Đề thi thử ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội phần định tính - Có đáp án (đề 3)

Cùng tham khảo và thử sức với đề thi thử đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội phần định tính dưới đây. Đề thi gồm 50 câu hỏi có đáp án.

>>> TẢI ĐỀ THI THỬ ĐGNL PHẦN ĐỊNH TÍNH TẠI ĐÂY

Đề thi thử ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội phần định tính - Có đáp án (đề 3) 

Câu 51. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những người đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Chất liệu văn hóa dân gian nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Ca dao

B. Tục ngữ

C. Truyền thuyết

D. Thể thơ dân tộc

Câu 52. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Theo đánh giá của Phạm Văn Đồng, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu lớn lao bởi sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân, bằng cách làm cho lòng người ___________ trước những hình tượng “sinh động và não nùng” của những con người “suốt đời tận trung với nước, trọng nghĩa với dân”.

A. rung động

B. cảm động

C. cảm xúc

D. xúc động

Câu 53. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Văn chương sẽ là ________ của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

A. đặc điểm

B. hình dung

C. vẻ đẹp

D. biểu tượng

Câu 54. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu."

(Trích "Tuyên ngôn Độc lập" – Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”?

A. Ẩn dụ

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 55. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách…

Không nên đánh giá con người qua bề ngoài, hình thức mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

A. bề ngoài

B. đánh giá

C. bằng

D. đối xử

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Để trưởng thành, tất cả chúng ta đều phải trải qua hai cuộc đấu tranh: một cuộc đấu tranh bên ngoài và một cuộc đấu tranh ngay trong tâm trí mỗi người. Nhưng cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại những thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo…. Những cuộc đấu tranh như thế diễn ra liên tục và thật sự rất gian khó, nhưng lại là điều kiện giúp bạn nhận ra cảnh giới cao nhất của mình. Hãy luôn cẩn trọng và can đảm. Hãy tiếp thu ý kiến những người xung quanh nhưng đừng để họ chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn. Hãy giải quyết những bất đồng trong khả năng của mình nhưng đừng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đề ra. Đừng để bóng đen của nỗi lo sợ bao trùm đến cuộc sống của bạn. Bạn phải hiếu rằng, dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được điều gì đó bổ ích cho mình. Vì vậy, hãy tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. Với sự hi sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình…

(Trích Đánh thức khát vọng, nhiều tác giả, First News tổng hợp NXB Hồng Đức, 2017, tr.67,78)

Câu 56: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự.

B. Biểu cảm.

C. Miêu tả.

D. Nghị luận.

Câu 57. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong phần in đậm?

A. So sánh.

B. Điệp từ.

C. Điệp cấu trúc.

D. Ẩn dụ.

Câu 58. Theo tác giả, cuộc đấu tranh quan trọng nhất và ý nghĩa nhất là gì?

A. Là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người.

B. Là cuộc đấu tranh bên ngoài.

C. Là sự kết hợp giữa cuộc đấu ranh bên trong và cuộc đấu tranh bên ngoài của con người.

D. Là cả hai cuộc đấu tranh bên trong và bên ngài của con người.

Câu 59. Câu nói “Dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình” có ý nghĩa gì?

A. Khi gặp thất bại con người không được nản chí.

B. Thất bại đôi khi mang lại cho con người những giá trị to lớn.

C. Thất bại là bước khởi đầu tạo nên thành công sau này.

D. Thất bại đem đến những kinh nghiệm, là nguồn động lực để ta không ngừng nỗ lực, cố gắng, trau dồi bản thân trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.

Câu 60. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Nói về hai cuộc đấu tranh mà chúng ta phải trải qua trên con đường trưởng thành.

B. Nói đến cuộc đấu tranh bên trong con người từ đó thúc đẩy lòng tin, sự đấu tranh vì những mục tiêu cao cả và làm chủ số phận mình.

C. Động viên con người bước ra khỏi bóng tối giới hạn của bản thân.

D. Khuyên nhủ con người muốn thành công phải không ngừng học hỏi.

Đọc đoạn trích sau dây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về hành vi của động vật cho rằng một số loài động vật có khả năng ghi nhớ các sự việc đã diễn ra quá khứ, dự đoán các sự việc sắp diễn ra trong tương lai, từ đó lập kế hoạch và đưa ra lựa chọn, đồng thời có khả năng phối hợp làm việc nhóm. Tuy nhiên, những khả năng đặc biệt đó của động vật là hành động có ý thức hay hoàn toàn theo bản năng vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp.

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học, có thể thấy loài ong truyền tin cho nhau biết những vị trí có thể lấy mật hoa bằng cách nhảy theo mô hình số tám. Định hướng của điệu nhảy cho biết vị trí của thức ăn so với phương hướng của mặt trời và tốc độ của điệu nhảy cho biết nguồn thức ăn cách tổ ong bao xa. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng khả năng biểu diễn và mã hóa điệu nhảy là bẩm sinh và không có trí thông minh đặc biệt nào tác động đến khả năng này. Nhưng trong một nghiên cứu, khi những người thử nghiệm liên tục thay đổi địa điểm của nguồn thức ăn, mỗi lần di chuyển thức ăn xa hơn 25% so với vị trí trước đó, ong mật kiếm ăn bắt đầu dự đoán nơi nguồn thức ăn sẽ xuất hiện tiếp theo. Khi các nhà nghiên cứu đến địa điểm mới, họ thấy những con ong đã đến đó trước để chờ đợi thức ăn. Vẫn chưa ai giải thích được bằng cách nào mà những con ong có bộ não chỉ nặng 113 gam lại có thể suy ra vị trí của địa điểm mới. Một nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số loài động vật có thể sử dụng các vật dụng thô sơ trong tự nhiên để làm công cụ: rái cá dùng đá để làm nứt vỏ trai; tinh tinh mẹ hướng dẫn cho những con tinh tinh con cách sử dụng đá để mở các loại hạt cứng. Các nhà khoa học đã làm một nghiên cứu trên những con tinh tinh. Họ cho những con tinh tinh lựa chọn một trong hai căn phòng: một căn phòng để hai thùng socola, trong đó một thùng có năm hộp và một thùng có ba hộp; căn phòng còn lại họ chỉ để một thùng nhưng trong đó có mười hộp socola, một số con tinh tinh ngay lập tức chọn căn phòng chỉ có một thùng nhưng số hộp socola nhiều hơn. Điều đó cho thấy loài tinh tinh có khả năng tính toán, so sánh và lựa chọn. Họ còn có thể đào tạo cho những con tinh tinh biết tính toán đơn giản và ghi số lượng lên nhãn dán của các mặt hàng.

Câu 61. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

A. Nghiên cứu về ý thức trong hành vi của động vật

B. Việc sử dụng thức ăn trong nghiên cứu hành vi động vật

C. Vai trò của bản năng đối với tập tính của động vật

D. Sự khác nhau giữa tập tính của các loài động vật

Câu 62. Khả năng nào của động vật KHÔNG được chỉ ra trong các nghiên cứu ở đoạn văn trên?

A. Truyền đạt cảm xúc

B. Ghi nhớ sự việc trong quá khứ

C. Đưa ra các lựa chọn

D. Dự đoán sự việc sắp diễn ra

Câu 63. Theo đoạn trích, các nhà khoa học đã khám phá ra điều gì khi nghiên cứu về loài ong?

A. Ong thường hay di chuyển theo hình số 8 khi đi kiếm mồi.

B. Ong có thể dự đoán được nơi tiếp theo các nhà khoa học sẽ đặt thức ăn của chúng.

C. Ong mật thường gặp khó khăn trong việc di chuyển đi tìm thức ăn.

D. Những con ong có thể di chuyển xa hơn 25% so với dự tính của các nhà khoa học

Câu 64. Theo đoạn trích, một số loài động vật sử dụng các vật dụng thô sơ trong tự nhiên để làm gì?

A. Làm vũ khí tự vệ

B. Vệ sinh cơ thể

C. Tách vỏ thức ăn

D. Làm đồ chơi

Câu 65. Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm tinh tinh với socola?

