18/05/2018 15:00 pm
Tết nguyên đán âm lịch 2019 - Năm Kỷ Hợi bắt đầu từ ngày 5/2/2019 dương lịch - tức ngày mùng 1 tết âm lịch. Năm 2019 là Năm Kỷ Hợi- Năm con Lợn, thông tin thêm là những đứa trẻ sinh năm Kỷ Hợi mệnh Mộc - BÌNH ĐỊA MỘC (cây mọc đất bằng) >> Xem thêm: Lời chúc tết 2020 ; Tết 2020 vào ngày mấy dương lịch Tết âm lịch 2019 đêm giao thừa vào thứ 2 - ngày 4/02/2019 - Ngày mùng một âm lịch vào thứ ba ngày 5/2/2019 dương lịch Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Dần (3-5), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Dậu (17-19) Đêm giao thừa chào năm Kỷ Hợi 2019 vào ngày 04/2/2019 - tức ngày 30 âm lịch (30 tết). Đây là khoảng thời gian thiêng liêng và ý nghĩa nhất, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mọi người dành cho nhau những câu chúc tết ý nghĩa và cầu mong 1 năm mới an khang thịnh vượng. Tết 2019 có lạnh không? Tết 2019 có lạnh không thì độc giả vui lòng đợi tới thời điểm trước 01 tháng tết khi đó trung tâm khí tượng thủy văn trung ương sẽ đưa ra dự báo thời tiết cho các ngày tết. Ngày 23 ông công ông táo là ngày bao nhiêu? Trả lời: Thứ Hai - ngày 28/1/2019 Ngày 24 âm lịch là ngày bao nhiêu? Ngày 25 âm lịch là ngày bao nhiêu? Ngày 26 âm lịch là ngày bao nhiêu? Trả lời: Chủ Năm- ngày 31/1/2019 Ngày 27 âm lịch là ngày bao nhiêu? Trả lời: Thứ Sáu - ngày 1/2/2019 Ngày 28 âm lịch là ngày bao nhiêu? Trả lời: Thứ Bảy - ngày 2/2/2019 Ngày 29 âm lịch là ngày bao nhiêu? Trả lời: Chủ nhật - ngày 3/2/2019 Đêm giao thừa được xác định là Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Tục lệ cơ bản đêm giao thừa Giao thừa là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới - một̀ thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa. Đối với người công giáo thì vào đêm giao thừa ngoài việc có mâm cỗ để nhớ tới gia tiên thì việc đi lễ trong đêm giao thừa hoặc đọc kinh cầu nguyện cho tổ tiên ông bà, cho mọi người trong gia đình giáo họ giáo xứ cũng như cầu chúc cho đất nước Việt Nam an lành nói riêng và cầu cho thế giới nói chung cũng là việc hết sức quan trọng Theo TTHN
Cùng like Bí mật 12 cung hoàng đạo trên Facebook
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |