Những từ chính tả thường gặp trong bài thi Đánh giá năng lực

Sau đây là những từ thường gặp trong câu hỏi chính tả bài thi ĐGNL. Tổng hợp một vài từ chính tả thường gặp trong phần thi Ngôn ngữ (Tiếng Việt). Học thật kĩ và cùng nhau vượt qua kỳ thi ĐGNL một cách thành công nhé.

>>> TẢI FILE ÔN THI ĐGNL PHẦN NGÔN NGỮ TẠI ĐÂY

NHỮNG TỪ CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP TRONG BÀI ĐGNL 

1.  Trính trực --> Chính trực (tính từ)

Ngay thẳng, vô tư

 

2.  Thẳn thắng -->  Thẳng thắn (tính từ)

Không quanh co, không e ngại

 

3.  Bàng quang -->   Bàng quan (động từ)

Tự coi mình là người ngoài cuộc, coi là không dính líu đến mình

 

4.  Dè xẻn -->  Dè sẻn (động từ)

Tự hạn chế ở mức tối thiểu trong việc chi dùng

 

5.  Xoay sở -->  Xoay xở (động từ)

Làm hết cách này đến cách khác để giải quyết cho được khó khăn, hoặc để có cho được cái cần có

 

6.  Điểm suýt  --> Điểm xuyết (động từ)

Điểm thêm vào nhằm làm cho đẹp hơn

 

7.  Thăm quan-->   Tham quan (động từ)

Đi xem tận nơi, tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc để học tập kinh nghiệm

 

8.  Vô hình chung-->   Vô hình trung

Tuy không chủ ý, chủ tâm nhưng tự nhiên lại là như thế (tạo ra, gây ra việc nói đến)

 

9.  Xớn xác  --> sớn sác (tính từ)

Có vẻ sợ hãi, luống cuống, quay nhìn chỗ này chỗ khác để tìm lối thoát

 

10.  Suông sẻ -->  Suôn sẻ (tính từ)

Trôi chảy, không có khó khăn, vấp váp

 

NHỮNG TỪ CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP TRONG BÀI ĐGNL PART 2

1. Sáng lạng -->  Xán lạn (tính từ)

Rực rỡ, chói lọi

 

2. Cọ sát -->  Cọ xát (động từ)

Cọ đi xát lại vào nhau

 

3. Lãng mạng -->  Lãng mạn (tính từ)

Thuộc chủ nghĩa lãng mạn, có tính chất của chủ nghĩa lãng mạn

 

4. Chín mùi  --> Chín muồi (tính từ)

Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, có thể tác động vào để thay đổi trạng thái hoặc chuyển giai đoạn phát triển

 

5. Tựu chung -->  Tựu trung

Từ biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến

 

6. Chỉnh chu  --> Chỉn chu (tính từ)

Chu đáo, cẩn thận, không chê trách gì được

 

7. Bạc mạng  --> Bạt mạng (tính từ)

Liều lĩnh, bất chấp tất cả

 

8. Đọc giả -->   Độc giả (danh từ)

Người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện

 

9. Chính chắn-->   Chín chắn (tính từ)

Thận trọng, không nông nổi, không bộp chộp

 

10. Nhận chức -->  nhậm chức (động từ)

Chính thức nhận chức vụ

 

11. Xúc tích --> súc tích (tính từ)

Có chứa nhiều ý trong một hình thức diễn đạt ngắn gọn

 

12. Sát nhập  --> sáp nhập (động từ)

Nhập vào với nhau làm một (thường nói về các tổ chức, đơn vị hành chính)

 

13. Vãng cảnh --> vãn cảnh (động từ)

Đến để ngắm cảnh

 

14. Miêng mang  --> miên man (tính từ)

Hết cái này sang cái khác, tiếp liền theo nhau không dứt

 

15. Buôn ba --> bôn ba (động từ)

Đi đây đi đó, chịu nhiều gian lao, vất vả (để lo liệu công việc)

