25/07/2025 09:44 am
1. Nguyên tắc quy đổi - Điểm trúng tuyển của các PTXT (không bao gồm PTXT thẳng) được quy đổi bằng phương pháp Phân vị để tìm ra các mức điểm chuẩn tương đương giữa các PTXT. - Với PTXT bằng kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) mức điểm chuẩn được quy đổi tương đương theo tổ hợp phù hợp nhất tổ hợp gốc và không xây dựng quan hệ bắc cầu với các tổ hợp khác. - Với PTXT kết hợp, dựa trên phân tích dữ liệu tuyển sinh của phương thức này các năm 2023, 2024 với các PTXT khác và đồng thời, dựa theo các mức điểm chênh tương ứng do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố giữa điểm thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập THPT của sinh viên để tính tương quan mức điểm quy đổi giữa các PTXT. - Với PTXT bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, mức điểm chênh giữa tổ hợp gốc với các tổ hợp còn lại được xác định theo so sánh phổ điểm một số tổ hợp phổ biến của thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. 2. Công thức quy đổi tương đương điểm chuẩn giữa các PTXT 2.1. Với PTXT sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực (HSA) Thí sinh sử dụng bảng quy đổi tương đương điểm chuẩn giữa PTXT sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT với PTXT HSA kèm theo Công văn số 205/TB-ĐTSKT ngày 18/7/2025 của Viện trưởng Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội, bao gồm bảng phân vị tương đương giữa điểm thi đánh giá năng lực (HSA) và tổ hợp điểm thi tốt nghiệp THPT A00, C00, D01 năm 2025. 2.2. Với PTXT kết hợp sử dụng kết quả học tập THPT Các bảng quy đổi tương đương mức điểm chuẩn giữa các PTXT được nhập vào hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để khi có điểm chuẩn 1 ngành theo PTXT sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT (PTXT gốc) sẽ có điểm chuẩn của ngành đó cho các PTXT kết hợp được tính bằng công thức quy đổi điểm dưới đây: Trong đó: – y là điểm của phương thức cần quy đổi (trong đó y ∈ [a,b]) – x là điểm của phương thức gốc (THPT) (trong đó x ∈ [m,n]) – m là điểm bắt đầu của khoảng điểm tương ứng phương thức gốc – n là điểm kết thúc của khoảng điểm tương ứng phương thức gốc – a là điểm bắt đầu của khoảng điểm phương thức cần quy đổi – b là điểm kết thúc của khoảng điểm phương thức cần quy đổi Ví dụ: Sử dụng bảng quy đổi tại mục 3.1.a) ở trang 3 của Thông báo này, ngành Quản trị thương hiệu (có tổ hợp gốc là D01) với mức điểm chuẩn THPT là x = 21.5 ở từ khoảng 21.00 – 24.00 (do đó m = 21.00; n = 24.00) sẽ tương ứng sang điểm chuẩn y theo phương thức sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp với CCNN (410) ở khoảng 22.75 – 25.50 (do đó a = 22.75; b = 25.50), khi đó áp dụng công thức trên sẽ là: Y = 22.75 + (21.50 – 21.00)/(24.00 – 21.00)*(25.50-22.75) = 23.20 Như vậy, 23.20 là điểm chuẩn của PTXT 410 của ngành Quản trị thương hiệu. Lưu ý: Khi xét tuyển, nhà trường sử dụng các bảng quy đổi tương đương cho mỗi PTXT và ngành học được công bố tại mục 3. Khi tự tính điểm quy đổi, người dùng sử dụng đúng bảng quy đổi tương ứng cho PTXT, ngành học cần quy đổi. 3. Quy đổi tương đương mức điểm chuẩn giữa các PTXT kết hợp 3.1. PTXT sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT (100) với PTXT sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (410) a) Đối với các ngành Quản trị thương hiệu, Quản lý giải trí và sự kiện (tổ hợp gốc là D01) 3.2. PTXT sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp với điểm thi năng khiếu (405) với PTXT sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp với điểm thi năng khiếu (406) Điểm xét tuyển của PTXT 405 và PTXT 406 không chênh lệch bởi trong công thức tính điểm đã tính đến tương quan giữa điểm của hai phương thức. II. ĐIỂM CHÊNH GIỮA CÁC TỔ HỢP XÉT TUYỂN CỦA PTXT SỬ DỤNG KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP THPT (100) 🔥 2K8 CHÚ Ý! LUYỆN THI TN THPT - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - ĐÁNH GIÁ TƯ DUY!
LỘ TRÌNH SUN 2026 - LUYỆN THI TN THPT - ĐGNL - ĐGTD (3IN1)
|