16/11/2013 08:20 am
Tại Bình ĐịnhGhi nhận tại huyện Tây Sơn, đến khoảng 20 giờ tối ngày 15/11 hầu hết 15 xã thị trấn trên địa bàn huyện bị ngập nước, giao thông tê liệt, hệ thống lưới điện toàn huyện bị cắt khiến cho công tác cứu hộ di dời dân trong vùng nguy hiểm lại càng thêm khó khăn. Phóng viên có mặt tại UBND huyện Tây Sơn (Bình Định) đã liên tục chứng kiến những cuộc điện thoại của người dân gọi đến xin cầu cứu. Theo đó, tại xóm Đông xã Tây Giang đang có đến 30 người phải dỡ bỏ ngói ngồi lên mái nhà cầu tránh lũ, cán bộ cơ sở gọi điện về UBND huyện xin phương tiện cứu hộ. Còn tại thôn Tả Giang 2 (xã Tây Giang) gia đình ông Dương Đông Phong (1974) ở khối Phú Xuân (thị trấn Phú Phong) cùng vợ và đứa con trai cũng đã phải dỡ nóc nhà leo để tránh lũ. Tuy nhiên, nước lũ ngày càng dâng cao đe dọa đến tính mạng của cả gia đình. Ông Tạ Xuân Chánh, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cho biết : "Hiện chúng tôi đã điều động toàn bộ lực lượng để cứu dân. Toàn huyện có 2 ca nô và tỉnh điều 2 ca nô từ TP Quy Nhơn lên tăng cường công tác cứu dân thoát khỏi vùng nguy hiểm". Ghi nhận đến 22 giờ đêm, tuy trời đã ngớt mưa nhưng nước lũ vẫn dâng cao, còn người dân vẫn liên tục gọi điện đến UBND huyện để cầu cứu. Một số hình ảnh lũ lụt trong đêm tại Bình Định: Hàng ngàn nhà dân ở huyên Tây Sơn bị ngập trong lũ
Tại huyện Vân Canh, người dân di dời tránh lũ
Tại Quảng NgãiSáng 15/11 áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kèm lốc xoáy bất ngờ đã hất văng em Vương Thị Thu Thủy, học sinh lớp 5C, trường tiểu học Nghĩa Hành (huyện Nghĩa Hành) đang trên đường đi học xuống vực khiến em bị chết đuối.
Nước bất ngờ dâng cao khiến 25.000 người dân Quảng Ngãi phải chạy lũ. Lũ tràn về khiến nhiều khu vực ở địa phương này đang bị cô lập, 25.000 người đã phải chạy lũ. Nhiều tuyến đường, khu dân cư ở các xã Sơn Cao, Sơn Linh, Sơn Thủy, Sơn Kỳ, Sơn Ba của huyện miền núi Sơn Hà bị ngập khiến 3.000 học sinh ở đây phải nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Lũ lớn tràn về uy hiếp chiếc cầu Ba Chùa, huyện miền núi Ba Tơ chiều 15/11
Ở huyện miền núi Ba Tơ, nước lũ gây ngập sâu, cô lập 6 hộ dân ở thôn Mang Đen, xã Ba Vì. Còn tại huyện Sơn Tây, mưa gió lớn tiếp tục gây sạt lở núi nghiêm trọng, tắc nghẽn giao thông trên nhiều tuyến đường từ trung tâm huyện về các xã. Tại Quảng NamTối 15/11 xảy ra mưa lớn, mực nước đổ về hồ thủy điện Sông Tranh 2 lớn nhất kể từ khi xảy ra các sự cố chống thấm, đã qua ngưỡng tràn và đang xả xuống hạ du. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh cho biết, đến chiều 15/11, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn với lượng phổ biến từ 100 mm – 150 mm. Theo dự báo, Quảng Nam còn có mưa to đến rất to, mực nước các sông Vu Gia, Thu Bồn có khả năng lên mức báo động 2, 3 và trên báo động 3 vào đêm nay và sáng mai.
Tại Gia LaiMưa lớn từ đêm qua làm nước ở các sông suối dâng cao. Khoảng 5h30 sáng nay, 2 cô giáo đang trên đường đi dạy khi đi đến ngầm tràn qua suối Tà Nang ở thôn 10, xã Đông, huyện Kbang đã bị nước cuốn trôi. Hiện thi thể một người đã được tìm thấy.
Lũ trên các sông ở Quảng Trị, hạ lưu sông Thu Bồn và từ Phú Yên đến Bắc Khánh Hòa tiếp tục lên; các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Kôn Tum và Gia Lai xuống dần, nhưng còn ở mức cao.
Sáng và trưa nay (16/11), lũ trên các sông Quảng Trị và bắc Khánh Hòa sẽ đạt đỉnh; riêng hạ lưu sông Thu Bồn và sông Ba có khả năng đạt đỉnh vào chiều tối nay. Đỉnh lũ trên các sông có khả năng như sau:
- Các sông ở Quảng Trị đạt mức BĐ2; - Sông Thu Bồn tại Câu Lâu đạt mức 4,6m, trên BĐ3: 0,6m, tại Hội An: 2,8m, trên BĐ3: 0,8m; - Sông Kôn tại trạm Thạch Hòa đạt mức 9,75m, trên mức BĐ3: 1,75m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1987: 0,31m; - Sông Ba tại AuynPa đạt mức 157,0m, trên mức BĐ3: 1,0m; tại Củng Sơn: 33,5m, dưới BĐ3: 1,0m; tại Phú Lâm: 3,2m, dưới mức BĐ3: 0,5m; - Sông Cái Ninh Hòa đạt mức: 5,7m, trên BĐ3: 0,2m. Đến chiều, tối nay, lũ các sông ở Quảng Ngãi xuống mức BĐ3, các sông ở Thừa Thiên Huế và hạ lưu sông Ái Nghĩa còn trên BĐ2; các sông ở bắc Tây Nguyên xuống mức BĐ1 - BĐ2, có nơi trên BĐ2.. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, ngập lụt sâu tại vùng trũng, đồng bằng các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên và Gia Lai, Kon Tum. Theo thethaohangngay
|
||||