Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 102

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. trắc nghiệm

1. Tên khai sinh của Nhà thơ Viễn Phương là gì ?

A. Phan Thanh Viễn

B. Phạm Ngọc Hoan

C. Phan Ngọc

D. Vũ Ngọc Phan

2. Nhà Thơ Viễn Phương quê ở đâu ?

A. An Nhơn

B. Nghệ An

C. Tuy An

D. An Giang

3. Bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương được in trong tập thơ nào ?

A. ánh sáng và phù xa

B. Đầu súng, trăng treo

C. Như mây mùa xuân

D. Mặt đường khát vọng

4. Bài thơ “Viếng lăng bác” được viết năm nào ?

A. 1975

B. 1976

C. 1974

D. 1977

5. Chép tiếp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh  những câu thơ sau :

Ngày ngày …………

Thấy một  …………

Ngày ngày …………

Kết vòng hoa …………

6. Điền đúng (Đ) ; Sai (S) vào các nhận định sau.

A.“Viếng lăng Bác” là bài thơ khóc Bác xúc động

B. “Viếng lăng Bác” là nén nhang thành kính dâng lên người

C. “Viếng lăng Bác” là bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác

7. Hình ảnh hàng tre trong bài thơ có ý nghĩa gì ?

A. Nói về sức quật khởi của dân tộc Việt Nam.

B. Nói về tinh thần hiên ngang bất khuất của dân tộc Việt Nam

C. Nhắc đến hình ảnh cây tre trong truyện Thánh Gióng

D. Nói về sự kiên trì, dẻo dai ,bền bỉ của dân tộc Việt Nam ?

8. Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” dùng biện pháp tu từ gì ?

A. So sánh

B. ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Phóng đại

9. Hành trình “viếng lăng Bác” của nhà thơ trong thời gian bao nhiêu ngày ?

A. 1 ngày

B. Nhiều ngày

C. 2 ngày

D. 10 ngày

10. Ghi Đ (Đúng) ; S (Sai) vào các nhận xét sau.

A. Tràng hoa là hoa kết thành chuỗi dài, hoặc thành vòng tròn.

B. Là dòng người đi liên tục,nhiều trang phục, nhiều lứa tuổi nhìn từ xa giống như tràng hoa.

11. Khoanh tròn vào chữ để chọn câu trả lời đúng nhất về suy nghĩ của Viễn Phươngtrong Viếng lăng Bác.

A. Bác đi xa nhưng Người vẫn luôn toả sáng trong trời đất.

B. Bác về cõi vĩnh hằng nhưng vẫn cao cả thiêng liêng.

C. Người kì vĩ trong thiên nhiên  ấm  như mặt trời, hiền như mặt trăng, vô tận như trời xanh.

D. Người vẫn sống mãi cùng thiên nhiên, sống mãi trong trái tim con người Việt nam.

12. Những ước nguyện của nhà thơ trong Viếng lăng Bác là gì ?

A. Muốn làm tiếp chim hót quanh lăng người

B. Muốn làm đoá hoa toả sáng quanh lăng người

C. Muốn làm cây tre trung hiếu với Bác, với Đảng với dân.

D. Cả A, B, C.

13. Viết đoạn văn 5 dòng so sánh hình ảnh cây tre trong câu thơ cuối cùng của bài thơ Viếng lăng Bác với câu 2, 3 đầu bài thơ.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

14. Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã được phổ nhạc

A. Đúng      hay      B. Sai

15. Gạch nối hai cột sau đây nói về tác giả của  các bài thơ viết về bác.

A. Tố Hữu                                                      1. Đọc thơ Bác

B. Viễn Phương                                             2. Viếng lăng Bác

C. Chế Lan Viên                                           3. Người đi tìm hình của nước

D. Hoàng Trung Thông                                4. Theo chân Bác

II. tự luận

Sự thành kính thiêng liêng của Viễn Phương trong bài thơ Viếng lăng Bác.

Đáp án 

I. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
A.a A         A S     A Đ       A
B.b       B     S B B   S        
C.c     C       Đ                
D.d   D                   D D    

Câu 5:

Mặt trời đi qua trong lăng

mặt trời trong lăng rất đỏ

Dòng người đi trong thương nhớ

Dâng bảy mươi chín mùa xuân

Câu 16

A. Tố Hữu                                                      I. Đọc thơ Bác

B. Viễn Phương                                             K. Viếng lăng Bác

C. Chế Lan Viên                                           H. Người đi tìm hình của nước

D. Hoàng Trung Thông                                E. Theo chân Bác

II. Tự luận

Bài Viếng lăng Bác

Đảm bảo các ý cơ bản sau.

1. Nêu những nét chính về tác giả  và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh 1928, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978)

2. Hành trình vào lăng viếng Bác.

+ Không gian được miêu tả từ xa đến gần. Nhà thơ xưng con vừa nghiêm trang, gần gũi lại vừa tôn kính. Thay mặt cho nhân dân miền Nam, nhà thơ xúc động thiêng liêng. Cảm nhận đầu tiên là hình ảnh hàng tre bát ngát, hàng tre xanh xanh Việt Nam. Hình ảnh hàng tre được cảm nhận bằng thị giác gợi nên những ẩn dụ về sức sống bất diệt của con người và dân tộc Việt Nam, là biểu tượng cho sự hiên ngang, bất khuất trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông chúng ta.

3. Sự ngưỡng vọng thành kính thiêng liêng với Bác kính yêu.

+ Thời gian vào viếng Bác diễn ra trong một ngày. Điệp từ  ngày ngày được nhắc hai lần. Hình ảnh mặt trời nhắc trong bài thơ vừa mang nghĩa thực , vừa mang nghĩa ẩn dụ. Nếu mặt trời thực trong câu thơ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng biểu hiện cho sự phát triển của sự sống thì mặt trời trong câu thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏlà hình ảnh nói về Bác. Bác cũng như mặt trời mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Dòng người vào viếng Bác diễn ra liên tục hết ngày này đến ngày khác. Vừa thành kính thiêng liêng vừa xúc động, dòng người lặng lẽ, trang nghiêm hướng về Bác kính yêu.

+ Cuộc đời của Bác đi qua bẩy mươi chín mùa xuân trong sáng Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay (Tố Hữu). Hình ảnh kết thành tràng hoa hiểu theo nhiều cách. Đó là những vòng hoa tươi thắm kết lại rực rỡ. Nhưng từ xa nhìn lại cả dòng người nhiều lúa tuổi khác nhau, nhiều dân tộc khác nhau, trang phục khác nhau tạo nên vòng hoa rực rỡ, hoành tráng nhiều sắc màu  nghiêm trang vào viếng Bác.

+ Người đã về với thế giới vĩnh hằng nhưng vẫn sống giữa thiên nhiên. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên. Có lúc Ngưòi được ví với mặt trời rực rỡ, có lúc lại như ngủ giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. Vẫn biết rằng trời xanh là mãi mãi, Người đã vĩnh viễn ra đi nhưng nhà thơ cũng như bất kì con ngưòi Việt Nam nào vẫn thấy đột ngột, ngỡ ngàng. Trái tim nhà thơ thành kính thiêng liêng, xúc động vì Bác cao cả, vĩ đại  nhưng lại gần gũi biết bao.

4. Những ước nguyện của nhà thơ với Bác.

+ Điệp từ muốn làm lặp lại ba lần như những ước nguyện chân thành của nhà thơ với Bác. Niềm xúc động đến thương trào nước mắt.

+ Nhà thơ muốn làm con chim hót quanh lăng Bác mang âm thanh dịu ngọt đến bên  Người. Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây mang hương sắc kính dâng lên Người. Hình ảnh cây tre được nhắc lại nhưng không phải hàng tre như ở khổ thơ đầu nữa. Cây tre trung hiếu phát huy được đạo đức truyền thống  và mang ý nghĩa của thời đại.

Bài làm mẫu

Nhà thơ Cu-Ba F.Đờ-ri-gết đã từng ca ngợi : “Hồ Chí Minh – tên người là cả một miền thơ”. Vâng, quả đúng vậy ! Được viết về Người là niềm vinh dự lớn lao cho thế hệ những người cầm bút. Một dòng sông thi ca viết về Con người đẹp nhất ấy chảy dạt dào hơn mấy chục năm qua. Người đi vào trong thơ từ buổi đầu Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên, là người lính già trong chiến dịch Việt Bắc với nhiều đêm hành quân không ngủ trong thơ Minh Huệ. Và Người toả sáng làm ấm lòng những đứa con đất Việt trong giờ phút về “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương. Lăng Bác trở thành nơi lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, nơi chiêm ngưỡng thành kính của nhân dân và bè bạn quốc tế. Viếng lăng Bác là một bài thơ ngắn đầy cảm động, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, tự hào, lẫn nỗi xót xa khi tác giả từ Miền Nam ra viếng Bác.

Đến với khổ thơ đầu tiên, người đọc sẽ dễ dàng cảm nhận được tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhà thơ đứng trước lăng Bác:

“Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”.

Viễn Phương xưng với Bác là “con”, đó là cách xưng hô trong gia đình, với người lớn tuổi, là lời xưng hô thật gần gũi thân thương và kính trọng. Các nhà thơ Tố Hữu, Thu Bồn đã từng xưng hô như thế.

“ở miền Nam” – cụm từ định danh tạo cho bài thơ một sắc thái tình cảm mới. Nói rằng đứa con Bác thương nhớ nhất, bây giờ mới được gặp Người đây.

Tác giả nhấn mạnh nỗi nhớ thư­ơng mong chờ, ấp ủ bấy lâu nay, bây giờ được gặp, được thăm Bác. Tình cảm thổn thức trào dâng không thể nào diễn tả nỗi trong lòng những đứa con đất thành đồng Tổ quốc. Nhan đề bài thơ được dùng đúng với nghĩa đen của nó, khẳng định Bác đã qua đời. Còn ở câu thơ đầu tiên lại là “thăm lăng Bác”, với ngụ ý nói giảm, Bác trở nên thân mật, gần gũi và sống mãi trong lòng nhân dân Miền Nam. Quanh lăng Bác trồng rất nhiều tre. Tre là hiện thân cho những gì mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất nhất, cũng như những con người Việt Nam vậy. Dù cho “bão táp mưa xa” vẫn “đứng thẳng hàng”, có nghĩa là dù qua bao gian lao vất vả nhưng người Việt Nam vẫn không bao giờ chịu khuất phục, luôn đoàn kết với nhau để làm nên những chiến công hiển hách. Chỉ một khổ thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ đối với Bác kính yêu.

Chúng ta hãy đọc khổ thơ thứ hai và ba của bài thơ :

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

 

Bác nằm trong lăng, giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Mặt trời trong lăng là một ẩn dụ độc đáo, một cách sáng tạo mới mẻ của Viễn Phương, cùng với điệp từ “ngày ngày”, “mặt trời trong lăng” đã được vĩnh viễn hoá, bất tử hoá thành hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người, giữa thiên nhiên, vũ trụ. Mặt khác để ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời bể của Bác đối với nhân dân Việt Nam. Bác đã chiếu sáng cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của đêm trư­ờng nô lệ. Tác giả không dùng “đoàn người, tốp người” mà dùng “dòng người”, cùng với từ láy “ngày ngày” thể hiện hình ảnh này đã trở thành qui luật đều đặn, thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân Việt Nam, của bạn bè bốn phương đối với Bác. Mỗi người thăm Bác lúc bấy giờ là đại diện cho những tấm gương điển hình tiên tiến trên mặt trận chiến đấu, là những người con ưu tú, là những bông hoa tươi thắm kết thành một “tràng hoa” để dâng lên Người. “Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ, khẳng định sự trường tồn, bất tử như mùa xuân vĩnh viễn, tràn đầy sức sống.

Sang tới khổ thơ thứ ba, chúng ta thấy hiện lên một giấc ngủ bình yên, thanh thản. “Cả cuộc đời Bác có ngủ yên đâu”. Với Bác được ngủ bình yên khi :

“Việc quân, việc nước bàn xong

Gối khuya yên giấc bên khung trăng nhòm”.

Với Viễn Phương, Bác ngủ bình yên nghĩa là Bác vẫn còn sống, được nghỉ ngơi, giấc ngủ đến với Người nhẹ nhàng, thanh thản bởi lúc này, nước đang tràn ngập niềm vui chiến thắng, ước nguyện của Người đã trở thành sự thật. “Vầng trăng” là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho lòng nhân ái, đức độ, tâm hồn Bác. Đồng thời, gợi vầng trăng tri kỉ đã từng gắn bó với Bác, thể hiện tâm hồn Bác hoà hợp với tình yêu thiên nhiên. “Trời xanh” cũng là một hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho hình ảnh bất tử của Bác. “Bác còn sống mãi với non sông đất nước”. Bác đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước. Cặp từ quan hệ “vẫn biết… mà sao” thể hiện sự đau đớn, tiếc thương đến cực độ của tác giả – “nhói”, tình cảm ấy cũng là tình cảm chung của nhân dân khi Bác ra đi “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Mạch cảm xúc từ thành kính chuyển thành tiếc thương, làm cho thơ Viễn Phương có lối viết hàm súc, câu chữ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc.

Đến với khổ thơ cuối cùng ta thấy được những ước nguyện chân thành của tác giả khi sắp phải rời xa Bác :

Mai về Miền Nam dâng trào n­ước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả h­ương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

“Mai về Miền Nam” nghĩa là phải xa Bác, xa tất cả những gì nhà thơ ấp ủ, ước ao từng ngày. Ông như không kìm nén nổi nữa, bật thành niềm thương cảm “trào nước mắt”. Nếu như đằng sau những câu thơ này tiếp tục diễn tả sự đau xót, tiếc thương thì bài thơ sẽ đem đến cho người đọc một cảm giác bi lụy. Thế nhưng từ cái đau thương, Viễn Phương đã thể hiện lòng thành kính, biết ơn Bác bằng những ước nguyện chân thành của mình. “Muốn làm” con chim mang đến niềm vui cho Bác, làm hoa để làm đẹp, toả hương thơm và là cây tre trung hiếu, trung thành, thuỷ chung, ân nghĩa canh cho giấc ngủ của Người mãi mãi bình yên. đứa con ra đi nhưng tấm lòng vẫn luôn ở bên cha

Bài thơ là nén hương thơm của những đứa con phương xa, ở đất Thành đồng Tổ quốc kính dâng lên Người với tấm lòng tha thiết yêu thương vô hạn. Đồng thời đó còn là tiếng nói cảm xúc chân thành ngợi ca Bác, bày tỏ sự thành kính thiêng liêng, niềm thuỷ chung son sắt của nhà thơ và cũng là của nhân dân Việt Nam đối với Bác – vị Cha già vô vàn kính yêu của dân tộc.

Xin được cùng gìn giữ

Hạnh phúc này thơ ơi

Là người con trung hiếu

Được gác với đêm rằm

(Vầng trăng Ba Đình – Phạm Ngọc Cảnh)

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 102

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247