 

16. Sông sáo  --> xông xáo (tính từ)

Hăng hái trong mọi hoạt động, bất chấp trở ngại, khó khăn

 

17. Chứng dám --> chứng giám (động từ)

(Lực lượng siêu nhiên) soi xét và chứng cho, theo tín ngưỡng dân gian

 

18. Nghe phong thanh

Thoáng nghe được, thoáng biết được, chưa thật rõ ràng, chưa chắc chắn

 

19. Ăn mặc phong phanh 

Quần áo mặc: ít và mỏng manh, không đủ ấm

 

20. Đều như vắt tranh 

Một cái gì đấy rất đồng đều


NHỮNG TỪ CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP TRONG BÀI ĐGNL PART 3

1.  Bắc chướt  --> bắt chước (động từ)

Làm theo cách của người khác.

 

2. Cắt trở --> cách trở ( động từ)

Ngăn cách, gây trở ngại

 

3. Dò giẫm --> dò dẫm( động từ)

Dò từng khi từng chút và khó khăn. Dò dẫm trong cuộc nghiên cứu.

 

4. Trốn ở --> chốn ở (danh từ)

Nơi ăn chốn ở

 

5. Nghành học --> ngành học (danh từ)

Tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học

 

6. Choạn vạn  --> chạng vạng (tính từ)

Khoảng thời gian giữa lúc hoàng hôn và lúc Mặt Trời lặn.

 

7. Lăng xả --> lăn xả (động từ)

Lao vào một cách kiên quyết, bất kể khó khăn, nguy hiểm

 

8. Câu truyện --> câu chuyện (danh từ)

Sự việc hoặc chuyện được nói ra


9. Khoản không --> khoảng không (danh từ)

Vùng không gian từ mặt đất trở lên, về mặt không bị giới hạn bởi các vật

 

10. Rút cục  --> rốt cuộc (phụ từ)

Từ biểu thị ý kết quả cuối cùng rồi cũng dẫn đến của sự việc

 

11. Kết cuộc  --> kết cục (danh từ)

Kết quả cuối cùng của một sự việc

 

12. Yếu điểm (danh từ)  

Chi tiết, vị trí,... quan trọng nhất.

 

13. Điểm yếu (danh từ) 

Nhược điểm

 

14. Chắp bút  --> chấp bút (động từ)

Khởi thảo, thực hiện một văn bản

 

15. Dành giật  --> giành giật (động từ)

Tranh giành giằng co giữa các bên chống đối nhau

 

16. Cám ơn --> cảm ơn (động từ)

Tỏ sự biết ơn (đối với người đã giúp đỡ mình)

 

17. Chiều mến --> trìu mến (động từ)

Biểu lộ tình yêu thương, quấn quýt

 

18. Phố sá --> phố xá (danh từ)

Các phố nhộn nhịp người qua lại

 

19. Luyên thuyên --> huyên thuyên (tính từ)

Nhiều lời và lan man, chưa hết chuyện này đã sang chuyện kia

 

20. Chua sót --> chua xót (tính từ)

Buồn rầu, đau khổ

 

21. “Ướt như chuột lột” -> “Ướt như chuột LỘI”

 

22. “Râu ông nọ cắm cằm bà kia” -> “DÂU ông nọ CHĂN TẰM bà kia”

 

23. “Ra ngô ra khoai” -> “Ra MÔN ra khoai”

 

24. “Cao chạy xa bay” -> “XA chạy CAO bay”

 

25. “Cắt chức” -> “Cách chức”

 

26. “Thừa thải” -> “Thừa THÃI”

 

27. “Nắng noi” -> “Nắng NÔI”

Theo TTHN

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Viết bình luận: Những từ chính tả thường gặp trong bài thi Đánh giá năng lực

  •  
Đăng ký tư vấn khóa ĐGNL!