23/05/2012 13:51 pm
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) I. Trắc nghiệm 1. Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý đúng để trả lời câu hỏi. a) Tên khai sinh của nhà thơ Thanh Hải là gì ? A. Phạm Bá Ngoãn. B. Phan Ngọc Hoan. C. Hứa Vĩnh Sước. D. Phan Thanh Viễn. b) Hai nhà thơ Thanh Hải và Viễn Phương có đặc điểm chung nào ? A. Cả hai nhà thơ đều sinh năm 1928. B. Cả hai nhà thơ đều quê ở Thừa Thiên – Huế. C. Cả hai đều là những cây bút có công trong việc xây dựng nền văn học cách mạng Miền Nam từ những ngày đầu. D. Cả ba ý trên. 2. a) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được ra đời vào thời điểm nào ? A. Đầu năm 1980. B. Cuối năm 1980. C. Đầu năm 1979. D. Cuối năm 1979. b) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước như thế nào ? A. Cuộc sống của nhân dân và công cuộc xây dựng đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. B. Cuộc sống của nhân dân và công cuộc xây dựng đất nước đang bước vào thời kì đổi mới. C. Cuộc sống của nhân dân và công cuộc xây dựng đất nước gặp nhiều thuận lợi, có điều kiện phát triển. D. Cả ba ý trên. c) Trong các bài thơ sau bài thơ nào được sáng tác trong một hoàn cảnh cá nhân đặc biệt ? A. Con cò B. Viếng lăng Bác. C. Mùa xuân nho nhỏ. D. Sang thu. 3. Sắp xếp lại mạch cảm xúc, mạch thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” cho phù hợp với bố cục của bài ? A. Mùa xuân nho nhỏ. B. Mùa xuân đất nước. C. Mùa xuân con người. D. Mùa xuân xứ Huế. 4. Đọc kĩ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và thực hiện các yêu cầu bên dưới : a) Điền các từ trầm lắng, hơi nghiêm trang mà tha thiết / sôi nổi và thiết tha / vui, say sưa, vào chỗ trống thích hợp để thể hiện sự biến đổi giọng điệu của bài thơ : “Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn ……………………………. ở đoạn đầu ……………………………………………… ở đoạn bộc bạch những tâm niệm ………………………………… ở đoạn kết”. b) Điền các từ : phát triển / Mùa xuân đất trời / Mùa xuân lớn / chặt chẽ / Mùa xuân đất nước / Mùa xuân của mỗi người. “Cấu trúc của bài thơ……………………., dựa trên sự………..………..…., của hình ảnh mùa xuân. Từ ………………….……… sang ……………..………… và …………………. góp vào ……………………. của cuộc đời chung”. c) Điền các từ : biểu trưng, khái quát / hình ảnh biểu trưng / hình ảnh thực / tự nhiên, giản dị . “Bài thơ có sự kết hợp những hình ảnh ………………. từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa ……………… Điều đáng chú ý là những hình ảnh …..……………….. được phát triển từ những ……………….., tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (Cành hoa, con chim, mùa xuân)”. 5. Đọc đoan thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” a) “Giọt long lanh rơi” được nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào ? A. So sánh. B. Hoán dụ. C. Nhân hoá. D. ẩn dụ. b) “Giọt long lanh” ở đây được hiểu là gì ? A. Giọt sương ban mai. B. Giọt mưa xuân. C. Tiếng chim chiền chiện. D. Âm thanh đất trời xứ Huế. c) Tác giả cảm nhận về “Giọt long lanh” bằng những giác quan nào ? (Theo trình tự của sự cảm nhận) A. Xúc giác – Thị giác – Thính giác. B. Thính giác – Xúc giác – Thị giác. C. Thính giác – Thị giác – Xúc giác. D. Xúc giác – Thính giác – Thị giác. 6. Đọc kĩ đoạn thơ sau trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất ? “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến” a) Nội dung của đoạn thơ là gì ? A. Miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân đất nước, mùa xuân của lòng người và ước nguyện tha thiết chân thành của nhà thơ muốn được dâng hiến toàn bộ tâm hồn trí tuệ, sức lực và cả sự sống của mình góp cùng mọi người để đem lại no ấm, giàu đẹp cho nhân dân, đất nước . B. Thể hiện khát vọng hoà nhập của mỗi con người nói chung, của nhà thơ nói riêng với mùa xuân và cuộc sống. C. Thể hiện tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời. D. Cả ba ý A, B, C. b) Nét nổi bật nhất về nghệ thuật trong đoạn thơ trên là gì ? A. Sử dụng nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. B. Sử dụng thành công nhiều hình ảnh giản dị, gợi cảm, chứa đựng cảm xúc chân thành. C. Sử dụng thành công phép điệp ngữ, nhân hoá. D. Thể thơ năm chữ, giàu ý nghĩa biểu cảm. c) Hình ảnh “Con chim hót”, “Cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến” thể hiện điều gì ? A. Thể hiện những gì đẹp nhất của mùa xuân. B. Thể hiện những gì nhỏ bé của cuộc sống. C. Thể hiện mong ước khiêm nhường và thiết tha của nhà thơ. D. Thể hiện những gì đẹp nhất mà mỗi con người đều khát khao hướng tới. d) Có thể thay từ “xao xuyến” bằng từ nào sau đây mà vẫn không làm giảm đi giá trị nghệ thuật của câu thơ ? A. Êm ái. B. Sâu lắng. C. Da diết. D. Cả ba từ đều không thể thay thế được. 7. Đọc đoạn thơ : “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” a) Hình ảnh “tuổi hai mươi”, “tóc bạc” trong đoạn thơ được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? A. ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. So sánh. D. Nhân hoá. b) Từ câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”, em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ ? A. Mùa xuân nho nhỏ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng tin yêu cuộc sống, đất nước, cho ước nguyện dâng hiến khiêm nhường, giản dị, chân thành về trí tuệ, tâm hồn của nhà thơ Thanh Hải với cuộc đời nói chung. B. “Mùa xuân nho nhỏ” là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho thiên nhiên mùa xuân xứ Huế nên thơ, đầy sức sống, cho đất nước với lịch sử bốn ngàn năm rạng ngời và toả sáng, cho khát vọng được hoà nhập, dâng hiến của nhà thơ Thanh Hải đối với cuộc đời nói chung. C. Cả hai ý A và B. 8. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có nét giống hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm nào sau đây ? A. Viếng lăng Bác (Viễn Phương). B. Có bệnh bảo mọi người (Mãn Giác thiền sư) C. Bến quê (Nguyễn Minh Châu). D. Con cò (Chế Lan Viên).
II. tự Luận 1. Hãy viết lời bình (khoảng 1 trang giấy) cho đoạn thơ sau : “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” 2. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành, được cống hiến cho đất nước, góp một “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, cho cuộc đời … Ước nguyện của nhà thơ tuy giản dị mà vô cùng thiêng liêng cao cả, đẹp như mùa xuân vậy. Từ việc cảm nhận bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Đáp án : Mùa xuân nho nhỏ I . Trắc nghiệm
Câu 4: a) Thứ tự điền là : Vui, say sưa / trầm lặng hơi nghiêm trang / sôi nổi và tha thiết. b) Chặt chẽ / phát triển / mùa xuân đất trời / mùa xuân đất nước / mùa xuân của mỗi người / mùa xuân lớn. c) Tự nhiên, giản dị / biểu trưng khái quát / hình ảnh biểu trưng / hình ảnh thực.
II. Tự luận Đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Giới thiệu chung về bài thơ mạch cảm xúc và tư tưởng của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước đến mùa xuân của mồi người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hình “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 2. Những nội dung chính của khổ thơ đầu : Cảm xúc của nhà thơ trước Mùa xuân thiên nhiên, đất trời (xứ Huế). + Vài nét phác họa: Dòng sông xanh; bông hoa trước biển, tiếng chim chiền chiện. Bức tranh mùa xuân với không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm (rất riêng của xứ Huế), với âm thanh vang vọng vui tươi. Bức tranh xuân đẹp và tràn đầy sức sống. Chú ý bình nghệ thuật đổi trật tự cú pháp. ở 2 câu thơ đầu. + Cảm xúc của nhà thơ: Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân : Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ chỗ cảm nhận âm thanh tiếng chim chiền chiện bằng thính giác chuyển thành từng giọt, cảm nhận bằng thị giác và cuối cùng cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. + Bài viết có sự mở rộng liên hệ phù hợp với nội dung của khổ thơ. Câu 2: 1. Giới thiệu được vài nét về nhà thơ, đặc biệt hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Sáng tác cuối 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh (trước khi qua đời 1 tháng) để thấy được cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, hiểu được lòng yêu mê thiết tha và gắn bó của Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời và ước nguyện chân thành, tuy giản dị mà vô cùng thiêng liêng cao cả… 2. Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng yêu mến thiết tha gắn bó với thiên nhiên. (Phân tích khổ thơ đầu : Bức tranh mùa xuân đẹp đẽ, tràn đầy sức sống và cảm xúc ngây ngất, say sưa của tác giả). - Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng lòng yêu mến thiết tha gắn bó với đất nước với cuộc đời. (Niềm tự hào của nhà thơ trước sức sống của Mùa xuân đất nước được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, âm thanh xôn xao. Và đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp: Đất nước như vì sao. Cứ đi lên phía trước). 3. Thể hiện ước nguyện chân thành, được cống hiến… - Điều tâm niệm của nhà thơ đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp- dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp : Đẹp và tự nhiên vì nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình (lưu ý ở phần đầu bài thơ, tác giả đã phác họa hình ảnh mùa bằng các chi tiết bông hoa, tiếng chim hót). Những hình ảnh chọn lọc ấy được trở lại đã mang một ý nghĩa mới : Niềm mong ước được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời. Đặc biệt sự sáng tạo đặc sắc là hình ảnh của mùa xuân nho nhỏ. Hình ảnh ấy cùng với những hình ảnh cảnh hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến…Tất cả đều mang vẻ đẹp bình dị khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||