Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 62

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. trắc nghiệm

1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý kiến em cho là đúng về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

A. Sinh năm 1941 ở miền  đồng bằng Phú Thọ.

B. Một trong những gương mặt hàng đầu của thơ chống Mỹ.

C. Người được mệnh danh là “Viên ngọc thơ ca Trường sơn”

D. Người vừa sáng tác thơ vừa viết tiểu thuyết.

2. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả đã sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo. Đó là hình ảnh nào ? Khoanh tròn vào ý em chọn.

A. Hình ảnh người lính

B. Hình ảnh những chiếc xe không kính

C. Hình ảnh nụ cười ha ha

D. Hình ảnh đầu tóc bụi phun trắng xóa

3. Phạm Tiến Duật sáng tạo hình ảnh những chiếc xe không kính nhằm :

A. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi trẻ trung.

B. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến.

C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước ta.

D. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe.

4. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống :

Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị (1)………………….. khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản (2) ………………….., ……………………..

Thường mỗi (3)……………………….chỉ biểu thị một (4)…………………. và ngược lại mỗi (5)……………………………. chỉ biểu thị bằng một (6)……………………………..

5. Biệt ngữ xã hội là loại từ :

A. Chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định .

B. Chỉ dùng khi người nói muốn gọi thẳng tên sự vật, hành động, tính chất… mà mình nói tới.

C. Biệt ngữ xã hội chính là tiếng địa phương.

D. Biệt ngữ xã hội còn gọi là tiếng lóng.

6. Cho dãy từ sau :

ẩn dụ, hoán dụ, nhảy nhót, cục cằn, lao xao, danh từ, ngỗng, gậy, trứng, ba- dơ, hóa học, địa lí, quay phim, trúng tủ.

Hãy xác định và xếp chúng vào ba cột sau :

Những từ thông thường Những thuật ngữ Biệt ngữ
…………………………………

 

………………………………… …………………………………

…………………………………..

 

…………………………………..

…………………………………..

……………………………………

 

……………………………………

……………………………………

7. Tìm một đoạn văn, hoặc đoạn thơ đã học ở lớp 9 mà trong đoạn văn, đoạn thơ đó có sử dụng yếu tố nghị luận

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

II. tự luận

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã cho thấy hành trang mang theo con đường ra trận là trái tim yêu nước. ý kiến của em ?

Đáp án 

I. trắc nghiệm

Câu Nội dung trả lời
1 B, C
2 B
3 A
4 (1) khái niệm ; (2) khoa học công nghệ ; (3) thuật ngữ ; (4) khái niệm ;

 

(5) khái niệm ; (6)  thuật ngữ

5 A
6 - Từ thông thường : nhảy nhót, cục cằn, lao xao.

 

- Thuật ngữ : ẩn dụ, hoán dụ, danh từ, ba dơ, hóa học, địa lý

- Biệt ngữ : ngỗng, gậy, trứng, quay phim, trúng tủ

7 Rằng: ” tôi chút phận đàn bà

 

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình

Nghĩ cho khi gác viết kinh

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo

Lòng riêng riêng những kính yêu

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai

Trót lòng gây việc chông gai

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”

(Truyện Kiều)

II. Tự luận

Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã cho thấy hành trang mang theo con đường ra trận là trái tim yêu nước. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.

Bài làm

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Bản thân là anh bộ đội Trường Sơn, tác giả cảm thông và hiểu rõ tâm tình người lính, nhất là người chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn chở vũ khí, quân trang  từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Cùng với thế hệ thanh niên hăng hái “Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai” Phạm Tiến Duật mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến trường. Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính : khỏe khoắn, tự nhiên, tràn đầy sức sống, tinh nghịch tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy.

Kết cấu của bài thơ là hành trình của con đường ra trận. Hành trình đó có những lúc dãi dầu nắng mưa, có những ngày vượt suối băng đèo và có tiếng reo cười trong tình thân chan hòa đồng đội, trong một mái ấm gia đình giữa đất trời bao la. Kết cấu đó trước hết thể hiện qua số lượng chữ trong câu :

Mở đầu chặng đường hành quân là những khó khăn. Vì vậy khổ 1, câu thơ đầu dài ra 10 chữ và kết thúc bằng thanh trắc – hoàn toàn trái quy luật phối thanh bình thường của thơ vần nhịp. Nó là điệu nói :

Không có kính không phải vì xe không có kính

Ba câu tiếp theo, khó khăn dần rút lại, tạo nên sự ung dung phong thái đỉnh đạc với số lượng chữ rút dần xuống và đằm lại về thanh điệu : 8- 6- 6, bằng- bằng – trắc.

Hai câu thơ cuối khổ, thanh bằng chiếm tỉ lệ nhiều hơn, khoảng 2/3. Chính sự thắng thế của thanh bằng đã tạo nên sự thanh thản, ung dung cho khổ thơ mặc dù kết thúc của nó lại là thanh trắc. Chính thanh trắc này lại mở đường cho xe đi tới : Nhìn thẳng.

Năm khổ thơ tiếp theo, số lượng câu chữ trở lại bình thường, hoán đổi đều đặn ở hai kiểu kết hợp : 7- 8- 8- 7- và 7- 7- 8- 7 . Đường ra trận đẹp lắm, nên xe không kính cứ chạy bon bon, người lái xe đã nhìn thấynhìn thấy và thấy. Thấy gió xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim. Quan trọng nhất, thấy được nụ cười rạng rỡ của nhau. ấy cũng chính là thấy được lòng dũng cảm tiềm ẩn đằng sau những câu đùa vui và hành động tếu táo :

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Khổ thơ có một sự thay đổi đặc biệt so với toàn bài ở số lượng chữ trong câu thơ : 8- 8- 8- 8. Bốn câu thơ 32 chữ chia đều nhau thanh điệu bằng trắc ở bốn chữ cuối và trở lại kiểu phối âm bình thường  bằng- trắc- trắc- bằng. Câu kết của bài thơ mở rộng bằng thanh bằng :

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Đây là câu thơ mấu chốt của cả khổ thơ và cả bài thơ. Hóa ra tất cả khó khăn thử thách ở phía trên kia chẳng là gì cả, dù cho bom rơi, pháo thả, dù xe không kính, dù đường ra mặt trận có khi đồng nghĩa với cái chết thì người lính lái xe ra trận cũng luôn cảm thấy bình yên, an toàn bởi vì có một trái tim. Đó là trái tim biết thức vì Miền Nam, biết khát khao chân lí, hòa bình. Hành trang ra trận cần biết bao một trái tim như thế.

Bài thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam : Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Bài thơ không chứa đựng một ẩn ý sâu xa nào khiến người đọc phải suy luận, nêu giả thiết hoặc là thế này hoặc là thế kia. Tạo dựng hình ảnh thơ bằng ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường nhật, không sử dụng các loại mĩ từ, mĩ cảm, ẩn dụ, hình ảnh thơ thể hiện đạt tới độ chân thực cao mà vẫn rất thơ, đó là tài nghệ của Phạm Tiến Duật trong lao động sáng tạo. Bài thơ có đầy đủ yếu tố cách tân và hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc của thơ ca dân tộc, nối tiếp truyền thống của thơ ca cách mạng viết về anh bộ đội trong hai cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc ở thế kỉ XX

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 62

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247