Nguyên tắc đặt tên cho con

Những phương pháp hay nguyên tắc đặt tên cho con sẽ giúp bậc phụ huynh hạn chế mắc những lỗi cơ bản khi đặt tên cho con

                 Ý nghĩa đặt tên cho con theo Chữ cái đầu tiên

Anh A là một giảng viên đại học về ngôn ngữ học nên rất tự tin trong việc tìm cho con một cái tên. Ngay khi vợ mang bầu, anh đã bắt đầu công cuộc tìm kiếm cái tên cho con. Với mong muốn con có một cái tên mà ai nghe thấy cũng phải “ngước nhìn” nên anh lôi từ điển Hán Việt ra tra nghĩa của các từ.

Không tìm được cái tên nào ưng ý, anh tiếp tục vào mạng rồi liệt kê những nhân vật lịch sử của đất nước và thế giới. Cuối cùng càng tìm anh càng thấy rối, không biết chọn tên nào là hợp tình hợp lý nhất. Anh mang nỗi lòng ra thổ lộ với các đồng nghiệp và lấy ý kiến trưng cầu về những cái tên nhưng mỗi người một ý nên rút cuộc tới ngày sinh của vợ mà anh vẫn chưa chọn được cái tên nào. Lúc y tá gọi anh lên hỏi tên bé để viết giấy khai sinh, anh thật thà chưa biết đặt tên gì, chị y tá tủm tỉm cười rồi bảo: Sao phải cầu kỳ thế.

Anh mong muốn con anh sau này như thế nào thì đặt tên là thế như muốn nó giỏi giang thì đặt tên là Tài, muốn nó đức độ thì tên là Đức… Nghe thấy vậy anh như tỉnh cả người và quyết định đặt tên con là Hiếu vì anh mong con sẽ hiếu thảo với bố mẹ và gia đình, là một người sống có tình cảm.

 

Nguyen tac dat ten cho con

Trên thực tế, đặt tên cho con liên quan tới rất nhiều vấn đề như văn tự học, âm vần học, dân tộc học, sử học, văn hoá tông pháp và nhiều tri thức khoa học hiện đại, chính vì thế nó đã phát triển thành một môn mệnh danh học.

Khi đặt tên cần tuân thủ các nguyên tắc:

* Âm vần của tên gọi phải hay, đẹp: đặt tên là để người khác gọi, vì thế phải hay, kêu, tránh thô tục, không trúc trắc.
* Tiếp đến là tránh họ và tên cùng vần cùng chữ, tránh dùng nhiều chữ để dễ gọi.
* Khi đặt tên cần chú ý sự thống nhất hài hòa giữa họ và tên.
* Tên gọi phải có ngụ ý hay: điều quan trọng nhất của việc đặt tên là chọn chữ nghĩa sao cho hay và lịch sự. Vì thế phải căn cứ vào thẩm mỹ, chí hướng, và sở thích để chọn chữ nghĩa.

Những điều chú ý khi đặt tên:

* Hạn chế đặt tên đơn, vì tên đơn dễ bị trùng tên.
* Khi đặt tên không nên chạy theo thời cuộc chính trị rồi đặt tên gọi mang mầu sắc chính trị.
* Khi đặt tên không nên dùng những từ cầu lợi, làm cho người khác có cảm giác đó là sự nghèo nàn về học vấn.
* Khi đặt tên không nên cuồng tín, nông cạn quá… Đặt tên gọi tuyệt đối quá, cực đoan quá sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt.
* Không nên đặt tên nam nữ, âm dương trái ngược nhau, nữ không nên đặt tên Nam, nam không nên đặt tên Nữ để người khác dễ phân biệt.
* Tránh các tên dễ bị chế giễu khi nói lái như Tiến Tùng ra Túng Tiền.
* Các bạn ở nước ngoài nên tránh những tên gọi khi viết không dấu mang những nghĩa khác của địa phương như chữ Phúc và Dũng trong tiếng Anh.
* Không nên tùy tiện đổi tên.

Phương pháp đặt tên

* Có nhiều cách đặt tên, nhưng thường theo một mô thức nhất định:
* Lấy họ mẹ làm tên gọi hay chữ đệm.
* Kỷ niệm ngày tháng năm sinh: Mậu Dần, Thu Hương, Xuân Mai…
* Nữ giới thường đặt tên các loài hoa như Lan, Huệ, Quỳnh, Mai, Đào; bằng tên các loài chim như Yến, Khuyên, Mi; bằng mầu sắc như Hồng, Thanh, Lam; bằng các chữ trữ tình như Huệ, Nhàn, Vân, Hà, Diễm, Phương… bằng các chữ thể hiện đạo đức của nữ giới như Trinh, Thục, Ái, Mỹ Linh, Khiết Tâm…

* Nam giới khi đặt tên nên thể hiện được sự cương trực, kiên cường, trung hiếu, ý chí và hoài bão, ví dụ các chữ Đức, Lương, Công, Nghị, Quang, Hiền thể hiện tính cách, đạo đức; các chữ Trường Giang, Sơn Hải, Vạn Lý… thể hiện phong độ oai phong lẫm liệt, tư tưởng quyết thắng của các tướng soái; các chữ Hiếu, Trung, Nghĩa, Chính thể hiện khí tiết con người; Chí Kiên, Hướng Tiền thể hiện sự sáng suốt, ý chí kiên cường.

Tên con cháu thường do ông bà hoặc người có vai vế trong họ đặt cho. Tục lệ này thể hiện rõ nét tính liên tục và tính truyền thống của văn hóa gia đình. Ông bà hay những người có vai vế thường là người hiểu biết rộng hoặc nắm được hệ thống tên của những thành viên trong dòng họ, tên các vị cao niên trong làng, thậm chí tên thành hoàng làng, thần thánh… Nhờ đó, việc đặt tên con cháu sẽ phù hợp với hệ thống, lại tránh trùng lặp mắc tội “phạm húy”. Chính điều này quyết định việc đặt tên thường được tiến hành trước khi đứa trẻ ra đời. Trong lúc người mẹ mang thai, ông bà cha mẹ hầu như đã chuẩn bị đặt tên bé. Nhiều gia đình chọn ngay những cái tên có giá trị “nối tiếp” với tên cha hoặc tên mẹ. Chẳng hạn, tên cha là Khải, tên con là Hoàn; tên mẹ là Thuần, tên con là Thục… Những gia đình phong kiến thường chọn cách đặt tên theo cung cách vua quan xưa, tức là chuẩn bị một dãy tên để “đặt dần”. Thực tế đã có nhiều gia đình đặt đúng và đủ các tên trong dãy.

Ngày nay, cách đặt tên đã có những thay đổi đáng kể. Mặc dù ảnh hưởng của ông bà cha mẹ vẫn rất lớn, nhưng phải thừa nhận rằng cách nhìn nhận về việc đặt tên đã thoáng hơn nhiều. Cách đặt tên con để thể hiện nguyện vọng của gia đình vẫn còn. Bên cạnh đó, người ta có thể dùng ghép tên quê cha và mẹ để đặt tên con. Thí dụ: cha quê Thái Bình, mẹ quê Hà Nội, tên con là Thái Hà.

Trước đây, ngoài việc tránh đặt tên con cái trùng với tên ông bà tổ tiên, việc đặt tên con trùng với bạn bè, người thân cũng hết sức tránh. Nay quan niệm này có đổi khác. Trừ ông bà tổ tiên, những người thân của cha mẹ, những người mà cha mẹ hâm mộ cũng thường được cha mẹ lấy tên đặt cho con.

Các dấu hiệu giới tính trong tên gọi như “Văn” cho tên con trai và “Thị” cho tên con gái dường như không còn là yếu tố bắt buộc nữa.

Là một hiện tượng ngôn ngữ – văn hóa tồn tại lâu bền với thời gian, cách đặt tên luôn là một vấn đề gây nhiều tranh luận thú vị và chắc chắn sẽ luôn có một vị trí nhất định trong đời sống văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chúng ta.

xem thêm: Toàn tập hướng dẫn tỉ mỉ đặt tên hay nhất hiện nay

                 Ý nghĩa đặt tên cho con theo Chữ cái đầu tiên

(Tuyensinh247.com tổng hợp)

Viết bình luận: Nguyên tắc đặt tên cho con

  •  
Khoá học lớp 2-12 - Tuyensinh247