19/04/2013 10:17 am
Bước thụt lùi Theo Bộ GD&ĐT, giai đoạn 1993 - 2001, hệ thống các cơ sở đào tạo trung học nghề phát triển mạnh, thực hiện tốt công tác phân luồng sau THCS. Tuy nhiên, luật GD năm 1998 đã khiến hệ thống trung học nghề không còn tồn tại, việc phân luồng vào giáo dục nghề nghiệp bị thay thế bởi sự phát triển mở rộng quy mô giáo dục THPT. Từ chỗ chỉ tuyển sinh đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS, hiện nay hầu hết học sinh các trường TCCN đều là những em đã tốt nghiệp THPT. Không chỉ thế, ngược lại với quy mô ngày càng mở rộng của các trường ĐH, CĐ, hệ thống trường TCCN năm nào cũng chật vật khi tuyển sinh. “So với mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đặt ra, có thể nói, phân luồng của chúng ta hoàn toàn thất bại”, ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ TCCN, Bộ GD&ĐT nhận xét.
Phân luồng thất bại không chỉ ở góc độ xu hướng lựa chọn của người học mà còn do quan điểm phát triển quy mô giáo dục phổ thông của nhiều chính quyền địa phương. Chẳng hạn ở Hà Nội, mỗi năm có khoảng 80.000 học sinh tốt nghiệp THCS thì số chỉ tiêu giao cho các trường THPT tuyển vào lớp 10 và các Trung tâm GD Thường xuyên cũng mức đó. Nhiều địa phương khác dù điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hơn nhiều thì tỉ lệ học sinh được tuyển vào THPT cũng chiếm từ 70 - gần 90% số học sinh tốt nghiệp THCS. Quảng Ninh chẳng hạn, năm học 2012 - 2013 tỉ lệ này xấp xỉ 88%. Những tỉnh được xem là làm phân luồng tốt như Vĩnh Phúc vẫn có khoảng 78% học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT. Lý giải nguyên do, một cán bộ quản lý GD chuyên nghiệp cấp Sở giải thích: “Đầu tư cho TCCN và dạy nghề chất lượng đòi hỏi chi phí cao trong khi lãnh đạo địa phương chỉ thích mở rộng hệ thống trường THPT vì thế mới “sang”, mới được tiếng là dân trí cao”. Cần tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Nhiều chuyên gia cho rằng không chỉ phân luồng thất bại mà ngay cả việc thu hút lượng học sinh đã tốt nghiệp THCS hoặc THPT nhưng không học lên nữa đi học nghề hoặc vào học THCN cũng chật vật. Theo ông Ngô Văn Hợi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh năm vừa rồi cả tỉnh chỉ có hơn 150 em tốt nghiệp THCS đi học nghề và vào TCCN trong tổng số hơn 16.000 học sinh tốt nghiệp THCS. Ông Nguyễn Mạnh Hà, trưởng phòng GD Chuyên nghiệp Sở GD&ĐT cho biết: “Hiện tại Nghệ An có 5 trường TCCN nhưng tổng cộng tất cả các khoá chỉ có 157 học sinh tốt nghiệp THCS theo học, trong khi mỗi năm có mười mấy nghìn em tốt nghiệp THCS mà không học lên THPT”. Theo ông Hà, việc những em này bước chân từ trường THCS ra thẳng thị trường lao động mà không qua đào tạo nghề nghiệp thì đó là điều đáng lo ngại cho chất lượng lao động của xã hội. Tuy nhiên, ông Hoàng Ngọc Vinh cũng cảnh báo có hiện tượng chạy theo mục tiêu phân luồng một cách duy ý chí, mù quáng ở một số địa phương. Theo ông Vinh, nhà nước cần tính đến chuyện tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, hình thành trở lại các trường trung học nghề, trung học kỹ thuật ở những địa phương có nhu cầu cao về phân luồng học sinh và nhu cầu về nhân lực. “Cần tính đến việc xác định lại tên gọi các trường TCCN. Hiện, nguồn tuyển sinh các trường này hầu hết là học sinh đã học hết lớp 12, các em học tiếp 2 – 3 năm nữa mà bằng vẫn là trung cấp thì quá lãng phí”, ông Vinh nhận xét.
Theo thethaohangngay NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||
>> Tuyển sinh 2013: Cửa nào cho Trung cấp chuyên nghiệp?
>> Những điều cần biết về tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) năm 2013