28/05/2013 13:50 pm
Sẽ công khai tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. AMH - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay bộ tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra như cử thanh tra cắm chốt tại các hội đồng coi thi, với tỉ lệ 7-10 phòng thi/thanh tra. Các đoàn thanh tra lưu động cũng được thành lập để kịp thời kiểm tra, xử lý những tình huống phát sinh trong khi diễn ra kỳ thi. Bộ GD-ĐT sẽ thành lập 10 đoàn thanh tra hoạt động theo hình thức không báo trước. Các đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT sẽ làm việc độc lập, thanh tra hoạt động tổ chức kỳ thi ở các địa phương theo quy chế. Việc đến điểm thi nào do đoàn quyết định, không thông báo trước cho các sở GD-ĐT và hội đồng thi. Trưởng đoàn thanh tra phải cập nhật thông tin về các điểm thi của địa phương sẽ đến để chủ động lựa chọn điểm thi sẽ tới kiểm tra. Ở khâu chấm thi, thanh tra sẽ không làm công việc chấm thanh tra như trước mà chỉ giám sát việc chấm theo quy định, phát hiện và kiến nghị xử lý sai sót về quy trình chấm thi và các trường hợp tiêu cực khác. * Năm 2012, nhiều cán bộ, giáo viên liên quan tới việc tiêu cực đã bị xử lý nhưng thanh tra có mặt tại điểm thi này lại không bị xử lý. Năm nay, nếu tình trạng sai phạm tương tự tái diễn, trách nhiệm của thanh tra sẽ thế nào? - Để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả thanh tra, bộ đã chỉ đạo các địa phương lựa chọn kỹ cán bộ làm công tác thanh tra, tổ chức tập huấn đầy đủ, trong đó tập trung kỹ vào các điểm mới trong quy chế. Hướng dẫn thanh tra của bộ cũng nêu rõ trách nhiệm liên đới của cán bộ thanh tra ở các điểm thi nếu xảy ra sai phạm (kể cả sai phạm phát hiện qua chấm thi). Rút kinh nghiệm từ thực tế năm trước, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các hội đồng coi thi trên cả nước không được phép bố trí giáo viên bộ môn làm công việc phục vụ trong khu vực coi thi. Nếu phát hiện ở đâu vi phạm quy định này, lãnh đạo hội đồng coi thi và cá nhân các giáo viên cũng phải chịu trách nhiệm. * Quy định cho phép thí sinh mang thiết bị điện tử (thu nhưng không phát trực tiếp) vào phòng thi có phải là giải pháp mạnh thể hiện quan điểm kiên quyết ngăn chặn tiêu cực của Bộ GD-ĐT trong kỳ thi năm nay không? Ông có cho rằng với quy định này, tình trạng vi phạm quy chế thi sẽ giảm? - Tôi nhớ là trước thời kỳ thực hiện “hai không” (nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử) ở nhiều hội đồng coi thi rất nhốn nháo. Người ta trèo tường vào khu vực thi ném bài công khai. Nhưng khi thực hiện “hai không” trên cả nước không còn tình trạng mất trật tự ở vòng ngoài trường thi nữa. Tuy nhiên, trong phòng thi vẫn có tiêu cực. Mà người có vai trò quan trọng trong việc phát hiện tiêu cực chính là giám thị. Nếu giám thị không nghiêm, nếu giám thị bị chi phối bởi ý muốn gian lận của một cá nhân hay nhóm người nào đó ở hội đồng coi thi thì sẽ tái diễn cảnh tiêu cực như đã có ở Đồi Ngô. Từ thực tế có thí sinh quay lại cảnh tiêu cực phòng thi ở Đồi Ngô, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh quy chế thi, nhằm tăng một kênh giám sát trong chính các phòng thi. Tại kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm trước, việc làm này đã trực tiếp nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ tham gia tổ chức thi và giám thị coi thi, góp phần nâng cao tính nghiêm túc của kỳ thi. * Nhưng nhiều sở GD-ĐT đang rất lo ngại quy định này sẽ tạo kẽ hở cho tiêu cực phát sinh vì việc kiểm soát thiết bị điện tử phải có người am hiểu chuyên môn mới phân biệt được. Hơn nữa, với việc cho phép thí sinh ghi âm, ghi hình, rất có thể sẽ gây mất trật tự phòng thi, ảnh hưởng tới thí sinh khác. - Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, chúng ta không có cách nào khác là chung sống với nó, phát huy tính tích cực của nó và hạn chế, ngăn ngừa tiêu cực. Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn về những thiết bị như thế nào thì được phép và không được phép. Trên thực tế, hầu hết các địa phương đều đã quan tâm chỉ đạo, phối hợp các lực lượng, trong đó có lực lượng công an, vào cuộc cùng ngành giáo dục Bộ GD-ĐT bảo đảm cho kỳ thi. Trong quá trình làm nhiệm vụ, giám thị cần báo cáo cho lãnh đạo hội đồng coi thi những trường hợp bất thường, khó phân biệt để cơ quan chuyên môn kịp thời can thiệp xử lý. Nhưng như tôi đã nói ở trên, việc thêm một kênh giám sát chủ yếu nhằm vào việc nâng cao vai trò của giám thị. Nếu giám thị nghiêm túc chấp hành đúng quy định như đã được tập huấn thì cho dù có bị quay clip cũng không có vấn đề gì. Và nếu giám thị đã nghiêm túc rồi thì thí sinh cũng rất khó có thể thực hiện hành vi gian lận. Việc cho phép thí sinh ghi âm, ghi hình không có nghĩa là cho phép thí sinh gây mất trật tự, đi lại tự do trong phòng thi. Quy chế thi ở điều 21 đã nêu rõ thí sinh gây mất trật tự trong phòng thi sẽ bị xử lý kỷ luật. * Vậy với việc tăng thêm kênh giám sát trong phòng thi, Bộ GD-ĐT có quy định ưu tiên gì đối với thí sinh chống tiêu cực bằng thiết bị điện tử? - Cho phép nghĩa là thí sinh có quyền ghi lại bằng chứng tiêu cực. Việc thực hiện quyền này tùy vào điều kiện và sự quan tâm của mỗi thí sinh. Tuy vậy, tôi đồng ý với nhiều ý kiến cho rằng thí sinh đi thi thì nhiệm vụ chủ yếu là nghiêm túc làm bài. Bộ không khuyến khích việc thí sinh đi thi chỉ để làm công việc này. Mục đích chính của thí sinh vẫn là đi thi và làm tốt bài thi bằng khả năng của mình.
Theo TT
DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |