Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 2

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU      ĐỀ THI THỬ HỌC SINH THI VÀO LỚP 10. TRƯỜNG

                                                           THCS QUỲNH LẬP Năm học 2012- 2013

ĐỀ THI THỬ

 

Môn: Ngữ văn. Thời gian làm bài (120 phút)

Câu1:(3điểm)

Với đoạn văn sau :

” Xứ Nghệ ân tình, xứ Nghệ yêu thương, một lần đến lại thêm những hẹn hò, một lần về lại càng không nguôi nỗi nhớ(1). Hàng ngàn năm nay người Nghệ đã khắc ghi câu ca dao như một lối sống của quê hương mình “bao giờ Ngàn Hống hết cây, sông Lam hết nước thì đó đây mới hết tình”(2).”

a, Xác định từ loại “hẹn hò”

b, Liệt kê các từ thuộc trường tình cảm con người có trong câu(1) đoạn văn?

c, Chỉ rõ thành phần chính, thành phần phụ của câu (2)
Câu2:(2điểm)
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về đạo làm con cái với cha mẹ.
Câu 3:
 (5 điểm)

Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn là điển hình cho vẻ đẹp của những người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước.

Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhân vật này.

Họ và tên thí sinh: …………………………….     SBD: …………………………

PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU GỢI Ý TRẢ LỜI THI THỬ VÀO LỚP 10. TRƯỜNG THCS QUỲNH LẬP Năm học 2011- 2012

 

Môn: Ngữ văn. Thời gian làm bài (120 phút)

Câu1:(3điểm)

a, Từ loại “hẹn hò” thuộc danh tõ

b, Từ ngữ thuộc trường tình cảm con người: Ân tình, yêu thương, hẹn hò, nỗi nhớ

c, Thành phần chính: Người Nghệ đã khắc ghi……..

Thành phần phụ trạng ngữ: Hàng ngàn năm nay

Câu2:(2điểm)
Đảm bảo các yêu cầu:

- Hình thức: Là một đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp ( 0,5đ)

- nội dung: Trình bày được lòng biết ơn đối với công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Là con cái phải nghe theo lời cha mẹ, có trách nhiệm với cha mẹ. Hiểu được niềm vui của cha mẹ là con cái thành đạt, hạnh phúc…(1đ)

Mở rộng vấn đề: Hiện nay vẫn còn hiện tượng con cái cãi lại cha mẹ, ngược đãi cha mẹ, ăn ở trái với đạo lí…. (0,5đ)

Câu3:(5điểm)
Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa – là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí thức trong những năm đất nước còn chiến tranh :

a. Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu. (0,5đ)

b. Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên 3đ)

- Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc. Các dẫn chứng tiêu biểu : một mình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào thể hiện ý thức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao.

- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường khi nói về mình mà giới thiệu những tấm gương khác).

- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn : không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở, vườn hoa đàn gà… là những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó.

c. (1,5đ) Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức lặng lẽ dâng cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng.

Nhân vật đã để lại cho ta bài học thấm thía về ý thức trách nhiệm trước công việc và đối với đất nước.

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 2

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247