Ôn thi đánh giá năng lực môn Văn

Tuyensinh247 hướng dẫn thí sinh ôn thi đánh giá năng lực môn Ngữ Văn chi tiết Phần Ngôn ngữ Tiếng Việt trong kỳ thi ĐGNL ĐHQG-HCM và Phần Tư duy định tính trong kì thi ĐGNL ĐHQGHN.

HƯỚNG DẪN ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - MÔN NGỮ VĂN

A. Phần Ngôn ngữ Tiếng Việt trong kì thi ĐGNL HCM

1. Cấu trúc

Đề thi gồm 20 câu 

-  Phần Văn học (6 câu) thuộc văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại. 

-  Phần Tiếng Việt (9 câu), có thể thuộc các phần: Chính tả, Từ loại, Cụm từ, Cấu tạo từ, Sự phát triển nghĩa của từ vựng, Nghĩa của từ, Biện pháp tu từ, Các thành phần chính của câu, Thành ngữ, tục ngữ, Các phép liên kết câu và đoạn văn, Phân loại kiểu câu, Các kiểu văn bản, Các thành phần của câu…

-  Phần đọc hiểu: 1 bài đọc hiểu gồm 5 câu hỏi con xoay quanh các vấn đề: Phong cách ngôn ngữ, Phương thức biểu đạt, Thao tác lập luận, Biện pháp tu từ, Phép liên kết, Thể thơ, Thông điệp/ Bài học, Các nội dung từ bài đọc…

2. Độ khó

Phần Ngôn ngữ - Tiếng Việt của kì thi ĐGNL Hồ Chí Minh không quá khó, các câu hỏi chủ yếu ở các mức độ nhận biết và thông hiểu. 

3. Phạm vi ôn tập

a. Kiến thức văn học:

Văn học Việt Nam và nước ngoài từ lớp 10 đến lớp 12. => Học kĩ các bài tổng quan, khái quát của lớp 11 và 12. Chú ý tới cột mốc các giai đoạn phát triển, thành tựu ở mỗi giai đoạn.

b. Tiếng Việt:

Kiến thức từ THCS đến THPT => Sử dụng triệt để tư duy logic, đặc biệt là phương pháp loại trừ. Kết hợp sử dụng ngữ cảm để chọn câu trả lời đúng.

c. Đọc hiểu:

Có thể là kiến thức trong SGK hoặc ngoài SGK.

+ Trong SGK: chủ yếu từ kì 2 lớp 11 đến hết lớp 12.

+ Ngoài SGK: văn bản khoa học, báo chí, nghệ thuật.

4. Phương hướng ôn tập

Phần văn học: Phần văn học của Hồ Chí Minh sẽ bao gồm các tác phẩm văn học dân gian, trung đại, hiện đại. Vì vậy, thí sinh cần tìm hiểu kĩ các tác phẩm trong các giai đoạn văn học này. Các bạn cần phải luyện tập và ghi nhớ được những kiến thức về các tác giả, sự nghiệp, chủ đề, phong cách nghệ thuật và giai đoạn sáng tác của tác giả đó. Ngoài ra, thí sinh cũng phải quan tâm tới các thể loại, phong cách, trường phái theo đuổi của tác phẩm, cũng như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học đó.

Phần Tiếng Việt: Ôn tập lại những kiến thức ngữ pháp Tiếng Việt cơ bản trong sách giáo khoa cấp 2, cấp 3.  Ngoài ra, để nâng cao trình độ của bản thân, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về những kiến thức rộng hơn có thể kể đến như là phần chính tả, từ ngữ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ,…

Phần đọc hiểu: Trước hết, các bạn cần đọc một lượt tổng quát bài đọc hiểu, không cần phải đọc quá kỹ tránh gây lãng phí thời gian. Sau đó, thí sinh cần đọc phần câu hỏi nhằm tìm, định khu được luôn dữ liệu có trong bài để đưa ra câu trả lời thật chính xác. Thông thường thì những câu hỏi ở dạng bài này sẽ mang tính chất dạng nhận biết, chi tiết về các nội dung trong bài.

B. Phần Tư duy định tính trong kì thi ĐGNL HN

1. Cấu trúc:  Đề thi gồm 50 câu

-  Phần đọc hiểu văn bản – câu kết hợp: gồm 4 bài đọc, mỗi bài 5 câu hỏi nhỏ. Có thể hỏi các nội dung sau: Phong cách ngôn ngữ, Phương thức biểu đạt, Thao tác lập luận, Biện pháp tu từ, Phép liên kết, Thể thơ, Thông điệp/ Bài học, Các nội dung từ bài đọc

-  Phần Tiếng Việt (15 câu) với các dạng bài chính:

+ Dạng bài tìm lỗi sai: 5 câu

+ Dạng bài tìm đáp án khác loại: 5 câu

+ Dạng bài điền từ: 5 câu

-  Phần đọc hiểu – câu đơn: 15 bài đọc hiểu, mỗi bài gồm 1 câu hỏi con. Ngữ liệu đọc hiểu được trích từ các tác phẩm trong chương trình học lớp 11 và 12. Câu hỏi có thể xoay quanh các nội dung như:  Phong cách ngôn ngữ, Phương thức biểu đạt, Thao tác lập luận, Biện pháp tu từ, Phép liên kết, Thể thơ, Thông điệp/ Bài học, Các nội dung từ bài đọc…

2. Độ khó

Phần Tư duy định tính của kì thi ĐGNL Hà Nội khá khó, nhiều câu đánh lạc hướng các thí sinh vì có những đáp án tương tự nhau, các câu hỏi chủ yếu ở các mức độ thông hiểu và vận dụng. 

3. Phạm vi ôn tập

a. Kiến thức văn học: Văn học Việt Nam và nước ngoài từ lớp 10 đến lớp 12. => Học kĩ các bài tổng quan, khái quát của lớp 11 và 12. Chú ý tới cột mốc các giai đoạn phát triển, thành tựu ở mỗi giai đoạn.

b. Tiếng Việt: Kiến từ THCS đến THPT). => Sử dụng triệt để tư duy logic, đặc biệt là phương pháp loại trừ. Kết hợp sử dụng ngữ cảm để chọn câu trả lời đúng.

c. Đọc hiểu:

Có thể là kiến thức trong SGK hoặc ngoài SGK.

+ Trong SGK: chủ yếu từ kì II lớp 11 đến hết lớp 12.

+ Ngoài SGK: văn bản khoa học, báo chí, nghệ thuật.

4. Phương hướng ôn tập

Dạng bài đọc hiểu – câu hỏi kết hợp: Trước hết, các bạn cần đọc một lượt tổng quát bài đọc hiểu, không cần phải đọc quá kỹ tránh gây lãng phí thời gian. Sau đó, thí sinh cần đọc phần câu hỏi nhằm tìm, định khu được luôn dữ liệu có trong bài để đưa ra câu trả lời thật chính xác. Thông thường thì những câu hỏi ở dạng bài này sẽ mang tính chất dạng nhận biết, chi tiết về các nội dung trong bài.

Dạng bài tìm lỗi sai: Dạng bài này thường tập trung nhiều vào các vấn đề về ý nghĩa của từ, ngữ pháp và chính tả. Bí quyết trong khi làm dạng bài này đó là cần đọc khái quát trước để nắm rõ được nội dung chính, để ý tới những từ ngữ đang đứng đằng trước và sau của từ ngữ được gạch chân đánh dấu để tìm ra lỗi sai.

Dạng bài tìm từ khác loại: Kiến thức chính nằm trong dạng bài này là về phần từ loại, từ đồng âm, ngữ nghĩa của từ. Các thí sinh cần tập trung tìm các điểm chung giữa các từ được nằm trong phần đáp án rồi hãy áp dụng phương pháp loại trừ để chọn ra được đáp án khác biệt nhất. 

Dạng bài về tác giả và tác phẩm: Nếu các thí sinh muốn ghi điểm ở phần này thì các bạn cần phải luyện tập và ghi nhớ được những kiến thức về các tác giả, sự nghiệp, chủ đề, phong cách nghệ thuật và giai đoạn sáng tác của tác giả đó. Ngoài ra, thí sinh cũng phải quan tâm tới các thể loại, phong cách, trường phái theo đuổi của tác phẩm, cũng như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học đó.

Dạng bài điền từ: Để làm được tốt phần thi dạng này thì các thí sinh cần phải chú trọng vào những nội dung của các câu văn để lựa chọn từ nối sao cho thích hợp với nội dung yêu cầu. Hãy sử dụng hết những kiến thức của phần văn bản để làm bài thi thuộc dạng này thật tốt.

Dạng bài đọc hiểu tác phẩm – câu hỏi đơn: Các tác phẩm được lựa chọn để sử dụng trong đề thi thử đánh giá năng lực đều nằm trong chương trình học ở trung học phổ thông. Vì vậy, các bạn thí sinh chỉ cần nắm vững những kiến thức cốt lõi bao gồm nội dung, chi tiết, hình ảnh, giá trị nghệ thuật, các biện pháp nghệ thuật điển hình mà tác giả sử dụng trong tác phẩm văn học đó. Các thí sinh cần chú ý hãy đọc thật kỹ câu trả lời để tránh việc lựa chọn sai bởi vì có nhiều đáp án sẽ gần giống nhau dễ bị lừa.

C. So sánh phần thi môn Ngữ văn trong kì thi ĐGNL HCM và ĐGNL HN

 

ĐGNL Hồ Chí Minh

ĐGNL Hà Nội

Điểm giống nhau

- Nội dung: Đều là các câu hỏi xoay quanh kiến thức phân môn Ngữ văn với các dạng câu hỏi về tác phẩm, Tiếng Việt, đọc hiểu.

- Hình thức: khoanh tròn 4 đáp án.

- Phạm vi kiến thức: sử dụng cả những ngữ liệu trong và ngoài chương trình học.

Điểm 

khác 

nhau

Số lượng

20 câu 

50 câu

Độ khó

Độ khó vừa phải, chủ yếu các câu nhận biết và thông hiểu.

Câu hỏi khó hơn, dễ đánh lừa học sinh vì các đáp án tương tự nhau.

Bạn có thể tham khảo các dạng bài cụ thể xuất hiện trong đề thi Đánh giá năng lực TẠI ĐÂY

--------------------------------------------

Lời kết

Bên trên là toàn bộ những thông tin và lưu ý về môn Ngữ văn trong 2 kì thi ĐGNL Hà Nội và ĐGNL Hồ Chí Minh. Một điều quan trọng trong việc tham gia kì thi này là các bạn cần xác định năng lực của bản thân và mục tiêu điểm số. Khi hiểu rõ được những ưu – nhược điểm của mình, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra và phát huy những điểm mạnh, thay đổi điểm yếu của bản thân trong những môn học xuất hiện ở trong đề thi Đánh giá năng lực. Bởi điều này sẽ giúp bạn phân bổ được thời gian và lộ trình ôn tập hợp lý và hiệu quả nhất. 

Đối với những môn học đã có nền tảng vững chắc từ trước, bạn hãy dành thời gian luyện đề và ghi nhớ được các tips làm bài nhanh để ăn trọn số điểm tối đa. Ngược lại, với những môn mà bạn yếu, hãy “lượt lại” thật kỹ những kiến thức nằm trong sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 để củng cố thêm về kiến thức của bản thân. 

Với mỗi mục tiêu khác nhau, lộ trình học cũng khác nhau rất nhiều. Các bạn sẽ cần phấn đấu thật chăm chỉ ở mức điểm cao, hay chỉ là một mức điểm đủ an toàn nhất để đỗ vào trường mong muốn.

Tuyensinh247

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Viết bình luận: Ôn thi đánh giá năng lực môn Văn

  •  
Đăng ký tư vấn khóa ĐGNL!