Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh THPT Nguyễn Khuyến 2015

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 của trường THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh năm 2015:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh 2015 THPT Nguyễn Khuyến - TPHCM

Câu 1. Ở một loài, hình dạng quả do hai cặp gen (Aa va Bb quy định). Trong kieu gen có cả A và B thì cho quả tròn, các kiểu gen con lại cho qua dài. Màu sắc hoa do một gen quy dinh, hoa vàng trội so với hoa trắng. Trong một phép lai phân tích thu được kết quả 42 quả tròn, hoa vàng; 108 quả tròn, hoa trắng; 258 quả dài, hoa vàng; 192 quả dài, hoa trắng. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai phân tích trên có thể là

      A. AD/ad*Bb x ad/ad*bb, hoán vị gen với tần số là 28%.      B. Ad/aD*Bb x ad/ad*bb, hoán vị gen với tần số là 28%.

      C. AD/ad*Bb x ad/ad*bb, liên kết gen hoàn toàn.       D. Ad/aD*Bb x ad/ad*bb, liên kết gen hoàn toàn.

Câu 2. Trên một hệ sinh thái đồng cỏ, loài ăn cỏ : côn trùng, nai, chuột và một đàn 5 con báo ăn nai. Mỗi ngày đàn báo cần 3000kcal. Mỗi ngày đàn báo cần 3000 kcal/con, cứ 3 kg cỏ tương ứng với 1 kcal. Sản lượng cỏ trên đồng cỏ chỉ đạt 300 tấn/ha/năm, hệ số chuyển đổi giữa các bậc dinh dưỡng là 10%, côn trùng và chuột đã hủy hoại 25% sản lượng cỏ. Đàn báo cần một vùng săn rộng bao nhiêu ha để sống bình thường?

      A. 5475.103 ha.                 B. 73ha.      C.75000 ha.     D. 7300 ha.

Câu 3. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây không phải của thể đột biến.

      A. AABb, aabb.     B. aaBB, AABb.      C. AAbb, Aabb.          D. AaBb, AABb.

De thi thu THPT Quoc gia mon Sinh THPT Nguyen Khuyen 2015

Câu 16. Xét 3 locus trên 3 NST thường khác nhau. Locus 1 gồm A1, A2,A3 với quan hệ A1 > A2 > A3 (dấu > là trội hoàn toàn). Locus 2 gồm B1,B2, b với B1 = B2 > b (dấu = là đồng trội). Locus 3 gồm D1, D2, D3,D4 và d với D1 = D2 = D3 = D4 >d. Có tối đa có bao nhiêu kiểu hình trong quần thể giao phối về 3 locus trên. Biết mỗi gen quy định một tính trạng.

      A. 45                                 B. 90                                  C. 120                               D. 132.

Câu 17. Một quần thể của một loài thực vật có tỉ lệ  các kiểu gen trong quần thể như sau:

P: 0,35 AABb + 0,25 Aabb + 0,15 AaBB + 0,25 aaBb = 1

Cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ giao phối ngẫu nhiên, tỷ lệ kiểu gen AaBb trong quần thể :

      A. 29,7%                           B. 18,15%                         C. 36,3%                           D. 12,25%

Câu 18. Một đột biến thể ba của một loài động vật, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần đó tạo ra số tế bào có tổng cộng là 288 NST. Loài đó có bao nhiêu thể ba nhiễm kép.

      A. 4                                   B. 6                                    C. 12                                 D. 3

Câu 19. Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd thực hiện giảm phân cho 6 loại giao tử khác nhau thì tỷ lệ các loại giao tử là bao nhiêu? Biết quá trình giảm phân hoàn toàn bình thường, không có đột biến và chuyển đoạn.

      A. 2:2:1:1:1:1                    B. 4:4:1:1:1:1                     C. 1:1:1:1:1:1                    D. 3:3:1:1: 1:1

Câu 20. F1 mang 4 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp NST tương đồng như sau:

 Cặp NST số 1: AB/ab; cặp số 2: De/dE

Biết rằng có hoán vị gen xảy ra trên cặp NST số 1 với tần số là 10% và trên cặp NST số 2 với tần số là 20%. Khi F1 tự thụ, F2 có tỉ lệ kiểu hình A – B – D – E – = ?

      A. 35,8%                           B. 33,7%                           C. 55%                              D. 75%

Câu 21. Ruồi giấm đực có bộ NST 2n = 8 được ký hiệu như sau: AaBbDdXY. Xét quá trình phân bào giảm nhiễm của một tế bào sinh tinh (điều kiện không xảy ra trao đổi chéo). Số kiểu phân ly có thể có của các NST kép ở kỳ sau I?

      A. 8                                   B. 4                                    C. 6                                   D. 16.

Câu 22. Trong giảm phân I ở người, 10% số tế bào sinh tinh của bố có 1 cặp NST không phân li, 30% số tế bào sinh trứng của mẹ cũng có một cặp NST không phân li. Các cặp NST khác phân li bình thường, không có đột biến khác xảy ra. Hãy tính xác suất để sinh một người con trai chỉ duy nhất bị hội chứng Đao (không bị các hội chứng khác).

      A. 0,37                              B. 0,27                               C. 0,07                              D. 0,42

Câu 23. Cho con cái (XX) lông đen thuần chủng giao phối với con đực (XY) lông trắng được F1 có 50% con lông xám và 50% lông đen. Cho con lông xám (F1) giao phối với con lông trắng ( P ) được tỉ lệ = 3 con lông xám: 4 con lông trắng: 1 con lông đen. Trong đó lông đen toàn là đực. Cho F1 xám x trắng (P) thì tỉ lệ kiểu hình con đực trắng ở F2 ?

      A. 12,5%                           B. 25%                              C. 31,25%                         D. 18,75%

Câu 24. Cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn I3 là : 0,35 AA + 0,1 Aa + 0,55 aa. Cấu trúc của quần thể ở thế hệ xuất phát Io ?

      A. 0,8Aa + 0,2aa               B. 0,6Aa + 0,4aa                C. 0,8Aa + 0,1 Aa + 0,1aa       D. 0,7Aa + 0,2Aa + 0,1aa

Câu 25. Quan sát tế bào của một loài động A dưới kính hiển vi, thấy tế bào có các NST kép rất rõ và xếp thành cặp trên mắt phẳng xích đạo của tế bào. Với bộ NST của tế bào có thể có 512 cách sắp xếp thành cặp ở kì phân bào nói trên. Cho rằng mỗi cặp tương đồng gồm hai NST khác nhau theo nguồn gốc bố mẹ. Loài A có bộ NST 2n là bao nhiêu?

      A. 10                                 B. 8                                    C. 20                                 D. 16.

Câu 26. Ở người, tóc xoăn A trội so với tóc thẳng a. Gen nằm trên NST thường. Một quần thể đạt cân bằng di truyền về tính trạng nàycó tần số alen a = 0,6. Có 4 cặp vợ chồng đều tóc quăn,  mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con. Hãy tính xác suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa tóc thẳng.

      A 0,0876                           B. 0,0146                           C. 0,0167                          D. 0,0197

Câu 27. Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái bao gồm:

      A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1.

      B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

      C. cây xanh, sinh vật tiêu thụ và vi sinh vật.

      D. vi sinh vật có khả năng quang hợp, sinh vật ăn thực vật, nấm, và một số loài động vật không xương sống.

Câu 28. Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất ?

      A. tảo đơn bào – động vật phù du – giáp xác – cá – người.

      B. tảo đơn bào – giáp xác  – cá – người

      C. tảo đơn bào – cá – người.

      D. tảo đơn bào – động vật phù du – cá – người

Câu 29. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết 

      A. sự phụ thuộc về thức ăn của động vật vào thực vật.

      B. sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã.

      C. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.

      D. mức độ gần gủi giữa các loài trong quần xã. 

Câu 30. Một chu trình sinh địa hóa gồm có các phần nào

      A. tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước

      B. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất,

nước

      C. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước

      D. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ

Câu 31. Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả sai trong câu ca dao" Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti; nhện ơi, nhện hởi, nhện đi đàng nào". Quan hệ đúng là 

      A. quan hệ hội sinh.                                                    B. quan hệ ký sinh.

      C. quan hệ con mồi – vật ăn thịt.                                 D. quan hệ ức chế cảm nhiễm.

Câu 32. Cacbon đi vào chu trình sinh địa hoá dưới dạng :

      A. cacbon dioxit.               B. hợp chất hữu cơ CxHyOz.   C.  muối cacbonat.      D. ôxit cacbon 

Câu 33. Các loài trong quần xã có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó 

      A. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có hai loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại

      B. các mối quan hệ hỗ trợ, cả hai loài đều hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại

      C. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng các loài đều bị hại

      D. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại

Câu 34.  Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể

      A. chim sâu và sâu đo.      B. cá rô phi và cá chép.     C. tôm và tép.                    D. ếch đồng và chim sẻ.

Câu 35. Tập hợp các cá thể nào thuộc một trong các nhóm sau đây phân bố trong một sinh cảnh xác định được gọi là một quần xã sinh vật? 

      A. Lim xanh.                     B. Thông đuôi ngựa.          C. Bạch đàn trắng.             D. Lan.

Câu 36. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?

      A. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.

      B. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn.

      C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.

      D. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.

Câu 37. Đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu đó là:

      A. các muối sunphat, muối nitrat.                                B. muối nitơ.

      C. cacbonic.                                                                D. nước

Câu 38. Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở

      A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng.

      B. chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng.

      C. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng.

      D. thành phần cấu trúc, chuyển hoá năng lượng.

Câu 39. Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là: 

      A. phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng.

      B. xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp.

      C. biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế.

      D. nắm được quy luật phát triển của quần xã.

Câu 40. Xu hướng chung của diễn thế nguyên sinh là 

      A. từ quần xã tiên phong đến quần xã trưởng thành.

      B. từ quần xã tiên phong đến quần xã trưởng thành rồi tiếp tục quần xã tiên phong.

      C. từ chưa có quần xã đến có quần xã đỉnh cực.

      D. từ quần xã trưởng thành đến quần xã tiên phong.

Câu 41. Giả sử một tế bào sinh tinh của người có bộ NST kí hiệu 44A + XY. Khi tế bào này giảm phân các cặp NST thường đều phân ly bình thường nhưng cặp NST giới tính không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II phân ly bình thường. Các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trên là

      A. 22A + X và 22A + Y     B. 22A + XY và 22A + Y. C. 22A + XY và 22A         D. 22A + X và 22A+ YY.

Câu 42. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

      A. Mối quan hệ vật chủ – vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt.

      B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.

      C. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.

      D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.

Câu 43. Cho F1 lai phân tích được F2 có: 21 cây quả tròn–hoa tím: 54 cây quả tròn– hoa trắng:129 cây quả dài –hoa tím: 96 cây quả dài– hoa trắng. Biết hoa tím (D) là trội so với hoa trắng (d), hình dạng quả do 2 cặp gen không alen A, a; B, b quy định. Hãy tính tần số hoán vị gen và kiểu gen của F1

De thi thu THPT Quoc gia mon Sinh THPT Nguyen Khuyen 2015

Câu 44. Tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh? 

      A. Tài nguyên nước.          B. Khí đốt thiên nhiên.      C. Dầu lửa.                        D. Năng lượng gió 

Câu 45. Phát biểu nào sau đây sai khi ứng dụng về chuyển hóa năng lượng  trong hệ sinh thái? 

      A. Trong chăn nuôi và trồng trọt, cần có sự phân bố hợp lý để tận dụng nguồn năng lượng của môi trường 

      B. Trong một ao cá nước ngọt, muốn có hiệu quả cao, không nên nuôi cùng lúc nhiều loài cá vì chúng sẽ cạnh tranh gay gắt

      C. Trong một ao nuôi nhiều loài cá, sản lượng các loài cá ăn cỏ thường cao hơn sản lượng các loài cá  ăn thịt 

      D. Người ta thường phủ xanh đồi trọc bằng các loài cây ưa sáng để cải tạo môi trường 

Câu 46. Trong quy luật hình tháp sinh thái, dòng năng lượng được chuyển hóa tuân theo nguyên tắc giáng cấp. Biểu hiện giáng cấp có nguyên nhân do: 

      A. Qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng bị mất đi do hô hấp, bài tiết và thức ăn sinh vật không được sử dụng 

      B. Hệ số sử dụng của thức ăn trong cơ thể bao giờ cũng nhỏ hơn 100%

      C. Sinh vật có bậc dinh dưỡng cao thường có kích thước cơ thể lớn nên số lượng cá thể ít 

      D. Sinh khối của sinh vật có bậc dinh dưỡng thấp bao giờ cũng lớn hơn sinh khối của loài sinh vật có bậc dinh dưỡng cao 

Câu 47. Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn không tồn tại độc lập vì: 

      A. Sinh vật luôn đấu tranh sinh tồn với giới vô cơ và giới hữu cơ.

      B. Một loài có thể sử dụng nhiều loài khác nhau làm nguồn thức ăn, một loài còn là nguồn thức ăn cho nhiều loài khác.

      C. Quy luật sinh thái không cho phép.

      D. Hệ sinh thái có một cấu trúc động.

Câu 48. Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái

      (1) Thực vật nổi                 (2) Động vật nổi                (3) Giun                             (4) Cỏ               (5) Cá ăn thịt

Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:

      A. (2) và (3)                       B. (1) và (4)                       C. (2) và (5)                       D. (3) và (4)

Câu 49. Các khái niệm và dữ liệu về sinh quyển 

      1. Sinh quyển gồm toàn bộ SV sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái đất.

      2. Sinh quyển dày khoảng 20 km.

      3. Thuộc về sinh quyển, địa quyển dày khoảng vài chục mét

      4. Thuộc về sinh quyển, khí quyển cao khoảng 6 – 7 km

      5. Thuộc về sinh quyển, thủy quyển sâu khoảng 10 – 11 km

Số ý đúng là :

      A. 5                       B. 4                C. 3                     D. 2

Câu 50. Chu trình sinh địa hóa là quá trình trao đổi các chất (A) từ môi trường ngoài vào (B) rồi từ đó chuyển ngược lại môi trường. (A) và (B) lần lượt là

      A. hữu cơ ; cơ thể sinh vật qua các bậc dinh dưỡng.    B. vô cơ ; cơ thể sinh vật qua các bậc dinh dưỡng.

      C. ion ; hệ sinh thái.        D. khí ; cơ thể sinh vật qua các bậc dinh dưỡng.

Tuyensinh247 tổng hợp

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

1 bình luận: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh THPT Nguyễn Khuyến 2015

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH