|
Phố ông Đồ” hàng năm thường được hoạt động trên vỉa hè phố Văn Miếu nhưng trong năm nay, sở VHTT&DL Hà Nội quy định: chuyển “Phố ông Đồ” từ vỉa hè phố Văn Miếu vào khu vực hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. |
|
Hiện tại “Phố ông Đồ” 2014 đang hoạt động trong hồ Văn. Mọi hoạt động thể dục, thể thao trong hồ đều phải dừng lại tới ngày 16/2 để đảm bảo cho hoạt động “Phố ông Đồ” được diễn ra an toàn. |
|
Tuy nhiên, quy định này đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều bởi diện tích hồ Văn khá nhỏ chỉ cho phép tối đa 70 ông đồ hoạt động, trong khi mọi năm có trên 150 người viết chữ tại đây. Nhiều ông đồ ở các vùng xa vẫn quyết trụ tại vỉa hè Văn Miếu dù lực lượng công an thường xuyên nhắc nhở. |
|
Từ những cây bút lông các ông Đồ đã tạo nên những nét thư pháp uốn lượn, câu văn mang nhiều ý nghĩa và giàu triết lý của cuộc sống. |
|
Việc cho chữ- xin chữ là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về. |
|
Nét chữ được thể hiện qua mực tàu trên giấy đỏ là nét đẹp trong văn hóa xin - cho chữ đầu năm của người Việt. Mỗi chữ đều mang những ý nghĩa và cầu mong sự may nắm trong năm mới. |
|
Khách tới “Phố ông Đồ” 2014 xin chữ rất thưa thớt. Chỉ lác đác và số người thăm quan cũng không nhiều. |
|
Những lúc không có khách, nhiều ông đồ lại gặp gỡ nhau và nói chuyện về chữ. |
|
Việc di chuyển địa điểm này nhằm đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan đô thị, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan di tích nhưng cũng phần nào làm cho “Phố ông Đồ” năm nay xa lạ người dân hơn. |
|
Nhiều gian cho chữ chỉ có ông đồ… |
|
Có thời điểm cả dãy “Phố ông Đồ” không có khách, người thăm quan nào. |
|
Vẫn còn những gian hàng ông đồ chưa dọn đồ tới. |
|
Vắng khách nhưng các ông đồ vẫn viết chữ |
|
Câu đối, tranh… được treo nhiều trong các gian của ông đồ. |
|
Phía ngoài vỉa hè Văn Miếu vẫn còn đó những ông đồ không có diện tích hoạt động trong “Phố ông Đồ” vẫn vừa bán chữ vừa chạy.
|
Theo thethaohangngay
|
|