A. Loài tinh tinh thích làm việc theo cấp hoặc theo nhóm hơn là làm việc độc lập.

B. Loài tinh tinh gặp khó khăn khi đưa ra các lựa chon.

C. Loài tinh tinh chỉ thích ăn socola.

D. Loài tinh tinh có khả năng tính toán đơn giản.

Câu 66. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách

Mỗi trường phái hội họa đều có suy nghĩ riêng về cái đẹp, quyết định riêng việc lựa chọn đề tài, cách vận dụng ngôn ngữ tạo hình và xử lý kỹ thuật chất liệu riêng để đạt hiệu quả mong muốn.

A. trường phái

B. suy nghĩ

C. tạo hình

D. hiệu quả

Câu 67. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. độc ác

B. tàn bạo

C. hống hách

D. hung dữ

Câu 68. Tác giả nào sau đây KHÔNG thuộc trường văn học hiện thực trước Cách mạng?

A. Nam Cao

B. Nguyễn Công Hoan

C. Nguyễn Minh Châu

D. Ngô Tất Tố

Câu 69. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Toàn cầu hóa là một _________ lớn, một mặt cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, mặt khác đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh _________ bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới.

A. xu thế/căng thẳng

B. trào lưu/căng thẳng

C. trào lưu/quyết liệt

D. xu thế/quyết liệt

Câu 70. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách…

Nhân vật Khoai trong câu chuyện "Cây tre trăm đốt" vốn là người nhanh trí. Vì thế trong mọi tình huống anh đều xử lý rất thông minh.

A. nhanh trí

B. tình huống

C. xử lý

D. thông minh

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 71 đến 75:

Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Câu 71. Đối tượng miêu tả của đoạn văn trên?

A. Sông Hương ở thượng nguồn

B. Sông Hương ở trong lòng Thành phố

C. Sông Hương ở ngoại vi Thành phố Huế

D. Sông Hương ở đồng bằng

Câu 72. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ gì?

A. Đối lập, nhân hóa, ẩn dụ

B. Đối lập, nhân hóa, so sánh

C. Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa

D. Ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ

Câu 73. Dòng sông được hiện lên như thế nào qua đoạn văn?

A. Dòng sông với vẻ đẹp vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng vừa cổ kính, trầm mặc đậm chất Huế.

B. Dòng chảy phong phú; mang vẻ đep kín nữ tính; vẻ đẹp kín đáo với tâm hồn sâu thẳm.

C. Dòng sông phong phú độc đáo, mãnh liệt

D. Dòng sông như một sinh thể trữ tình có đời sống nội tâm hết sức phong phú.

Câu 74. Đặc điểm Sông Hương ở đoạn này có điểm gì tương đồng với đặc điểm sông Đà ở thượng nguồn trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân?

A. Hùng vĩ

B. Nhỏ bé

C. Dịu dàng

D. Cổ kính

Câu 75. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A. Kí

B. Truyện ngắn

C. Tiểu thuyết

D. Truyện dài

Câu 76. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Đoạn thơ trên muốn nhắc tới vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 77. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

A. xộc xệch

B. rũ rượi

C. soàn soạt

D. rón rén

Câu 78. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Từ “kịp” trong hai câu thơ trên diễn tả tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

A. Một lời thỉnh cầu, hi vọng được gặp lại người thương

B. Nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương

C. Niềm khao khát, thúc bách chạy đua với thời gian

D. Niềm mong ngóng trông đợi đối với người thương

Câu 79. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Ông đò Lai Châu bạn tôi làm nghề chở đò dọc sông Đà đã 10 năm liền và thôi làm đò cũng đã đôi chục năm nay. Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông nói ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông. Nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào trong sương mù. Quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh. Ông chở đò dọc, chở chè mạn, chè cối từ Mường Lay về Hòa Bình, có khi chở về đến tận bến Nứa Hà Nội. Ông bảo: Chạy thuyền trên sông không có thác, nó sẽ dễ dại tay chân và buồn ngủ. Cho nên ông chỉ muốn cắm thuyền ở Chợ Bờ, cái chỗ biên giới thủy phận cuối cùng của đá thác sông Đà…

Trên dòng sông Đà, ông xuôi ngược hơn trăm lần rồi. Chính tay ông giữ lái đò độ sâu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sâu mái chèo. Trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước, những con thác hiểm trở sông Đà, với người lái đò ấy, như thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc lòng từ dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, chấm xuống dòng…

(Người lái đò sông Đà – Tuyển tập Nguyễn Tuân – NXBVH 2008)

Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phận cuối cùng của đá thác Sông Đà?

A. Vì chạy thuyền trên sông không có thác, nó sẽ dễ dại tay chân và buồn ngủ

B. Vì ông đã quen chở đò dọc sông Đà 10 năm liền nên ông không muốn thay đổi

C. Vì quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh

D. Vì ông thấy vị trí địa lí tốt

Câu 80. Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG thuộc giai đoạn 1945 - 1975?

A. Chí Phèo

B. Vợ chồng A Phủ

C. Vợ nhặt

D. Rừng xà nu

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 81 đến 85:

Tóc mẹ nở hoa
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
Màu đất đỏ tự ngàn xưa thắm lại
Nhắc một thời máu lửa cha ông…

Ở nơi đây!
Mỗi mái nhà đều là kỷ niệm
Rêu lên màu trên nửa vầng trăng
Bậc thềm xưa. Mẹ chờ cha vò võ
Chiều sương giăng, súng nổ sau đồi

Tháng ba ấy cha đi không trở lại
Mùa xuân. Tia chớp xé ngang trời
Đêm mùng mười cha ngã giữa Ban Mê
Đất bazan đỏ bừng… Lửa cháy
Ở phía đó cha đã không kịp thấy
Một tháng tư. Đà Lạt yên bình

Bốn mươi năm! Mảnh vườn cũ hồi sinh
Mùa cúc nở hoa. Mùa hồng thay áo
Đóa dã quỳ giấu vào lòng cơn nắng
Mẹ một mình lặng lẽ… Thờ cha
Bốn mươi mùa tóc mẹ nở hoa
Những nụ trắng như tuổi xuân gói lại
Những cánh trắng khắp núi đồi mê mải
Lất phất bay, nâng bước chân ngày.

(Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975)

(Lê Hòa, trích từ báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/05/2017)

Câu 81. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Thuyết minh

D. Biểu cảm

Câu 82. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng

A. Điệp từ, nhân hóa, so sánh

B. Hoán dụ, nói quá, điệp từ

C. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ

D. So sánh, nhân hóa

Câu 83. Tình cảm nào của nhân vật trữ tình dành cho mẹ được thể hiện qua khổ thơ cuối?

A. Yêu thương

B. Kính trọng, biết ơn

C. Lo sợ màu thời gian vô thường

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 84. Từ “vò võ” trong bài thơ thể hiện ý nghĩa gì?

A. Sự ồn ào của không gian

B. Sự mỏi mệt của con người

C. Sự khắc khoải, mong ngóng, đợi chờ

D. Tất cả các phương án trên

Câu 85. Nội dung của bài thơ trên là gì?

A. Chiến tranh khốc liệt của Đà Lạt

B. Hình ảnh đẹp của người mẹ và Đà Lạt.

C. Những người chiến sĩ đã hi sinh anh dũng

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 86. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại

A. nhỏ nhẹ

B. nhỏ nhắn

C. nhỏ con

D. nhỏ xíu

Câu 87. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Chi tiết “rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má” thể hiện điều gì ở viên chánh án?

A. Đẩu cần phải có con mắt nhìn tinh tế hơn

B. Đẩu cần phải rời khỏi cương vị và nhìn bằng con mắt của người dân.

C. Đẩu cần phải thay đổi quan điểm của mình

D. Đẩu cần nhìn nhận thực tế chứ không dựa trên lý thuyết.

Câu 88. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Trích Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)

Nội dung đoạn thơ trên là gì?

A. Cảm giác cô đơn và nỗi buồn bâng khuâng toát lên từ không gian cô liêu, vắng vẻ của “tràng giang”.

B. Cảm giác cô đơn và nỗi buồn bâng khuâng toát lên từ khung cảng sóng nước của “tràng giang”.

C. Cảm giác cô đơn và nỗi buồn bâng khuâng toát lên từ không gian rộng lớn của “tràng giang”.

D. Cảm giác cô đơn và nỗi buồn bâng khuâng toát lên từ khoảnh khắc hoàng hôn trên sông nước của “tràng giang”.

Câu 89. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Chị Chiến lại nói, giọng còn rành rọt hơn cả hồi nãy:
- Bây giờ chị Hai ở xa. Chị em mình đi thì thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Chú Năm nói có con nít học ê a có gì nó quét dọn cho. Thằng Út cũng học ở đây. Mày chịu không?
Việt chụp một con đom đóm úp trong lòng tay:
– Sao không chịu?
- Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học, nghen?
- Hồi đó má dặn chị làm sao, giờ chị cứ làm y vậy, tôi chịu hết.
– Má dặn tao hồi nào? Giờ còn có tao với mày thôi. Nếu đồng ý thì nồi, lỵ, chén, đĩa, cuốc, vá, đèn soi với nơm để gởi chú Năm. Chừng nào chị Hai ở dưới biển về làm giỗ má, chị có muốn lấy gì thì chị chở về dưới, nghen?
– Tôi nói chị tính sao cứ tính mà…

(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

Đoạn trích thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật Chiến?

A. Yêu nước, căm thù giặc

B. Đảm đang, tháo vát

C. Yêu thương, tình nghĩa

D. Ngoan ngoãn, hiếu thảo

Câu 90. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách...

Bài thơ “Sang thu” được sáng tác năm 1977, thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả trước những chuyển đổi của thiên nhiên, sức sống của tạo vật trong những khoảnh khắc giao mùa.

A. cảm nhận

B. chuyển đổi

C. sức sống

D. những khoảnh khắc

Câu 91. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Đôi khi, một lời khen ngợi, động viên được nói ra đúng lúc có tác động phi thường mà ngay chính bản thân người tạo ra lời khen ấy cũng không ngờ đến.

Một cậu bé khác ở Luân Đôn làm nhân viên trong một cửa hàng bán thực phẩm khô. Cậu phải thức dậy lúc năm giờ sáng dọn dẹp của hàng, làm việc vất vả suốt mười bốn giờ trong ngày. Đây là công việc thuần túy chân tay và cậu ghét nó. Sau hai năm, cậu không thể nào chịu đựng được nữa. Một buổi sáng thức dậy, không đợi ăn sáng, cậu cuốc bộ mười lăm dặm đi tìm mẹ. Lúc đó đang giúp việc cho một gia đình giàu có, để nói lên suy nghĩ của mình. Sau đó, cậu viết một bức thư dài cho thầy giáo cũ của cậu, tâm sự rằng mình rất đau khổ, không muốn sống nữa. Người thầy an ủi và khuyến khích cậu, cam đoan rằng cậu thực sự thông minh và thích hợp cho những công việc còn tốt hơn thế. Ông sẵn sàng tìm cho cậu một chân giáo viên ở làng.

Người thầy đã thực hiện một nghĩa cử cao đẹp cho cậu học trò của mình. Lời động viên đúng lúc của ông thay đổi cả tương lai cậu bé. Người thầy này đã góp phần tạo nên một nhân cách đặc biệt trong lịch sử văn học Anh. Bởi vì ngay sau đó, cậu bắt đầu viết và nhanh chóng trở thành tác giả của vô số những tác phẩm bán chạy nhất nước Anh, kiếm trên một triệu đô-la bằng ngòi bút của mình. Đó là H.G.Wells.

(Theo Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2015)

Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

A. Sức mạnh tình yêu thương, lời khen của con người trong cuộc sống.

B. Khi bạn biết vươn lên trong cuộc sống thì bạn có thể thay đổi cuộc đời, số phận con người, mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

C. Sự khích lệ, động viên từ người thầy của mình, để có niềm lạc quan, niềm tin trong cuộc sống.

D. Câu chuyện về cậu bé Wills từng đau khổ, và không muốn sống, làm việc nhưng được sự khích lệ đã vươn lên để trở thành nhà văn nổi tiếng của nước Anh.

Câu 92. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách...

Nếu không tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước thì rất có thể con người sẽ không có đủ nước để dùng, nước bị ô nhiễm. Khi đó, cuộc sống của chúng ta sẽ khó khăn, sức khỏe bị ảnh hưởng xấu. Người gây ô nhiễm nguồn nước có thể bị phạt.

A. con người

B. có thể

C. ảnh hưởng xấu

D. khó khăn

Câu 93. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư”

(Lời bài hát Khát Vọng - Phạm Minh Tuấn)

Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Biểu cảm, miêu tả

Câu 94. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Người đọc khi đến với các tác phẩm văn học có nhiều trạng thái vui buồn khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau, có thái độ, __________ hoặc vô tư, phóng khoáng khác nhau.

A. ý kiến

B. nhận định

C. định kiến

D. suy nghĩ

Câu 95. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Hình ảnh “giọt nước mắt” trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

A. Thể hiện tâm lý của A Phủ: đau đớn và tủi nhục

B. Là sợi dây kết nối sự đồng cảm trong Mị từ đó khơi dậy sức mạnh tiềm tàng

C. Tô đậm cái khổ của người dân Hồng Ngài dưới ách thống trị của cha con nhà thống lý

D. Khiến Mị chú ý đến A Phủ

Câu 96: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Đoạn thơ thể hiện quan niệm gì về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh?

A. Khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. Khát vọng ấy khiến vượt qua hoàn cảnh.

B. Tình yêu mãi là khát vọng muôn đời của con người, nhất là đối với tuổi trẻ và là vươn tới cái cao rộng, lớn lao

C. Yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao… vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất, vừa xung đột, vừa hài hoà.

D. Khẳng định về sự tồn tại bất diệt của khát vọng tình yêu trong trái tim người con gái.

Câu 97. Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Điều đáng lưu ý là văn thơ nói đến những nội dung yêu nước đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, ____________ đơn thuần mà quan trọng hơn là sự tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc.

A. tư tưởng

B. ý chí

C. ý nghĩ

D. tâm tưởng

Câu 98. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời. Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất.

(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.29)

Tính cách của Huấn Cao được miêu tả bằng chữ “khoảnh”. “Khoảnh” nghĩa là gì?

 

A. Cao ngạo, phách lối, khó chịu

B. Kiêu căng, ngạo mạn, khó tính

C. Kiêu ngạo, khó tính hay làm bộ làm tịch

D. Khó tính, kiêu kì trong giao tiếp

Câu 99. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”

(Trích đoạn trích Vợ Nhặt, Kim Lân, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)

Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?

A. Nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con

B. Tâm trạng bà cụ Tứ khi biết con trai dẫn người đàn bà xa lạ về.

C. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng.

D. Ý nghĩa của tình mẫu tử

Câu 100. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Hồn Trương Ba: Ông hãy trả lời đi! Ông có giúp tôi không? Nếu ông từ chối, tôi sẽ... Tôi đã nhất quyết! Ông phải giúp tôi!
Đế Thích: Trả thân xác này cho anh hàng thịt... và thế là...
Hồn Trương Ba: Không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa.

(Trích Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Nội dung cuộc đối thoại trên là gì?

 

A. Người và thần tiên luôn luôn bất đồng quan điểm sống

B. Cuộc nói chuyện giữa người thường và thần tiên.

C. Cuộc tranh luận về sự sống và cái chết.

D. Khát vọng sống đẹp, khát vọng tự giải phóng cho tâm hồn

 

----------HẾT---------


BẢNG ĐÁP ÁN

51. C

52. A

53. B

54. A

55. C

56. D

57. C

58. A

59. D

60. B

61. A

62. A

63. B

64. C

65. D

66. B

67. C

68. C

69. D

70. C

71. A

72. B

73. B

74. A

75. A

76. D

77. C

78. C

79. A

80. A

81. D

82. D

83. D

84. C

85. B

86. A

87. B

88. B

89. B

90. B

91. D

92. B

93. D

94. C

95. B

96. B

97. A

98. D

99. B

100. D

Theo TTHN

DÀNH CHO 2K7 – ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?

Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Trang bị phương pháp làm bài suy luận khoa học
  • Bộ 15+ đề thi thử chuẩn cấu trúc mới bài thi ĐGNL

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Viết bình luận: Đề thi thử ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội phần định tính - Có đáp án (đề 3)

  •  
Đăng ký tư vấn khóa ĐGNL!