Nhận xét phần Khoa học - Đề minh họa Đánh giá năng lực HN 2025

Phần Khoa học đề minh họa HSA 2025 gồm các chủ đề: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. Theo đó, với chủ đề vật lý có 3 dạng câu hỏi chính: Trắc nghiệm khách quan 4 đáp án, câu hỏi điền vào chỗ trống, có thêm dạng bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan, dạng mới so với đề cũ.

ĐỀ MINH HỌA ĐGNL HÀ NỘI NĂM 2025

A. Nhận xét đề phần Khoa học - Chủ đề Vật lí

I. NHẬN XÉT CHUNG

1. Về phạm vi kiến thức

-         Kiến thức trải dài từ chương trình lớp 10, 11 và 12 ở đầy đủ các chuyên đề.

-         Lớp 10 chiếm 30%

-         Lớp 11 chiếm 35%

-         Lớp 12 chiếm 35%

2. Về độ khó

-         Nhận biết chiếm khoảng 10%

-         Thông hiểu chiếm khoảng 30%

-         Vận dụng và vận dụng cao chiếm 60%

3. Về các dạng bài

Có 3 dạng câu hỏi chính:

-         Trắc nghiệm khách quan 4 đáp án.

-         Câu hỏi điền vào chỗ trống.

Có thêm dạng bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan, dạng mới so với đề cũ.

4. So sánh với đề THPT

-         Về phạm vi kiến thức: tương đương nhau. Kiến thức được cho đầy đủ từ lớp 10 đến lớp 12.

-         Về mức độ câu hỏi: đầy đủ các mức độ câu hỏi từ Nhận biết, Thông hiểu và Vận dụng - vận dụng cao. Câu hỏi thuộc mức độ thông hiểu và vận dụng chiếm khoảng 60 - 70% trong đề ĐGNL, có sự tương đồng với đề thi THPT mẫu.

-         Về dạng câu hỏi: đề ĐGNL có 2 dạng chính là trắc nghiệm khách quan 4 đáp án và Điền đáp án vào chỗ trống là 2 dạng giống với đề thi THPT. Bài thi ĐGNL có dạng bài đọc à trả lời câu hỏi bên dưới, là hình thức khác so với đề THPT.

Với đề thi minh họa 2025, cho thấy sự tương đồng khá lớn với đề thi THPT về cả phạm vi kiến thức và hình thức câu hỏi.

Đề thi không quá nặng về giải toán mà nặng về hiện tượng, áp dụng thực tế khá nhiều, đúng quan điểm của chương trình GDPT mới.

II. MA TRẬN ĐỀ MINH HỌA ĐGNL HÀ NỘI 2025 - CHỦ ĐỀ VẬT LÍ

LỚP

CHUYÊN ĐỀ

SỐ CÂU

Trắc nghiệm

Điền đáp án

10

Động học chất điểm

1

1

 

Động lực học chất điểm

2

 

 

Động lượng và bảo toàn động lượng

1

 

11

Sóng cơ

1

 

 

Điện tích - Điện trường

2

 

 

Dao động điều hòa

1

 

 

Dòng điện không đổi

2

 

12

Vật lí nhiệt

2

 

 

Khí lí tưởng

1

 

 

Từ trường

1

 

 

Vật lí hạt nhân

2

 

Tổng

17

III. ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP

-         Theo đề minh họa và hướng ra đề thi với định hướng áp dụng vật lí vào thực tế và giải quyết vấn đề thì việc nắm rõ bản chất của kiến thức là quan trọng. Học sinh nên ôn tập và nắm vững được những lí thuyết cơ bản nhất, sau đó sẽ áp dụng vào làm bài tập. Đồng thời, nên làm thêm các bài tập dạng thí nghiệm, hiện tượng và tìm hiểu thêm các hiện tượng về thực tế. Việc giảm tải phần tính toán t

Tham khảo lộ trình ôn tập hiệu quả tại đây: https://tuyensinh247.com/

B. Nhận xét đề phần Khoa học - Chủ đề Hoá học

1.     SO SÁNH VỚI ĐỀ MINH HOẠ CŨ 

Tiêu chí

Đề minh họa ĐGNL Hà Nội năm 2021

Đề minh họa ĐGNL Hà Nội năm 2025

Số câu

10 câu

17 câu

Dạng câu hỏi và số lượng

9 câu trắc nghiệm 4 đáp án chọn 1 đáp án đúng

1 câu trắc nghiệm trả lời ngắn dạng điền

16 câu trắc nghiệm 4 đáp án chọn 1 đáp án đúng (tăng gần gấp đôi)

1 câu điền đáp án (dạng trả lời ngắn) (SL câu được giữ ổn định

2.     NHẬN XÉT CHUNG

-         Dạng bài:

Trắc nghiệm khách quan: 4/16 câu tính toán; 5/16 câu có nội dung về xác định tính đúng/sai của mệnh đề; còn lại là các câu hỏi dạng quen thuộc. So với đề thi minh họa 2021 thì số câu tính toán được giảm ở mức cao.

Bổ sung thêm dạng câu hỏi chùm (trước chỉ có trong đề ĐGNL của HCM hoặc ĐGTD)

Trả lời ngắn: 1 câu để trả lời được đòi hỏi nhiều thành tố về năng lực (phân tích/ đọc được phổ IR từ đó đề xuất cấu tạo hợp chất, từ cấu tạo ta tính theo phương trình hóa học - dạng câu hỏi này không có khả năng “mò” - % may mắn gần như không có)

-         Mức độ câu hỏi: Vừa tầm phủ đầy các mức độ nhận thức. Có câu hỏi ở mức 1 - nhận biết (câu 214, yêu cầu nhớ được công thức và tên gọi của carbohydrate), mức 2 - thông hiểu (câu 215, yêu cầu xác định sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tố trong quá trình hóa học; câu 203, yêu cầu dựa vào nguyên tắc lắp đặt để thực hiện quá trình mạ điện); đa phần các câu hỏi ở mức độ vận dụng có liên đới hoặc dẫn ra các kiến thức thực tế trong cuộc sống (câu 202, cách thức làm tăng hiệu suất tổng hợp ammonia; câu 208, các tách chất hữu cơ trong quá trình tinh chế, phân tích;...); một số câu hỏi phân loại học sinh ở mức độ cao (câu 212, đòi hỏi nhiều kĩ năng nhỏ cần giải quyết để làm bài; câu 217, yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn để khai thác quan hệ giữa các đại lượng).

-         Những đổi mới được cập nhật phù hợp với chương trình mới:

Vấn đề danh pháp, công nghệ hóa học (quá trình tinh chế(câu 208); quá trình phân tích định lượng (câu 207); quá trình sản xuất hóa học (câu 217) được đưa vào và cập nhật khéo léo trong toàn bộ đề thi phần hóa học.

Các hình ảnh đưa vào đề thi có mục đích khai thác cụ thể rõ ràng chứ không phải để minh họa. 

Đề thi không còn các câu hỏi “khó” như ester, peptide mà thay vào đó là các câu hỏi yêu cầu học sinh phải giải quyết các vấn đề thực tiễn cụ thể (câu 202, 203 và 217).

3.     MA TRẬN ĐỀ MINH HỌA ĐGNL HÀ NỘI 2025 - CHỦ ĐỀ HOÁ HỌC 

Lớp

10

11

12

 

Dạng thức

TNKQ

Điền đáp án

SL

3

10

4

 

SL

16

1

%

17,65

58,82

23,53

 

%

94,12

5,88

 

Lớp

Chuyên đề

Mô tả

Số lượng câu hỏi

Vị trí trong đề minh họa

TNKQ

Điền đáp án

10

Năng lượng hóa học

Tính biến thiên enthalpy () của phản ứng hóa học

1

201

 

10

Halogen và hợp chất

Tính chất và ứng dụng của chlorine – hợp chất của chlorine

1

204

 

10

Phản ứng oxi hóa khử

Tinh chế, định lượng kim loại Fe bằng phản ứng oxi hóa khử

1

207

 

11

Cân bằng hóa học

Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier vào giải thích yếu tố tác độ nhằm làm tăng hiệu suất phản ứng

1

202

 

11

Tổng hợp vô cơ

Tính toán dựa theo phản ứng hóa học, phản ứng trao đổi ion

1

206

 

11

Đại cương hóa học hữu cơ

Các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

1

208

 

11

Dẫn xuất halogen – Alcohol – Phenol

Tính chất vật lí – tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ (glycerol)

1

209

 

11

Hợp chất carbonyl

Phân tích công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ chứa liên kết carbonyl để đề xuất các tính chất hóa học cơ bản của hợp chất

2

210

211

 

11

Đại cương hữu cơ

Phân tích một số tín hiệu phổ đặc trưng trên phổ IR để quy kết đề xuất cấu tạo của hợp chất từ đó thực hiện một số yêu cầu tính toán cụ thể

1

 

212

11

 

Nitrogen - Sulfur

Khai thác ngữ cảnh khoa học (quá trình sản xuất slufuric acid) để giải quyết một số vấn đề về tính chất và quy trình hóa học

3

215

216

 

Giải quyết vấn đề trong sản xuất thực tế

217

 

12

Pin điện và điện phân

Ứng dụng kiến thức về điện hóa học để giải thích cơ sở của phương pháp mạ điện

1

203

 

12

Đại cương kim loại

Phương pháp điều chế kim loại

1

205

 

12

Hợp chất hữu cơ chứa nitrogen

Xác định tính đúng/sai của các phát biểu có liên quan đến amine, amino acid, peptide, protein, …

1

213

 

12

Carbohydrate

Công thức phân tử của các đại diện carbohydrate

1

214

 

4.     ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP

1)    Phạm vi kiến thức: trải dài từ lớp 10 đến 12, tập trung ở lớp 11

+       Ưu điểm: Không nặng ở lớp cuối cấp, tạo điều kiện để HS thi được nhiều đợt mà phạm vi kiến thức không thay đổi quá nhiều. Tiền đề cho HS 11 có thể thi ở các đợt thi cuối cùng của kì tuyển sinh với mục đích xét tuyển sớm hoặc thi trải nghiệm.

+       Nhược điểm: Đòi hỏi HS có ý thức tự học và ôn tập kiến thức 11 (năm trước)

2)    Dạng thức: tập trung vào dạng trắc nghiệm khách quan (dạng truyền thống) và dạng điền đáp án (tương ứng với dạng) điền khuyết

→ học tập theo các mô hình 5V hay khóa sun đều đảm bảo được mục tiêu kép (vừa tốt nghiệp THPT vừa có kiến thức nền tảng cho thi ĐGNL)

3)    Phân chia thời gian song song với việc học chương trình 12 và ôn tập bổ sung rà soát kiến thức lớp 11 để đảm bảo phủ đầy kiến thức (--> định hướng của các khóa học live hiện tại - giai đoạn 1: phủ kiến thức, giai đoạn 2 mới luyện đề)

4)    Cần có sự chuẩn bị kĩ càng, định hướng sớm để có sự chủ động trong ôn tập. Kịp thời nắm bắt thông tin kì thi, các định hướng đổi mới, …

C. Nhận xét đề phần Khoa học - Chủ đề Sinh học

I. Nhận xét cấu trúc, hình thức, phạm vi và mức độ 

 

Năm 2024

Năm 2025

Cấu trúc

10 câu

17 câu

Hình thức

9 câu trắc nghiệm 4 đáp án

1 câu điền vào chỗ trống

(90% lý thuyết

10% bài tập)

16 câu trắc nghiệm 4 đáp án

1 câu điền vào chỗ trống

(88% lý thuyết

12% bài tập)

 

Phạm vi kiến thức

30% lớp 11

70% lớp 12

 

58,83% lớp 12

29,41% lớp 11

11,76% lớp 10

 

Mức độ

40% NB

40% TH

20% VD

41% NB

47% TH

12% VD

 

II. Nhận xét chung

Phần Khoa học - môn Sinh học: cấu trúc bài thi gồm 17 câu (14 câu trắc nghiệm khách quan + 3 câu dựa vào nội dung đoạn văn đọc hiểu)

- Lớp 10: 2 câu (11,76%) câu hỏi về phương pháp nghiên cứu và vận chuyển các chất qua màng

- Lớp 11: 5 câu (29,41%) với các nội dung về: vận chuyển các chất trong cây, quá trình sinh trưởng ở thực vật, hệ mạch hệ tuần hoàn, cân bằng nội môi, phản xạ.

- Lớp 12: 10 câu (58,83%): công nghệ gene, đột biến gene, đột biến NST, bài tập phả hệ, điều hoà hoạt động gene, di truyền quần thể.

Nhìn chung kiến thức được phủ rộng từ lớp 10 đến lớp 12, với trọng số câu hỏi lớn nhất ở lớp 12. Đặc biệt, xuất hiện các câu hỏi dài, liên hệ thực tế (Câu 306, Câu 307, Câu 115-117). Đề thi tập trung khai thác thí sinh hiểu bản chất môn học, tránh lạm dụng các bài tập tính toán.

III. MA TRẬN ĐỀ MINH HỌA ĐGNL HÀ NỘI 2025 - SINH HỌC

Lớp

10

11

12

SL

2

5

10

%

11,76

29,41

58,83

 

Dạng thức

Trắc nghiệm 4 đáp án

Điền đáp án

SL

16

1

%

94,12

5,58

 

Dạng bài

Lý thuyết

Bài tập tính toán

SL

15

2

%

88,2

11,8

 Ma trận đề minh họa ĐGNL Hà Nội 2025: 

Lớp

Chuyên đề

Mức độ

Số lượng câu hỏi

Vị trí trong đề minh họa

TNKQ

Điền đáp án

10

Giới thiệu chung về môn Sinh Học

NB

1

301

 

10

Sinh học tế bào

TH

1

302

 

11

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể sinh vật

TH, VD

4

303, 304,305

 

11

Sinh trưởng và sinh sản ở sinh vật

TH

1

311

 

12

Cơ chế di truyền và biến dị

TH

1

312

 

12

Quy luật di truyền

VD

1

313

 

12

Ứng dụng di truyền

TH, VD

2

306, 314

 

12

Di truyền y học

VD

1

 

308

12

Di truyền quần thể

TH, VD

2

315, 317

 

12

Tiến hóa

VD

2

307, 316

 

12

Quần thể sinh vật

TH

1

309

 

12

Hệ sinh thái

NB

1

310

 

TỔNG

17

D. Nhận xét đề phần Khoa học - Chủ đề Lịch sử

1. So sánh với đề minh họa 

Tiêu chí

Chương trình cũ

Chương trình mới

Số lượng

10 câu

16 - 17 câu (tùy đề)

Dạng câu hỏi

Trắc nghiệm 4 đáp án

TN 4 đáp án, câu hỏi chùm

Phạm vi kiến thức

Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại.

Lịch sử VN từ 1858 đến nay

Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại.

