09/11/2013 11:24 am
Sáng 8/11, Đội 6 thuộc Cảnh sát Môi trường Công an TP. Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý Thị trường số 1, số 16 và Công an P. Hàng Buồm tiến hành kiểm tra tại một số cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, nguyên liệu, hươn liệu dùng trong chế biến thức phẩm tại khu phố cổ này. Tiến hành kiểm tra các cửa hàng có địa chỉ từ số nhà 92 đến số nhà 114, lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ, lập biên bản một số lượng lớn hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng hết hạn sử dụng. Các loại hàng hóa bị thu giữ tập trung nhiều vào chủ yếu vào nhóm mặt hàng hương liệu, nguyên liệu, sản phẩm đóng hộp như ca cao, sữa bột, nước cốt sữa, thạch rau câu… được dùng để bán cho người tiêu dùng sử dụng trong chế biến thực phẩm. Trung tá Nguyễn Văn Phác, cán bộ thuộc Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP. Hà Nội cho biết các hộ kinh doanh sang chiết trái phép, chia nhỏ khối lượng để bán cho người tiêu dùng nên việc xác định tên của các loại hàng là rất khó vì thường là không có nhãn mác, xuất xứ. Thuốc tránh thai có trong sữa bột của trẻ em “Về mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em đều không rõ nguồn gốc, được đóng trong các túi nhỏ bày bán trên thị trường, nguy cơ gây nguy hại đến sức khỏe rất cao và thường đã hết hạn sử dụng. Đặc biệt, với mặt hàng sữa, trước khi được đưa ra thị trường có rất nhiều hợp chất cấm được người kinh doanh đưa vào để tăng hàm lượng dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân. Trong khi đó, trong một cuộc kiểm tra một số doanh nghiệp để kết nạp vào Hiệp hội Sữa Việt Nam hồi tháng 6 vừa qua, cơ quan chức năng phát hiện doanh nghiệp dùng xẻng để xúc sữa đóng gói. Không tiết lộ danh tính của doanh nghiệp, tuy nhiên ông Trịnh Quý Phổ, Tổng thư ký hiệp hội Sữa Việt Nam cho rằng, đây là việc làm vi phạm quy trình đóng gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. “Thực tế vẫn có không ít các loại sữa không được kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm được bán trên thị trường và len lỏi về các vùng nông thôn”. Ông Bùi Trường Thắng, phó vụ trưởng vụ Công nghiệp nhẹ thuộc bộ Công thương nhận định rằng, do nguyên liệu có nhiều loại phải nhập khẩu kể cả các nguyên liệu chính, nên chất lượng nguyên liệu chưa được kiểm soát và quản lý chặt chẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. “Không ít doanh nghiệp làm ăn chộp giật công bố chất lượng sản phẩm trên bao bì thì tốt nhưng thực tế lại kém” - ông Thắng cho biết. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đặc biệt ở mặt hàng sữa bột cho trẻ em đang trở thành nỗi nhức nhối của người tiêu dùng. Thời gian qua, đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ bê bối liên quan đến sữa. Gần đây nhất là vụ việc sữa đặc Completa do Công ty Frieslandcampina Việt Nam sản xuất bị khách hàng tố có nấm mốc vào cuối tháng 5/2013. Tháng 3/2013, sữa dê Danlait của Công ty Mạnh Cầm cũng bị khách hàng tố là hàng giả, kém chất lượng khiến dư luận xôn xao. Đặc biệt trước đó, vào năm 2012, các hãng sữa lớn như Mộc Châu cũng từng bị tố có chứa sinh vật lạ; sữa bột Abbott từng bị tố rất nhiều lần vi vón cục, kém chất lượng... Theo BĐV
Cùng like Bí mật 12 cung hoàng đạo trên Facebook
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |