1. Dạng đề thi
Dạng thức chung đề thi là bản thiết kế xây dựng các đề thi chuẩn hóa theo hướng đánh giá các năng lực của người học làm một trong các căn cứ tuyển chọn người vào học đại học (ĐH).
Cụ thể, dạng thức chung đề thi ĐH mô tả số lượng câu hỏi, số phần trong đề thi, thời gian cho từng phần, mục tiêu đánh giá, lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực đánh giá, phương pháp chấm điểm, phương pháp làm bài và phương pháp tính điểm của đề thi.
Đề thi hướng đến đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết để người học có thể học ở bậc đại học bao gồm năng lực tư duy định tính và năng lực tư duy định lượng thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình Trung học phổ thông.
Độ khó của các câu hỏi thi thuộc mỗi phần được phân định theo tỉ lệ: 20% ở cấp độ dễ, 60% ở cấp độ trung bình và 20% ở cấp độ khó.
2. Cấu trúc của đề thi
2.1. Cấu trúc chung
Đề thi bao gồm 2 phần trắc nghiệm: phần bắt buộc và phần tự chọn
2.1.1. Phần bắt buộc bao gồm:
a) Tư duy định lượng 1: Kiến thức Toán học
b) Tư duy định tính 1: Kiến thức Ngữ văn
Cơ cấu kiến thức trong phần bắt buộc được phân bổ như sau:
- Kiến thức trong chương trình lớp 10:10%
- Kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%
- Kiến thức trong chương trình lớp 12:70%
2.1.2. Phần tự chọn: Thí sinh chọn 1 trong 2 nội dung dưới đây:
a) Tư duy định lượng 2: Kiến thức Vật lý, Hóa học, Sinh học
b) Tư duy định tính 2: Kiến thức Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân
Cơ cấu kiến thức trong phần tự chọn được phân bổ như sau:
- Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%
- Kiến thức trong chương trình lớp 12:70%
Tổng số câu hỏi thí sinh phải thực hiện là 140 câu, tổng thời gian thực hiện là 195 phút. Số lượng câu hỏi và thời gian quy định đối với từng phần được mô tả chi tiết ở mục 2.2.
2.2. Cấu trúc chi tiết
Phần nội dung
|
Lĩnh vực kiến thức
|
Dạng thức câu hỏi
|
Số câu hỏi
|
Đo lường năng lực (Mục tiêu đánh giá)
|
Phần bắt buộc
|
Tư duy định lượng 1
Toán học (80 phút)
|
Đại số; Hình học; Giải tích;
Thống kê và xác suất sơ cấp.
|
35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn/ một đáp án duy nhất15 câu tự tìm ra đáp án
|
50 câu
|
Năng lực tư duy định lượng với các cấp độ hiểu, tính toán, suy luận, giải quyết vấn đề, ứng dụng, đo lường, sáng tạo
|
Tư duy định tính 1
Ngữ văn (60 phút)
|
Ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, v.v.
