Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 98

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn của các trường trên cả nước năm 2012.

I. Trắc nghiệm

1. Tài năng văn học của Nguyễn Minh Châu thực sự được khẳng định trong thời gian nào ?

A. Kháng chiến chống Pháp.

B. Kháng chiến chống Mĩ.

C. Cả hai cuộc kháng chiến.

D. Sau kháng chiến chống Mĩ.

2. Các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong thời kì nào mà nhà văn “đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong chiều sâu của tâm hồn con người”.

A. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.

B. Thời kì đổi mới của đất nước.

C. Thời kì kháng chiến chống Pháp.

D. Cả ba ý A, B, C.

3. Nhận xét “Nguyễn Minh Châu xứng đáng thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất” là của ai?

A. Nguyên Ngọc.

B. Nguyễn Tuân.

C. Lê Minh Khuê.

D. Nguyễn Thi.

4. Truyện ngắn Bến quê được sáng tác vào thời kì nào?

A. Thời kì kháng chiến chống Pháp.

B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.

C. Thời kì Miền Bắc hoà bình.

D. Thời kì xây dựng đất nước và đi lên CNXH.

5. Thời kì nào, Nguyễn Minh Châu nghĩ và viết nhiều về đời thường về số phận và phẩm cách con người trong sự phức tạp của xã hội đổi mới ?

A. Từ 1954 – 1975.

B. Từ 1972 – 1975.

C. Sau 1980.

D. Trước 1954.

6. Nhân vật Nhĩ trong Truyện ngắn Bến quê là loại nhân vật nào ?

A. Nhân vật hình tượng.

B. Nhân vật tư tưởng.

C. Cả hai ý A và B.

7. ý nào sau đây được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn Bến quê gửi đến người đọc ?

A. Trước khi xa quê, hãy biết sống gần với quê hương của mình.

B. Quê hương, gia đình luôn là nơi nương tựa trong những ngày cuối đời…

C. Hãy chân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị gần gũi của cuộc sống quê hương.

D. Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình.

8. Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Bến quê” là gì ?

A. Tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật và tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả.

B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.

C. Tạo tình huống nghịch lí, khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên hấp dẫn, câu văn giản dị mà đậm đà, mang hơi thở của đời sống.

D. Miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của nhân vật chính trong truyện. Nội dung truyện cô đọng, sâu sắc.

9. Tác giả khai thác tình huống nghịch lí trong truyện Bến quê để làm gì ?

A. Để nói lên khát vọng sống của con người.

B. Để nói về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng của con người.

C. Để chiêm nghiệm, rút ra một triết lí về đời người.

D. Cả ba ý A, B, C.

10. Điền vào chỗ trống những từ ngữ phù hợp : (Mỗi dấu… điền một từ ghép).

- Niềm khát khao của Nhĩ được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tĩnh về những giá trị ……………………………….., bình thường và sâu xa của cuộc sống. Những giá trị thường bị người ta bỏ qua và ……………………………….. nhất là lúc còn trẻ khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến.

- Câu chuyện của Nhĩ với cậu con trai, từ sự việc ấy Nhĩ đã nghiệm ra được cái ………………………… phổ biến của đời người : “Con người ta trên đời thật khó tránh được những cái điều …………………………. hoặc …………………………….”

11. Nối A với B cho phù hợp :

A. Hình ảnh mang tính biểu tượng B. Biểu tượng
a) – Bức tranh thiên nhiên : Bãi sông màu vàng thau xen màu xanh non, con thuyền, cánh buồn, những người dân ở ven sông. 1. Biểu tượng cho tình quê thân thương, trĩu nặng.
b) Người vợ (Liên), lũ trẻ, cụ giáo Khuyến… 2. Biểu tượng cho những ngày cuối cùng, sự sống đang dần ngắn đi của Nhĩ.
c) Những bông hoa bằng lăng cuối mùa, bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, những tảng đất đổ oà… 3. Biểu tượng cho những khát khao và lời cảnh tỉnh của Nhĩ…
d) Con trai Nhĩ ra vầo đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. 4. Biểu tượng cho những nét đẹp giản dị, gần gũi quanh ta…
e) Nhĩ giơ cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát… 5. Biểu tượng cho những thói xấu ở đời.

12. Những tình huống chứa đầy nghịch lí trong truyện “Bến quê” là gì ?

A. Nhân vật Nhĩ được đặt vào hoàn cảnh hiểm nghèo giáp ranh giữa sự sống và cái chết.

B. Suốt đời Nhĩ đã từng đi chơi không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh.

C. Nhĩ phát hiện ra được bên ngoài tấm đệm nằm, anh tưởng như mình vừa bay được một nửa vòng trái đất.

D. Nhĩ phát hiện ra bãi bồi bên kia sông Hồng – ngay trước cửa sổ nhà mình với một vẻ đẹp lạ lùng…

E. Cậu con trai sa vào đám người chơi phá cờ thế trên hè phố và có thể lại trễ mất chuyến đò trong ngày.

13. Đọc kĩ đoạn văn trích trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.

“Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – Cái giống hoa ngay khi mới nở, mùa sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ ví đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lạc trở nên đậm sắc hơn

Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu dời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – Những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ – Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa bao giờ đi đến – “cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình” .

(Bến quê Ngữ văn 9 – tập hai)

a) Cảnh vật trong đoạn văn trên được miêu tả theo trình tự như thế nào ?

A. Từ trên xuống dưới

B. Từ xa đến gần

C. Từ gần đến xa.

D. Từ bao quát đến cụ thể

b) Nhân vật người kể truyện trong truyện ngắn “Bến quê” là ai ?

A. Nhĩ

B. Người kể không xuất hiện

C. Người kể xưng tôi

D. Liên – Vợ Nhĩ.

c) Cảnh vật trong đoạn văn được miêu tả vào thời điểm nào ?

A. Buổi sáng cuối thu.

B. Buổi sáng đầu thu.

C. Buổi chiều thu.

D. Buổi chiều xuân.

d) Cảnh vật trong đoạn văn trên có đặc điểm gì ?

A. Rộn rã, sôi động.

B. Vẫn là bức tranh như mọi ngày.

C. Buồn bã, u ám.

D. Dường như mang một vẻ đẹp mới.

14. Dòng nào sau đây thể hiện rõ nhất cảm xúc của nhân vật Nhĩ ?

A. Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt.

B. Tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt.

C. Những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.

D. Mấy bông hoa cuối cùng còn sót lạc trở nên đậm sắc hơn.

15. Trong câu văn “Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – Cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt”.

a) Dòng nào sau đây nêu đầy đủ các cụm danh từ có trong câu văn trên ?

A. Ngoài cửa sổ, những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt.

B. Đã thưa thớt, đã nhợt nhạt, mới nở.

C. Những bông hoa bằng lăng, cái giống hoa, ngoài cửa sổ.

D. Cái giống hoa, mới nở, đã nhợt nhạt.

b) Tổ hợp “Ngoài cửa sổ bây giờ” trong câu văn trên thuộc thành phần nào của câu ?

A. Khởi ngữ.

B. Trang ngữ.

C. Phụ chú.

D. Tình thái.

16. Câu văn sau đây nói về điều gì ?

“Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”

A. Chiêm nghiệm của Nhĩ về một nghịch lí của chính cuộc đời anh.

B. Cảm giác buồn chán của Nhĩ khi cả cuộc đời chưa đi ra khỏi ngôi nhà của mình.

C. Nhĩ ân hận vì chưa bao giờ hiểu hết vẻ đẹp của quê hương mình.

D. Chỉ đến lúc này, Nhĩ mới hiểu hết được vẻ đẹp của quê hương.

17. Dòng nào sau đây nêu nhận định chính xác về nhân vật Nhĩ ?

A. Là người đi nhiều, biết nhiều về thế giới nhưng lại có tình cảm hời hợt với quê hương.

B. Là người biết nâng niu vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, quê hương.

C. Là người suốt đời sống trong bệnh tật, khổ đau, dằn vặt.

D. Là người có nhiều khát vọng và luôn biết cách thực hiện khát vọng của mình.

18. Từ nào sau đây là từ Hán Việt ?

A. Phù sa

B. Màu sắc

C. Cửa sổ

D. Gần gũi

19. Từ nào sau đây không phải là từ ghép ?

A. Thân thuộc

B. Chân trời

C. Màu mỡ

D. Xó xỉnh

20. Dòng nào sau đây thể hiện chính xác tâm  trạng của nhân vật Nhĩ qua đoạn văn : “Bên kia cây bằng lăng… cửa sổ nhà mình” ?

A. Rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

B. Tiếc nuối những ngày tươi đẹp đã qua.

C. Trân trọng vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê hương.

D. Trân trọng những tháng ngày còn lại của cuộc đời mình.

21. Đánh dấu x vào ô trống.

Hình ảnh nào sau đây mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị của cuộc sống quê hương?

- Hình ảnh những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt… trở nên đậm sắ hơn…

- Hình ảnh con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra…

- Hình ảnh bãi bồi bên kia sông Hồng – ngay trước cửa sổ nhà mình…

- Hình ảnh thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang ra vào một đám người chơi phá cờ thế trôi hè phố

- Hình ảnh con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bời ở khúc sông Hồng này.

II. Tự luận

1. Viết lời bình cho tiêu đề sau :

“Bến quê” là bến quê.

2. Hãy làm sáng tỏ tiêu đề : Không gian bến quê và sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người.

đáp án đề 43 Bến quê

I. Trắc nghiệm

 

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B A A D C B C B

Câu 9:

Thứ tự điền là : Bền vững… lãng quên…qui luật…vòng vèo…chùng chình.

Câu 10:

a b c d e
k g h l i
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
Đáp án B, E C C B B D C C, B   B A C C

 

Câu 24:

- Hình ảnh bãi bồi bên sông Hồng, ngay trước của sổ nhà mình

II. Tự luận

Câu 1: 4 điểm (Nội dung: Giải thích tiêu đề – cách hiểu về ý nghĩa của truyện).

- Đảm bảo cơ bản các ý sau:

+ “Bến quê” là bến sông từ lâu đã tồn tại hiện hữu bên kia sông

Nghĩa thực :

+ “Bến quê” là gia đình, hàng xóm, quê hương nơi lưu giữ những kỉ niệm bình dị, gần gũi, thân quen, là nơi neo đậu bình yên cho mỗi con người (nghĩa biểu tượng).

+ “Bến quê” có khả năng thức tỉnh con người những vẻ đẹp gần gũi mà bấy lâu nay không nhận ra, là lời khuyên cho mọi người hãy trân trọng những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta trước khi nghĩ đến những chân trời cao rộng, là khát vọng để ta trở về trong sự trải nghiệm.

Câu 2:

1. Giới thiệu những nét chính về nhà văn Nguyễn Minh Châu.

+ Là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.

+ Các sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 – đặc biệt là các truyện ngắn đã thể hiện những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay.

+ Năm 2000 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tình huống nghịch lí

+ hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ : Từng đi khắp nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không tự mình dịch chuyển lấy vài mươi phân trên giường hẹp kê bên cửa sổ.

+ Thời điểm ấy Nhĩ phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Cũng như đến lúc nằm liệt giường, nhận sự săn sóc từng miếng ăn, ngụm nước của người vợ Nhĩ mới cảm nhận hết được nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hy sinh thầm lặng của vợ mình. Nhĩ vô cùng khát khao được đặt chân lên bờ bãi bên kia sông – cái miền đất gần gũi – nhưng Nhĩ đau đớn nhận ra rằng miền đất ấy trở nên rất xa vời với anh. Nhĩ không thể và không bao giờ được đặt chân lên miền đất ấy – mặc dù nó ngay trước cửa sổ nhà mình …

- Tình huống nghịch lí 2 :

Nhĩ nhờ Tuấn (con trai anh) thay bố sang bờ bên kia, đặt chân lên bãi bồi… Cậu con trai không hiểu cái khát khao cháy bỏng của người cha, nên đã làm một cách miễn cưỡng, và lại bị cuốn hút vào những trò chơi hấp dẫn cậu gặp trên đường đi để người cha có thể chết khi cái khát khao bình dị mà mãnh liệt kia chưa được thực hiện.

Nhĩ đau đớn nhận thức : Con trai Nhĩ cũng giống bố thời còn trẻ và con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình.

- Từ 2 tình huống nghịch lí :

+ Không gian và cảnh sắc quê hương trong cảm nhận của Nhĩ những ngày cuối đời hiện ra với tất cả vẻ đẹp và sự giàu có, Nhĩ cảm nhận bằng cảm xúc tinh tế, bằng tình yêu quê hương (dù đã muộn màng).

+ Khi nhận ra vẻ đẹp của cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gủi, đồng thời hiểu rằng mình sắp phải giã biệt cõi đời, ở Nhĩ bừng dậy một niềm khát khao vô vọng là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của cuộc sống – Những ham muốn xa vời lôi cuốn… Đó là những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững (nhận thức lạc quan) suy ngẫm có tính triết lí.

Học sinh cảm nhận được những câu văn, những hình ảnh, chi tiết đặc sắc, tiêu biểu để làm rõ ý trên.

Giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm, ưu tiên những bài sáng tạo và viết chữ đẹp).

Viết bình luận: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 98

  •  
Khoá học lớp 1-12 - Tuyensinh247