Lịch sử khu vực Đông Nam Á

Lịch sử VN từ 1858 đến nay

Mức độ

NB, TH, VD, VDC

NB, TH, VD

2. Phạm vi kiến thức (Dựa theo đề minh họa): 

Lớp

Chuyên đề

 

Mức độ

 

 

NB

TH

VD

Lớp 10

Văn minh Đông Nam Á

1

 

 

Khối đại đoàn kết dân tộc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp 11

Một số vấn đề chung về cách mạng TS

1

 

 

Sự hình thành nhà nước Xô Viết

1

 

 

Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

 

 

1

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

 

1

 

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

 

1

 

Lớp 12

Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

 

1

 

ASEAN những chặng đường lịch sử

 

1

 

Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam và thế giới

 

 

1

Công cuộc đổi mới của Việt Nam

1

 

 

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

1

1

1

Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

1

1

1

Tổng

 

7 (41%)

6 (35%)

4 (24%)

Nhận xét chung:

- Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại.

- Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại.

- Lịch sử khu vực Đông Nam Á

- Chuyên đề HT: Danh nhân lịch sử, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

3. Dạng bài

- Câu hỏi trắc nghiệm 4 đáp án: 11 câu.

+      Câu hỏi thường.

+      Ghép nối.

+      Dựa vào tư liệu gốc

- Câu hỏi chùm: 2 câu, mỗi câu chùm có 3 câu con

4. Nhận xét chung/Định hướng ôn tập

* Nhận xét chung:

- Phạm vi kiến thức:

+      Lớp 10: Chiếm khoảng 10% tập trung các chủ đề văn minh Đông Nam Á, khối đại đoàn kết dân tộc.

+      Lớp 11: Chiếm khoảng 30% vào gần như hết các chủ đề: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, Việt Nam và Biển Đông, các cuộc cải cách trong lịch sử Việt Nam.

+      Lớp 12: Chiếm khoảng 60% khối lượng kiến thức, đủ 100% kiến thức lớp 12.

- Dạng câu hỏi: 2 loại (11 câu TN thường và 2 câu hỏi chùm).

- Mức độ: gồm 3 mức độ (NB, TH, VD)

* Định hướng ôn tập:

+      HS cần ôn kĩ các kiến thức lớp 10 và 11 và 12.

+      Vận dụng linh hoạt các kiến thức lịch sử để giải quyết các vấn đề.

E. Nhận xét đề phần Khoa học - Chủ đề Địa lí

I. NHẬN XÉT CHUNG

1. Về phạm vi kiến thức

Đề thi tham khảo - bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025, nằm trong nội dung ôn tập mà ĐHQG đã công bố trước đó. Phân môn Địa lí gồm 17 câu (từ câu 501 đến câu 517), nằm trong cả chương trình Địa lí lớp 10, 11 và 12. Đề thi có nhiều câu hỏi sử dụng kỹ năng địa lí, đòi hỏi học sinh phải có được các năng lực địa lí đặc thù (biểu đồ, bảng số liệu, đọc bản đồ Địa lí). Đề thi có sự phân hóa cao, yêu cầu học sinh ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản, trọng tâm, cần phải biết áp dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, phải có tư duy logic và phản biện trong quá trình học.

2. Về độ khó

Đề thi có sự phân hóa cao, khoảng 50% ở mức độ cơ bản (nhận biết, thông hiểu), và 50% ở mức độ nâng cao (vận dụng và vận dụng cao). Các câu hỏi ở mức độ cơ bản chủ yếu thuộc kiến thức lớp 10 và lớp 11: yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản về các vấn đề Địa lí tự nhiên đại cương, kinh tế - xã hội đại cương, các vấn đề kinh tế - xã hội thế giới. Liên hệ các kiến thức vào thực tiễn. Các câu hỏi ở mức độ vận dụng chủ yếu thuộc kiến thức lớp 12 và phần các kỹ năng Địa lí. Đặc biệt là nội dung kiến thức về các ngành kinh tế, các vùng kinh tế. Phần kỹ năng mang tính chất đặc thù, đòi hỏi các em học sinh phải có sự rèn luyện đa dạng các bài tập về kỹ năng đọc bản đồ, kỹ năng biểu đồ và bảng số liệu.

