờ biển bồi tụ Câu 4: Căn cứ vào biểu đồ dưới đây, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam?
A. Hàng dệt, may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2012 - 2014. B. Nếu tính trong giai đoạn 2000 – 2010 thì hàng dệt, may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. C. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2014. D. Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với hai mặt hàng còn lại. Câu 5: Quốc gia nào hiện nay đầu tư vào khu vực Mĩ latinh nhiều nhất? A. Canada B. Nhật Bản C. Hoa Kỳ D. Nga Câu 6: Nguyên nhân khiến thiên nhiên nước ta xanh tốt khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do A. giáp biển Đông là nguồn cung cấp nhiệt ẩm dồi dào. B. nằm trong ô gió mùa châu Á, một năm có 2 mùa gió. C. nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. D. lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang. Câu 7: Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp của nước ta hiện nay là A. vị trí địa lí B. đặc điểm địa hình C. tài nguyên khoáng sản D. đặc điểm khí hậu Câu 8: Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do A. bờ biển có các vũng vịnh, đầm phá. B. tất cả các tỉnh đều giáp biển. C. có các dòng biển gần bờ. D. có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ Câu 9: Vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta là do: A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. B. Diện tích rộng lớn, địa hình bằng phẳng. C. Đất phù sa màu mỡ, khí hậu thuận lợi. D. Vị trí địa lí thuận lợi, nhiều đô thị lớn. Câu 10: Thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới ở trung du và miền núi nước ta là A. cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. B. chăn nuôi gia cầm, cây lương thực C. cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản. D. nuôi trồng thủy sản, cây dược liệu. MÔN SINH Câu 1: Vào thời kì dậy thì, trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí (có sự phân hoá tế bào hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp) do cơ thể tiết ra nhiều hormone A. tiroxin. B. sinh trưởng. C. ostrogen (nam) và testosteron (nữ). D. ostrogen (nữ) và testosteron (nam). Câu 2: Anh Trung đến nhà chị Trang, những lần đầu khi anh Trung đến nhà chị Trang đều bị con chó nhà chị Trang nuôi sủa. Sau nhiều lần đến nhà chị, anh Trung đều không gây sự nguy hiểm nào cho con chó nên chó không còn sủa nữa khi anh Trung đến. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở động vật? A. Quen nhờn B. In vết C. Điều kiện hóa D. Học ngầm Câu 3: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Tỉ lệ người mang kiểu gen dị hợp sẽ là bao nhiêu % A. 1,98%. B. 49,5%. C. 50%. D. 0,5% Câu 4: Phun thuốc tiêu diệt các loài sâu bướm phá hoại cây trồng vào giai đoạn nào là hiệu quả nhất? A. Giai đoạn trứng và sâu non. B. Giai đoạn bướm trưởng thành. C. Giai đoạn nhộng và bướm. D. Giai đoạn nhộng. Câu 5: Để phân biệt 2 quần thể giao phối đã phân hoá trở thành 2 loài khác nhau hay chưa, sử dụng tiêu chuẩn nào dưới đây là chính xác nhất? A. Tiêu chuẩn cách li sinh thái. B. Tiêu chuẩn cách li địa lí. C. Các đặc điểm hình thái. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản Câu 6: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về đột biến nhiễm sắc thể? (1) Nếu tất cả các nhiễm sắc thể không phân li ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử thì có thể tạo thể tứ bội. (2) Ở thực vật, sự không phân li một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng có thể hình thành thể khảm. (3) Ở thực vật lai xa kèm đa bội hóa tạo thể tự đa bội. (4) Trong quá trình phân bào giảm phân tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li tạo giao tử đột biến, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường có thể tạo ra thể đa bội. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 7: Ở một loài động vật, mỗi cặp tính trạng màu thân và màu mắt đều do một cặp gen quy định. Cho con đực (XY) thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái (XX) thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F1 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ: 20% con đực thân xám, mắt đỏ: 20% con đực thân đen, mắt trắng: 5% con đực thân xám, mắt trắng: 5% Con đực thân đen, mắt đỏ. Tần số hoán vị gen ở cá thể cái F1 là bao nhiêu (%)? Đáp án: Câu 8: Trong một ao nuôi cá trắm cỏ, người ta tính được trung bình có 3 con/m2 nước. Số liệu trên cho biết về đặc trưng nào của quần thể? A. Sự phân bố cá thể. B. Mật độ cá thể. C. Tỷ lệ đực/cái. D. Thành phần nhóm tuổi. Câu 9: Cho 2 cây khác loài với kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta tiến hành nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây, sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được các cây con có kiểu gen nào sau đây? A. AaBB; DDEe. B. AABB; aaBB; DDEE; DDee. C. AaBBDDEe. D. AABB; BBee; DDEE; aaee Câu 10: Khi nói về hệ tuần hoàn ở người, nhận định nào sau đây không chính xác? A. Thành động mạch có tính đàn hồi giúp máu chảy liên tục thành dòng B. Huyết áp của động mạch cao hơn tĩnh mạch C. Máu trong động mạch luôn chứa nhiều oxy D. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên tốc độ máu chảy chậm nhất MÔN LÝ + HÓA Theo TTHN DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào? Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi? Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện? Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |