Kỳ thi thpt quốc gia 2016 tiếp tục được thực hiện và môn Sinh tiếp tục vẫn là môn thi tự chọn và kết quả môn này vẫn làm cơ sở xét tuyển vào đại học cao đẳng 2016. Vậy ôn luyện thi thpt quốc gia môn Sinh như thế nào đạt hiệu quả cao rất được học sinh cũng như phụ huynh quan tâm.
Lý thuyết: Học theo chủ đề
Điều đầu tiên học sinh phải liệt kê trong mỗi bài, mỗi chương các khái niệm, không nhất thiết phải học thuộc các khái niệm nhưng phải hiểu bản chất của khái niệm. Phân biệt các khái niệm với nhau. Tìm ra điểm chung, điểm riêng giữa các sự vật, hiện tượng, quy luật... trong sinh học. Ví dụ, nên tìm ra điểm chung điểm riêng giữa các quy luật di truyền: phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen với di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân. Hoặc cần phân biệt được nội dung học thuyết tiến hóa của Dacuyn với học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại...
Ôn tập và làm bài thi thử trắc nghiệm theo từng chủ đề, từng chương. Với cách này sẽ giúp các em hệ thống hóa kiến thức tương đối tốt, đồng thời giúp các em cọ xát được các vấn đề theo các khía cạnh khác nhau.
Ngoài ra nên hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ, nắm vững ý chính của từng bài; từ ý chính triển khai các ý phụ và khai thác thêm các ý trong sách giáo khoa.
Học xong từng chủ đề, các em luyện tập trắc nghiệm theo chủ đề. Khi làm trắc nghiệm, học sinh lưu ý, không đọc lướt mà đọc thật kỹ để không bỏ sót chi tiết.
Dùng bút gạch chân những điểm đáng chú ý, có thể dùng phương pháp loại bỏ để giảm bớt lựa chọn.
Bài tập: Lưu ý theo từng dạng
Các bài tập di truyền phân tử và bài tập di truyền học quần thể thuộc khoa học chính xác như Toán học, Vật lý, Hóa học. Do đó, học sinh buộc phải nắm chắc công thức mới giải được.
Bài tập quy luật di truyền thuộc khoa học thực nghiệm. Học sinh sử dụng lý thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài.
Điều quan trọng nhất là phải nhận định được bài tập đã cho thuộc quy luật di truyền nào, từ đó học sinh có thể dùng phương pháp giải nhanh để ra kết quả, đáp án (không cần viết sơ đồ lai).
Các bài tập thuộc đột biến, yêu cầu học sinh phải thông hiểu kiến thức lý thuyết để xác định các dạng đột biến; có thể dùng phương pháp giải nhanh đối với những bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Lưu ý khi làm baifi thi: Đối với những bài tập quá khó so với khả năng học của mình, học sinh nên bỏ qua, đừng mất nhiều thời gian với những bài tập này vì giá trị điểm mỗi câu là ngang nhau.
Chú ý các bài tập mang tính vận dụng thực tiễn.
Các em có thể tham khảo hướng dẫn học của Thầy Kiều Vũ Mạnh - Giáo viên chuyên Hoàng Văn Thụ và giáo viên dậy trực tuyến Tuyensinh247.com
Cấu trúc đề thi đại học môn sinh năm 2015
Tỷ lệ lí thuyết / bài tập : 30 câu lí thuyết / 20 câu bài tập => Lí thuyết chiếm 60 % số điểm trong đề thi . Tỷ lệ này tương tự các năm trước.
Chuyên đề kiến thức
Số câu hỏi trong đề thi
Nhận xét, đánh giá mức độ câu hỏi
Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền
11 câu
Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền là nội dung kiến thức chiếm số câu hỏi nhiều nhất trong đề thi (22%)
Tỉ lệ lí thuyết / bài tập
6 câu lí thuyết – 4 câu bài tập
Đánh giá mức độ
Cấp độ phân tử : Gồm 5 câu hỏi lí thuyết chủ yếu ở mức độ thông hiểu
Ở cấp độ tế bào: Bao gồm 2 câu lí thuyết và 4 câu bài tập. Để chiếm được trọn vẹn điểm phần này yêu cầu học sinh vận dụng đúng các công thức và có các hiểu biết cơ bản về tế bào. Các câu hỏi nằm ở mức vận dụng .
Quy luật di truyền
10 câu
Số lượng câu hỏi trong phần này tương đương với số câu hỏi trong đề thi năm 2014
Tỉ lệ lí thuyết / bài tập
2 câu lí thuyết - 8 câu bài tập
Đánh giá mức độ
Đây là phần kiến thức khó nhất trong đề thi đại học năm 2015. Chủ yếu là câu hỏi ra theo hướng tổng hợp tích hợp nhiều nội dung kiến thức, dạng bài tập đếm chiếm xuất hiện nhiều– yêu cầu thí sinh phải có kiến thức nắm vững kiến thức, có kĩ năng tính toán nhanh, biết kết hợp nhiều kiến thức lại với nhau để hoàn thiện . Đây là phần giúp phân hóa học sinh khá và giỏi
Di truyền quần thể
7 câu :
1 lí thuyết
– 6 bài tập
Giống như các năm trước, dạng bài tập di truyền quần thể rất phong phú. Độ khó tương đương với các năm trước, chủ yếu là các dạng bài tập ở mức vận dụng và vận dụng cao, thường kết hợp với các quy luật di truyền, di truyền người.
Ứng dụng di truyền học
3 câu lí thuyết
2 câu lí thuyết mức thông hiểu , nhớ và một câu lí thuyết dạng tích hợp ở mức vận dụng
Di truyền người
2 câu : 1 lí thuyết – 1 bài tập
1câu phả hệ tích hợp nhiều nội dung và một câu về bệnh di truyền ở người.
Bằng chứng tiến hóa
1câu lí thuyết
Yêu cầu học sinh phải nhớ kiến thức cơ bản trong SGK
Cơ chế tiến hóa
4 câu lí thuyết
Chủ yếu là các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Số lượng câu hỏi về phần này giảm so với năm 2014. Các câu hỏi phần này phù hợp với học sinh có học lực trung bình.
Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất
1 câu lí thuyết
Mảng kiến thức tương tự các năm . Câu hỏi về phần này liên quan đến bảng sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất
Chuyên đề Sinh thái. bao gồm: (Cá thể, quần xã sinh vật, hệ sinh thái - sinh quyển - môi trường)
10 câu lý thuyết – 1 câu bài tập
Số lượng câu hỏi không thay đổi so với những năm trước, các câu hỏi tập trung ở mức độ nhận biết thông hiểu và vận dụng kiến thức để hoạc sinh có thể đạt tầm điểm trung bình
(Tuyensinh247.com)
Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.