|
Trắc nghiệm 4 lựa chọn/1 đáp án đúng duy nhất
|
50 câu
|
Năng lực tư duy định tính với các cấp độ hiểu,vận dụng, phân tích, suy luận, đánh giá, giải quyết vấn đề
|
Phần tự chọn (Thí sinh chọn 1 trong 2 nội dung)
|
Tư duy định lượng 2 Kiến thức Vật lý, Hóa học, Sinh học (40 câu/55 phút)
|
Vật Lý: Cơ học, Điện học, Quang học, Từ trường, Vật lý hạt nhân nguyên tử và Lượng tử ánh sáng
|
Trắc nghiệm
4 lựa chọn, 1 đáp án đúng duy nhất
|
15
|
Năng lực tư duy định lượng ở các cấp độ hiểu, tính toán, suy luận, giải quyết vấn đề, ứng dụng, đánh giá thông qua lĩnh vực Vật lý
|
Hóa học: Hóa học đại cương (các nguyên tố, cấu tạo nguyên tử); Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ
|
Trắc nghiệm
4 lựa chọn, 1 đáp án đúng duy nhất
|
15
|
Năng lực tư duy định lượng ở các cấp độ hiểu, tính toán, suy luận, giải quyết vấn đề, ứng dụng, đánh giá thông qua lĩnh vực Hóa học
|
Sinh học: Sinh học cơ thể, Di truyền và biến dị, Tiến hóa…
|
Trắc nghiệm
4 lựa chọn, 1 đáp án đúng duy nhất
|
10
|
Năng lực tư duy định lượng ở các cấp độ hiểu, tính toán, suy luận, giải quyết vấn đề, ứng dụng, đánh giá thông qua lĩnh vực Sinh học
|
Tư duy định tính 2 Kiến thức Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân
(40 câu/55 phút)
|
Lịch sử: Lịch sử thế giới cận – hiện đại Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại…
|
- Đọc hiểu;
- Trắc nghiệm
4 lựa chọn, 1 đáp án đúng duy nhất
|
15
|
Năng lực tư duy định tính với các cấp độ hiểu,vận dụng, phân tích, suy luận, đánh giá, giải quyết vấn đề thông qua lĩnh vực Lịch sử
|
Địa lý: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Địa lý các ngành kinh tế, Địa lý các vùng kinh tế
|
- Đọc hiểu;
- Trắc nghiệm
4 lựa chọn, 1 đáp án đúng duy nhất
|
15
|
Năng lực tư duy định tính với các cấp độ hiểu,vận dụng, phân tích, suy luận, đánh giá, giải quyết vấn đề thông qua lĩnh vực Địa lý
|
Giáo dục công dân: Nhà nước và pháp luật; Hàng hóa – tiền tệ - thị trường; Kinh tế hàng hóa; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nhà nước xã hội chủ nghĩa; Các chính sách về giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ; văn hóa; quốc phòng – an ninh…
|
- Đọc hiểu;
- Trắc nghiệm
4 lựa chọn, 1 đáp án đúng duy nhất
|
10
|
Năng lực tư duy định tính với các cấp độ hiểu,vận dụng, phân tích, suy luận, đánh giá, giải quyết vấn đề thông qua lĩnh vực Giáo dục công dân
|
Tổng (195 phút)
|
|
|
140 câu
|
|
3. Trình tự làm bài
Việc làm bài được thực hiện trên máy tính tại các phòng thi đủ tiêu chuẩn.
Thí sinh lần lượt làm hết phần bắt buộc, sau đó làm phần tự chọn. Bài thi hợp lệ phải làm cả phần bắt buộc và phần tự chọn (1 trong 2 nội dung tự chọn).
4. Phương pháp chấm điểm
Bài làm của thí sinh được chấm trực tiếp trên máy bằng các phần mềm thích hợp.
5. Phương pháp tính điểm và Phiếu điểm
5.1. Phương pháp tính điểm
Kết quả thi của thí sinh được tính bằng tổng số câu trả lời đúng trong bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được điểm.
Tổng điểm toàn bài là 140 điểm.
5.2. Phiếu điểm
Trong Phiếu điểm của mỗi thí sinh sẽ có các thông tin:
(i) Tổng điểm (0 – 140);
(ii) Tư duy định lượng 1: Kiến thức Toán học (0-50);
(iii) Tư duy định tính 1: Kiến thức Ngữ văn (0-50);
(iv) Tư duy định lượng 2: Kiến thức Vật lý, Hóa học, Sinh học: (0- 40).
Hoặc Tư duy định tính 2: Kiến thức Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân: (0- 40).
6. Bảo mật đề thi
Thí sinh không được phép ghi âm, chụp ảnh hoặc sao lưu, chia sẻ thông tin về các câu hỏi thi của đề thi dưới bất cứ hình thức nào.
Nguồn ĐH Quốc gia Hà Nội
Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí
|