3. Về các dạng bài

Môn Địa lí gồm 17 câu, hoàn toàn là dạng trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng nhất.

So với các đề thi của các năm trước, số lượng câu hỏi về các kỹ năng Địa lí tăng lên; đồng thời xuất hiện thêm kỹ năng đọc bản đồ để trả lời chuỗi câu hỏi có liên quan.

So sánh với đề cũ:

Tiêu chí

Chương trình cũ

Chương trình mới

Số lượng

10 câu

 17 câu

Dạng câu hỏi

Trắc nghiệm 4 đáp án

TN 4 đáp án, câu hỏi chùm

Phạm vi kiến thức

- Địa lí các quốc gia và khu vực (Lớp 11)

- Địa lí Việt Nam (Lớp 12)

- Các kỹ năng địa lí: Atlat, Biểu đồ, Bảng số liệu

- Địa lí tự nhiên đại cương, và kinh tế - xã hội đại cương (Lớp 10)

- Địa lí kinh tế - xã hội thế giới (Lớp 11)

- Địa lí các quốc gia và khu vực (Lớp 11)

- Địa lí Việt Nam (Lớp 12)

- Các kỹ năng địa lí: Biểu đồ, Bảng số liệu; Đọc bản đồ.

Mức độ

NB, TH, VD, VDC

NB, TH, VD, VDC

4. So sánh với đề THPT

So với đề THPT, đề thi Tham khảo của ĐHQG năm 2025 có sự phân hóa cao hơn, phạm vi kiến thức rộng hơn, có nhiều câu liên quan kỹ năng địa lí hơn (đặc biệt có thêm dạng câu hỏi cha con: dựa vào bản đồ và trả lời 3 câu hỏi liên quan).

II. MA TRẬN ĐỀ MINH HỌA ĐGNL HÀ NỘI 2025 - CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ 

LỚP

CHUYÊN ĐỀ

TỔNG SỐ CÂU

 

Mức độ nhận thức

 

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

 

 

10

Địa lí Tự nhiên đại cương

1

1

 

 

 

 

Địa lí Kinh tế - xã hội đại cương

1

1

 

 

 

 

 

 

11

Một số vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội thế giới

2

2

 

 

 

 

Địa lí Khu vực và quốc gia

1

 

1

 

 

 

Kỹ năng bảng số liệu

1

 

 

1

 

 

 

 

 

12

Địa lí ngành kinh tế

1

 

 

1

 

 

Địa lí vùng kinh tế

4

 

2

2

 

 

Kỹ năng Biểu đồ, bảng số liệu

3

 

 

1

2

 

Kỹ năng đọc Bản đồ

3

1

1

 

1

 

Tổng

17

5

4

5

3

 

9 (53%)

8 (47%)

 

III. ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP

Các em cần có kế hoạch, phương pháp học cụ thể, học chắc các kiến thức cơ bản, đồng thời kết hợp luyện nhiều dạng bài tập khác nhau. Đặc biệt phần kỹ năng Địa lí, các em cần chú trọng, bởi đây là nội dung dễ lấy điểm nếu biết cách học phù hợp.

Nội dung thi bao gồm cả chương trình lớp 10,11 và 12, bởi vậy các em cần có kế hoạch ôn tập từ sớm để đạt hiệu quả cao. Nên có một khoảng thời gian nhất định để luyện bài tập và luyện các dạng đề khác nhau, từ đó các em sẽ tìm được mối liên hệ, phương pháp làm bài tối ưu và khắc phục được các lỗi mà mình thường gặp.

Tham khảo lộ trình ôn tập hiệu quả tại đây: https://tuyensinh247.com/

 Theo TTHN

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Viết bình luận: Nhận xét phần Khoa học - Đề minh họa Đánh giá năng lực HN 2025

  •  
Đăng ký tư vấn khóa ĐGNL!