Hệ thống hóa kiến thức Sinh học qua sơ đồ - Kỹ năng hay

Kiến thức Sinh học có thể mô hình hóa dưới dạng sơ đồ trực quan, giúp học sinh sắp xếp kiến thức theo một logic nhất định. Với cách học này, học sinh nắm chắc kiến thức và không ghi nhớ máy móc.

Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức Sinh học qua sơ đồ

Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức Sinh học qua sơ đồ

GD&TĐ - Kiến thức Sinh học có thể mô hình hóa dưới dạng sơ đồ trực quan, giúp học sinh sắp xếp kiến thức theo một logic nhất định. Với cách học này, học sinh nắm chắc kiến thức và không ghi nhớ máy móc.

Trong sáng kiến kinh nghiệm về “Sử dụng sơ đồ để rèn luyện học sinh kĩ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học Sinh học 10 THPT”, cô Nguyễn Thị Xuân Quỳnh - giáo viên trường PT DTNT THPT Tuần Giáo (Điện Biên) - cho rằng, sơ đồ thể hiện nội dung cơ bản của một chương, một bài, một mục.

Khi nhìn vào sơ đồ ta thấy rõ ràng tổng thể nội dung kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất của một nội dung kiến thức, và mối quan hệ giữa các kiến thức đó. Sơ đồ nội dung phản ánh một cách trực quan logic phát triển bên trong của bài học.

Giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình để lựa chọn những bài, những phần kiến thức có khả năng lập sơ đồ nội dung. Việc lựa chọn này là quan trọng bởi không phải nội dung kiến thức nào cũng phù hợp để lập sơ đồ, sơ đồ nội dung kiến thức khác nhau mang tính đặc thù.

Từ quan điểm chung này, cô Nguyễn Thị Xuan Quỳnh đưa ra quy trình lập sơ đồ nội dung như sau:

Bước 1. Xác định mục tiêu hệ thống hóa

Đây là bước đầu rất quan trọng, cần xác định rõ mục tiêu hệ thống hóa kiến thức mới có thể lập được chính xác sơ đồ thống hóa kiến thức.

Cần xác định việc lập sơ đồ thống hóa kiến thức nhằm đạt mục tiêu nào về mặt nội dung, nhằm hình thành kiến thức mới, nhằm củng cố ôn tập cuối bài, ôn tập kiến thức một chương, một phần hay nhằm ôn tập kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ. Để xác định được mục tiêu phải căn cứ vào nhiệm vụ đặt ra, căn cứ vào các từ khóa trong nhiệm vụ.

Bước 2. Xác định các đỉnh

Để xác định các đỉnh của sơ đồ, giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn kiến thức cơ bản của nội dung bài học. Đầu tiên phải nghiên cứu kỹ nội dung, sau đó lập danh mục kiến thức cơ bản, định ra kiến thức chốt của bài học. Kiến thức này được hiểu là kiến thức cơ bản nhất, là kết quả cần đạt của học sinh.

Trong số những đơn vị kiến thức cần đạt ấy, có kiến thức trọng tâm, có kiến thức hỗ trợ, bổ sung. Vì vậy cần chọn lọc trong các kiến thức đó kiến thức chủ chốt làm đỉnh xuất phát.

Từ kiến thức xuất phát, xác định quan hệ với các nội dung để lần lượt xác định các đỉnh nối tiếp. Khi đã xác định được đỉnh xuất phát, tiếp tục xác định đỉnh chính. Đây là đỉnh gắn trực tiếp, bắt nguồn từ đỉnh xuất phát. Các đỉnh này nêu tên đơn vị kiến thức trọng tâm của bài.

Xác định đỉnh phụ, đỉnh nhánh. Đỉnh phụ là những đỉnh bắt nguồn trực tiếp từ đỉnh chính, làm nhiệm vụ cụ thể hoá, chi tiết hoá, bổ sung và làm sáng rõ cho nội dung nêu trong đỉnh chính.

Đỉnh nhánh là những đỉnh được khởi nguồn trực tiếp từ đỉnh phụ; các đỉnh này làm nhiệm vụ cụ thể hoá, chi tiết hoá cho nội dung nêu ra trong đỉnh phụ.

Trong mối quan hệ giữa các đỉnh của sơ đồ, đỉnh xuất phát là đỉnh mang nội dung khái quát nhất còn đỉnh nhánh là đỉnh mang nội dung cụ thể nhất khép lại toàn bộ sơ đồ.

Bước 3. Thiết lập các cung

Thực chất đây là việc dùng các đoạn thẳng (có hướng hoặc vô hướng) để nối các đỉnh với nhau để diễn tả mối quan hệ giữa các đỉnh sao cho phản ánh được logic phát triển của nội dung đó.

Khi xác định được mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức, nghĩa là xác định được các cạnh và chiều của các cạnh thì bước đầu đã hình thành được sơ đồ.

Bước 4. Lựa chọn loại sơ đồ phù hợp

Sau khi nghiên cứu nội dung, xác định mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức, phải lựa chọn loại sơ đồ phù hợp với nội dung kiến thức của bài học. Nghiên cứu tài liệu, huy động kiến thức, dựa vào logic phát triển của nội dung để lựa chọn loại sơ đồ phù hợpvới nội dung cần hệ thống hóa.

Bước 5. Hoàn thiện sơ đồ

Khi đã lập xong sơ đồ, cần kiểm tra lại sơ đồ đã lập. Việc kiểm tra thường hướng vào xem xét, đối chiếu giữa nội dung bài học với sơ đồ đã lập xem có điểm nào chưa khớp với nội dung, xét số lưọng đỉnh, mối quan hệ giữa các đỉnh, các ký hiệu mã hoá, tính thẩm mĩ. Nếu tất cả đều được đảm bảo không có gì cần phải điều chỉnh, lúc đó ta kết thúc việc lập sơ đồ cho nội dung bài học.

Hải Bình (tổng hợp)

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Viết bình luận: Hệ thống hóa kiến thức Sinh học qua sơ đồ - Kỹ năng hay

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH