Thí sinh lúng túng với cách ra đề mới của môn Văn

Sáng nay thí sinh khối C,D thi môn Văn - môn cuối cùng của kì thi ĐH đợt 2 năm 2014. Nhiều thí sinh còn chủ quan trong học tập và ôn luyện, lại chưa quen với cách ra đề mới nên còn lúng túng trong khi làm bài

Nhận định chung về đề thi Ngữ văn của đợt 2 kỳ thi ĐH năm nay, đa số thí sinh cho rằng có nhiều thay đổi trong cách ra đề với yêu cầu khắc phục tình trạng “đọc-chép”, học thuộc lòng, học tủ, học lệch. Đề thi đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa THPT mà còn phải có sự hiểu biết xã hội...

 

Thí sinh Đỗ Thị Oanh, dự thi vào khoa Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia cho biết: Đề thi Ngữ văn gồm 3 câu khá hay, có cả phần Đọc hiểu và phần nghị luận văn học, nghị luận xã hội. Đề thi có nhiều sự đổi mới với yêu cầu thí sinh phải nắm chắc kiến thức và có quá trình học liên tục, hiểu biết xã hội.

Thi sinh lung tung voi cach ra de moi cua mon Van

Nhiều thí sinh còn lúng túng vơi cách ra đề mới năm nay

Tuy nhiên, Đỗ Thị Oanh vẫn còn chủ quan và chưa quen với cách ra đề mới trong cách hỏi phần Đọc hiểu và cũng không ôn kỹ bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường nên đã không thể làm hết được đề.

Bùi Anh Quân cũng dự thi vào Học viện Hành chính Quốc gia co rằng, đề thi Ngữ văn năm nay có nhiều đổi mới như không có phần tự chọn, kiểm tra kỹ năng tư duy, sáng tạo và hiểu biết kiến thức xã hội cho thí sinh. Đặc biệt câu hỏi: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình” (Đời thừa-Nam Cao). Hãy cho biết suy nghĩ về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người cũng như của một quốc gia? là câu hỏi rất hay, đòi hỏi tính suy luận, tư duy và hiểu biết kiến thức xã hội của thí sinh.

Thí sinh Vũ Thị Huyền, ở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên nhận định, câu hỏi trên rất hay, đã khiến nhiều thí sinh liên hệ đến tình hình Biển Đông hiện nay. Đây là câu hỏi nghị luận xã hội sẽ có tính phân loại trình độ, năng lực của thí sinh rất cao.

Tuy nhiên, thí sinh Đinh Lê Giang, dự thi vào khoa Luật, ĐH Luật Hà Nội lại cho rằng, đề thi năm nay có nhiều đổi mới, chưa thể thích nghi với nhiều thí sinh. Vì từ nhiều năm nay, thí sinh vẫn học và ôn luyện theo dạng bài phân tích, học thuộc lòng là chính nên với đề thi như này, dự đoán sẽ có nhiều bạn chưa thể làm bài tốt được.

Thí sinh Đinh Lê Giang cho biết, câu thứ III hỏi về bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là câu hỏi hay nhưng khó.

Cậu thí sinh này còn cho biết chỉ làm được khoảng 60% bài thi. Nhiều thí sinh trong phòng Giang cho rằng, đề thi năm nay có nhiều đổi mới mà các bạn chưa thể bắt kịp với cách ra đề này nên có tới 2/3 thí sinh không làm được bài và xin ra trước.

Thí sinh Nguyễn Thị Hương, dự thi ĐH Luật, quê ở Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cũng bày tỏ chưa quen với cách ra đề Ngữ văn theo kiểu mới. Hương cho rằng, đề thi rất hay nhưng chắc cần phải có thêm nhiều thời gian thì học sinh mới có thể thích nghi với sự thay đổi trong cách ra đề môn học này.

Theo Bích Lan - VOV.VN

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

1 bình luận: Thí sinh lúng túng với cách ra đề mới của môn Văn

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH