23/05/2012 13:21 pm
I. trắc nghiệm 1. Sau đây là tên các tác phẩm – tác giả truyện và thơ hiện đại cùng với năm sáng tác những tác phẩm này còn để lẫn lộn. Em hãy sắp xếp chính xác vào các cột sau đây để có thể biết được tác giả, tác phẩm, năm sáng tác. - Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Chiếc lược ngà, Bếp lửa, ánh trăng, Đoàn thyền đánh cá. - 1969, 1963, 1948, 1958, 1978, 1972, 1966 - Kim lân, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Thành Long, Chính Hữu, Huy Cận, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Duy
2. Nhận xét nào dưới đây đúng với phương thức biểu cảm trong thơ trữ tình ? Khoanh tròn chữ cái đầu dòng để trả lời. A. Chủ thể trữ tình thường hiện ra trong hình tượng cái “tôi” trữ tình. B. Cái tôi trữ tình chính là tác giả muốn nhắn nhủ thông điệp về cuộc đời. C. Cái tôi trữ tình có thể trùng với cái tôi tác giả nhưng có thể không xuất hiện trực tiếp mà hóa thân vào một nhân vật trữ tình nào đó. D. Lời bộc bạch trữ tình có thể hướng vào một đối tượng cụ thể, hoặc là nói với chính mình, hay là biểu hiện ra trước mọi người. E. Lời bộc bạch tâm trạng cảm xúc luôn là khát vọng mãnh liệt, nó chi phối tất cả, lấn át tất cả. 3. Bài thơ nào có lời bộc bạch trữ tình hướng vào một đối tượng cụ thể ? A. Nói với con B. Mây và sóng C. Con cò D. ánh trăng E. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 4. Bài thơ nào có lời bộc bạch trữ tình là lời nói với chính mình ? A ánh trăng B. Con cò C. Mùa xuân nho nhỏ 5. Bài thơ nào có lời bộc bạch trữ tình tự biểu hiện ra trước mọi người ? A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính B. Mùa xuân nho nhỏ C. Đoàn thuyền đánh cá D. Đồng chí 6. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. a) Bài Đồng chí sử dụng……………………………………….., đưa những chi tiết, hình ảnh thực của đời sống người lính vào thơ gần như là trực tiếp. b) Hình ảnh Đầu súng trăng treo ở cuối bài rất đẹp và giàu ý nghĩa……………….., nhưng cũng rất thực, mà tác giả bắt gặp trong những đêm phục kích địch ở rừng. c) Ba bài thơ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng, đều là những bài đề cập đến ……………………………………………. 7. Truyện Chiếc lược ngà thành công nồi bật ở nghệ thuật nào ? A. Xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật. B. Xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. C. Ngòi bút miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật. D. Xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật trẻ em. II. tự luận 1. Phân tích hình ảnh biểu tượng : “Đầu súng trăng treo” (Đồng chí - Chính Hữu) ; hình ảnh “trăng” (ánh trăng - Nguyễn Duy). 2. Từ hiểu biết về bài Đồng chí, hãy triển khai một đoạn văn theo luận đề sau : Những người đồng chí, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca
Đáp án Đề số 24 I. Trắc nghiệm
II. Tự luận 1. Phân tích hình ảnh biểu tượng : Đầu súng trăng treo (Đồng chí - Chính Hữu) ; hình ảnh Trăng (ánh trăng – Nguyễn Duy) Bài làm * Biểu tượng Đầu súng trăng treo. Đầu súng trăng treo là câu kết bài thơ Đồng chí, cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng. Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Hai hình ảnh đối lập đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa vô cùng độc đáo. Súng là chiến tranh lạnh lùng, là gợi ra sự chết chóc, tàn phá, ghê sợ. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự thanh cao, hạnh phúc, thơ mộng, dịu dàng. Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình. Súng và trăng : cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí. Chính Hữu đã thành công với hình ảnh Đầu súng trăng treo - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm. Tác giả đã từng nói : “Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng đi phục kích giặc trong đêm trước mắt tôi chỉ có ba nhân vật : Khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật quện với nhau tạo ra hình ảnh đầu súng trăng treo” Đầu súng trăng treo, đã trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam : Hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ. * Hình ảnh trăng trong ánh trăng của Nguyễn Duy ánh trăng của Nguyễn Duy với hình ảnh trăng không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên đất nước mà còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ. Vầng trăng đối với mỗi chúng ta không bao giờ có thể quên và đừng vô tình lãng quên. Hình ảnh trăng bắt đầu gắn với cuộc sống bình thường của con người và vầng trăng thời chiến tranh. Đầy ắp những kỉ niệm về vầng trăng trải rộng trên một thiên nhiên bao la với sông, với đồng, với bể. Thời chiến tranh máu lửa vầng trăng đã thành tri kỉ với người lính. Vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy, thành tri kỉ, nghĩa tình ngỡ không bao giờ có thể quên. Thật đáng sợ ấy là sự thay đổi của lòng người. Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được sống cuộc sống tiện nghi : ở buynh đinh, cao ốc, quen ánh điện, cửa gương… Và vầng trăng tri kỉ, nghĩa tình đã bị người lãng quên, dửng dưng. Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, như người dưng, chẳng còn ai nhớ, chẳng ai hay. Bất ngờ một tình huống của nhịp sống thị thành : thình lình đèn điện tắt. Và trăng xưa lại đến, vẫn tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung với người. Nước mắt rưng rưng của ngưòi lính, cái giật mình của người lính trước sự im lặng của trăng xưa hiện về nơi thành phố hôm nay là một biểu tượng nghệ thuật mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình, thủy chung của nhân dân, sự trong sáng mà không hề đòi hỏi được đền đáp. Đây chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân mà tác giả muốn ngợi ca, tự hào. Cũng là thông điệp hãy biết nhớ về quá khứ tốt đẹp, không nên sống vô tình, đó chính là ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy. 2. Từ hiểu biết về bài Đồng chí của Chính Hữu, hãy triển khai một đoạn văn theo luận đề sau : Những người đồng chí, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca Bài làm Người lính xuất hiện trong bài Đồng chí của Chính Hữu không đặc biệt như những anh lính thị thành trong thơ của Quang Dũng : Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm mà trong đời sống quen thuộc thường thấy ở làng quê nghèo đến xác xơ : nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá. ở nơi ấy có những gian nhà không mặc kệ gió lung lay, có giếng nước, gốc đa… Tất cả gần gũi và quen thuộc. Từ biệt ruộng đồng, họ bước vào trận. Hôm qua là nông dân, hôm nay là chiến sĩ. Họ lên đường chiến đáu thật tự nhiên “ruộng nương anh gửi bạn thân cày” thật cảm động và thiêng liêng. Đơn giản vậy thôi mà chân thực, đẹp đẽ biết bao. Chính Hữu không tô vẽ, thậm chí còn nhấn mạnh cái lam lũ, đói nghèo, những cái không thơ chút nào : áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá /… chân không giày…Chính những hình ảnh giản dị này đã làm thành chất thơ, chất thơ của đời sống hiện thực cách mạng. Người lính nông dân đã trở thành cảm hứng văn học. Chính Hữu đã đưa họ bước từ cuộc đời thật vào thơ ca. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||