Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội tuyển sinh sau đại học năm 2015

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh sau đại học ngành Luật năm 2015 như sau:

1.  Thời gian thi tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh

1.1. Thời gian thi tuyển:

- Đợt 1: thi tuyển vào các ngày 11 và 12/04/2015; tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn (tuyển sinh đào tạo tiến sĩ) từ ngày 14/04 đến 29/04/2015.

- Đợt 2:  thi tuyển vào các ngày 12 và 13/09/2015; tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn (tuyển sinh đào tạo tiến sĩ) từ ngày 15/09 đến 30/09/2015.

1.2. Chỉ tiêu tuyển sinh:

Theo chỉ tiêu của Đại học Quốc gia Hà Nội giao cho Khoa Luật (Khoa Luật sẽ thông báo khi có Quyết định giao chỉ tiêu của ĐHQGHN)

2. Các chuyên ngành và môn thi tuyển

2.1. Bậc thạc sĩ (cao học)

STT

Chuyên ngành

Các môn thi tuyển

Môn cơ bản

Môn cơ sở

Ngoại ngữ

1

Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01 01

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá năng lực

 

 

 

 

 

 

 

Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

 

 

 

 

 

 

 

Ngoại ngữ

2

Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 60 38 10 03

3

Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04

4

Luật kinh tế

Mã số: 60 38 01 07

5

Luật quốc tế     

Mã số: 60 38 01 08

6

Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60 38 01 02

7

Pháp luật về quyền con người

* Môn thi Ngoại ngữ gồm 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.

* Thí sinh được miễn thi ngoại ngữ đối với người dự thi thạc sĩ thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 3 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn ĐHQGHN, bậc 4 đối với chương trình thạc sĩ liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng, bậc 5 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn quốc tế. Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (Phụ lục 2 và Phụ lục 3).

2.2. Bậc tiến sĩ (nghiên cứu sinh)

 

STT

 

Chuyên ngành

Các yêu cầu về hồ sơ

 

 

 

 

 

Ngoại ngữ*

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá Hồ sơ chuyên môn**

 

1

Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số:  62 38 01 01

 

2

Luật quốc tế

Mã số: 62 38 01 08

 

3

Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số:  62 38 40 01

 

4

Luật kinh tế

Mã số: 62 38 01 07

 

* Yêu cầu về ngoại ngữ đối với người dự tuyển tiến sĩ

Người dự tuyển (kể cả các chuyển tiếp sinh) phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau đây:

- Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đến ngày 11/04/2015 (đợt 1) hoặc ngày 12/09/2015 (đợt 2) được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận.

- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài; 

- Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.

** Hồ sơ chuyên môn

Hồ sơ chuyên môn được Tiểu ban chuyên môn đánh giá và cho điểm trên cơ sở: Kết quả học tập ở trình độ cử nhân hoặc thạc sĩ; thành tích nghiên cứu khoa học (qua bài báo và giải thưởng khoa học); kết quả trình bày bài luận về dự định nghiên cứu; năng lực ngoại ngữ (qua các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ); kinh nghiệm hoạt động chuyên môn; ý kiến nhận xét, đánh giá và mức độ ủng hộ trong hai thư giới thiệu.

3.  Điều kiện dự thi: (theo Phụ lục 1 kèm theo)

4. Thời gian đào tạo:

- Đối với đào tạo tiến sĩ: 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ; 4 năm đối với người chưa có bằng thạc sĩ.

-  Đối với đào tạo thạc sĩ: 1,5 năm đến 2 năm.

- Thời gian kéo dài: được phép là 1 năm cho đào tạo thạc sĩ và 2 năm cho đào tạo tiến sĩ.

5. Chính sách ưu tiên:

a). Đối tượng ưu tiên

- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;

- Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;

- Con liệt sĩ;

- Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;

- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

b). Mức ưu tiên

- Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.

* Một số điểm cần lưu ý khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi

- Các đối tượng sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ trong các kì thi tuyển sinh sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ không được tham gia dự thi trong năm đó và 2 năm tiếp theo.

- Việc xác định đối tượng ưu tiên phải được thực hiện tại thời điểm nhận hồ sơ đăng kí dự thi.

- Thí sinh nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo qui định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Luật, ĐHQGHN.

6. Hồ sơ đăng kí dự thi:

Theo mẫu tại Khoa Luật, ĐHQGHN

7. Thời gian phát hành hồ sơ: từ ngày 20/01/2015

- Đợt 1: từ ngày 20/01/2015 đến hết ngày 03/03/2015

- Đợt 2: từ ngày 01/07/2015 đến hết ngày 07/08/2015

8. Thời gian nhận hồ sơ:

- Đợt 1: từ ngày 20/01/2015 đến hết ngày 03/03/2015

- Đợt 2: từ ngày 01/07/2015 đến hết ngày 07/08/2015

9. Thời gian hướng dẫn ôn tập (học ngoài giờ hành chính)

- Đợt 1: từ ngày 01/02/2015 đến ngày 10/04/2015

- Đợt 2: từ ngày 01/07/2015 đến ngày 31/08/2015

10. Lệ phí tuyển sinh:

Theo Thông tư Liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Liên Bộ Tài chính- Bộ GD&ĐT quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thông tư Liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 08/03/2013 của Liên Bộ Tài chính- Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11/02/2010 và hướng dẫn hiện hành của ĐHQGHN.

* Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Phòng Quản lý Đào tạo, Khoa Luật, ĐHQGHN.

Địa chỉ: Phòng 106 nhà E1, ĐHQGHN - 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 043.754.6674 hoặc truy cập Website: law.vnu.edu.vn.

 Theo thethaohangngay

 

 

Viết bình luận: Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội tuyển sinh sau đại học năm 2015

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247