Thông tin kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội được tổ chức như thế nào? Thí sinh cần phải làm những gì để tham gia kỳ thi ĐGNL Hà Nội, điểm thi được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về kỳ thi đánh giá năng lực Hà Nội phía dưới.

Thí sinh đăng ký thi HSA nên tìm hiểu thông tin về kỳ thi và Đề án tuyển sinh của các cơ sở giáo dục trước khi đăng ký thi. Dưới đây là thông  tin quan trọng để bạn chuẩn bị và quyết định có đăng ký dự thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh trung học phổ thông của Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Các thông tin dưới đây giúp bạn làm bài ĐGNL để đạt kết quả cao nhất. Bạn hãy lưu ý những chỉ dẫn về đăng ký dự thi, chọn ngày thi, ca thi và chiến lược làm bài thi. Hãy đọc phần này một cách cẩn thận và làm thử bài thi tham khảo trước một vài ngày thi. Như thế, bạn sẽ quen với bố cục của bài thi, cách trả lời câu hỏi đánh giá năng lực, tích luỹ được kinh nghiệm và đề ra cho mình chiến lược làm bài thi tốt nhất. 

1. Đối tượng dự thi

Học sinh đang học lớp 12 bậc THPT hoặc tương đương.

Người đã tốt nghiệp THPT trong thời gian 3 năm tính đến năm thi.

Trường hợp khác muốn đăng ký dự thi liên hệ Hội đồng thi xem xét quyết định.

2. Danh sách trường xét điểm thi ĐGNL của ĐHQGHN

Năm 2025, danh sách các trường Đại học sử dụng điểm thi ĐGNL của ĐHQGHN sẽ được cập nhật liên tục. Trong năm 2024 có 99 trường ĐH xét điểm thi ĐGNL Hà Nội - HSA:

- Các đơn vị thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội

- Khối trường Quân đội

- Trường Đại học Ngoại thương

- Đại học Kinh tế Quốc dân

- Trường Đại học Thương Mại

- Trường Đại học Hà Nội
....
>>> XEM ĐẦY ĐỦ DANH SÁCH TRƯỜNG XÉT ĐIỂM THI ĐGNL ĐHQG HÀ NỘI TẠI ĐÂY

3. Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 có những điều chỉnh về bố cục, tăng tính lựa chọn cho người học, phát huy năng lực của học sinh và định hướng cho các cơ sở giáo dục “tuyển đúng” “tuyển trúng” thí sinh.

NỘI DUNG

GHI CHÚ

Phần 1: Toán học và xử lý số liệu/ Tư duy định lượng

50 câu hỏi – 75 phút ((35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và 15 câu hỏi điền đáp án)

Phần 2: Văn học – Ngôn ngữ/ Tư duy định tính

50 câu hỏi – 60 phút (trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi)

Phần 3: Khoa học hoặc Tiếng Anh 

50 câu hỏi – 60 phút với các phần để thí sinh lựa chọn (50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và điền đáp án)

Thí sinh lựa chọn thi Khoa học hoặc Tiếng Anh:

- Phần thi Khoa học thí sinh chọn 3 trong tổng số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Mỗi chủ đề có từ 16 đến 17 câu hỏi, trong đó có các câu hỏi đơn và từ 1 đến 2 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 3 câu hỏi. Trong một lựa chọn, hai chủ đề thuộc cùng lĩnh vực (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội) có 17 câu hỏi/1 chủ đề, chủ đề còn lại có 16 câu hỏi. Các chủ đề thi về Vật lí, Hóa học, Sinh học có tối thiểu 01 câu hỏi điền đáp án/1 chủ đề.

- Phần thi Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn trong đó có 35 câu hỏi đơn và 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt trong văn bản viết, đọc hiểu văn bản, tình huống…

Kiến thức phân bổ tương đối như sau:

- Lớp 10 khoảng 10%.

- Lớp 11 khoảng 30%.

- Lớp 12 khoảng 60%.

Riêng chủ đề Vật lí, Sinh học có thể thay đổi trong khoảng ± 5% theo phân bổ chương trình giữa các lớp. Phần thi Tiếng Anh kiến thức trong chương trình lớp 12: khoảng 45%, kiến thức tổng hợp, vận dụng bậc cao trong chương trình: khoảng 15%.

4. Đề minh họa Đánh giá năng lực

Đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) gồm hai phần bắt buộc với 100 câu hỏi, một phần cho thí sinh lựa chọn giữa Khoa học và Tiếng Anh.

Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 9/8 công bố đề thi tham khảo bài thi HSA năm 2025 nhằm giúp thí sinh thuận lợi trong ôn tập.

>> XEM CHI TIẾT ĐỀ MINH HỌA ĐGNL TẠI ĐÂY

5. Thời gian đăng kí và lịch thi

Thí sinh đăng ký dự thi tối đa 2 lượt thi/năm, thời gian giữa hai lượt thi liền kề cách nhau tối thiểu 28 ngày. Khuyến nghị thí sinh lập tài khoản thi tại http://khaothi.vnu.edu.vn/ từ ngày 01/01/2025 đến trước ngày 07/02/2025. Hệ thống yêu cầu tài khoản đăng ký xác thực bằng số điện thoại của thí sinh (hoặc người thân) theo số căn cước công dân.

Thời gian mở cổng đăng ký ca thi từ 08/02/2025 cho các đợt thi.

Hệ thống đăng ký ưu tiên cho thí sinh lựa chọn ca thi thứ nhất từ 08/02/2025 đến 24/02/2025.

Từ ngày 25/02/2025 hệ thống cho phép thí sinh đăng ký thêm ca thi thứ hai nếu có nguyện vọng và địa điểm thi còn chỗ trống. Ca thi sẽ tự động đóng khi hết chỗ hoặc trước 18 ngày thi chính thức. Trường hợp thí sinh hủy ca thi, chỗ trống sẽ xuất hiện ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian xác định. Thí sinh đăng nhập tài khoản HSA, chọn Kỳ thi - Đợt thi - Địa điểm thi - Ca thi. Mã địa điểm thi (3 ký tự chữ viết hoa) là mã tuyển sinh của các trường đại học phối hợp tổ chức thi HSA.

Lịch thi HSA 2025 dự kiến tổ chức 6 đợt:

6. Tổ hợp xét tuyển Đánh giá năng lực HSA 2025

Bài thi ĐGNL Hà Nội 2025 - HSA 2025 gồm 3 phần:

- Phần 1 gồm Toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút);

- Phần 2 gồm Ngôn ngữ - Văn học (50 câu hỏi, 60 phút);

- Phần 3: Học sinh lựa chọn Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút) hoặc Tiếng Anh.

Tại Phần 3 bài thi ĐGNL Hà Nội 2025 thí sinh sẽ được lựa chọn tổ hợp môn thi ĐGNL như sau:

TT Tổ hợp môn chi tiết
1  - Hóa - Sinh
2  Hóa Sử
3  Hóa - Địa
4  Sinh Sử
5  - Sinh - Địa
6 Hóa - Sinh - Sử
7 Hóa - Sinh - Địa
8 Sử - Địa - 
9 Sử - Địa - Hóa
10 Sử - Địa - Sinh
11 Tiếng Anh

Các em lưu ý: Sẽ có 4 trường hợp xảy ra khi các trường Đại học xét kết quả thi ĐGNL Hà Nội 2025:

- TH1: Trường xét tổng điểm bài thi ĐGNL (không quy định phần thi nào)

- TH2: Trường yêu cầu phần 3 chọn Khoa học

- TH3: Trường yêu cầu phần 3 chọn Tiếng Anh

- TH4: Trường yêu cầu phần 3 chọn Khoa học và chọn theo đúng tổ hợp trường đưa ra

=> Vì vậy các em cần đọc kỹ đề án tuyển sinh 2025 của các trường Đại học.

>> Xem thêm: Danh sách tổ hợp xét tuyển đại học năm 2025 theo 36 cách chọn TẠI ĐÂY

7. Hướng dẫn làm bài thi

Bài thi đánh giá năng lực (HSA) thực hiện thi trên máy tính. Thí sinh làm bài lần lượt từ phần 1 đến phần 3. Trong mỗi phần có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng vẫn có thể kèm thêm 1-2 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các câu hỏi thử nghiệm được trộn vào các phần một cách ngẫu nhiên và thí sinh không biết là câu hỏi nào. Các phần thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 1-3 phút.

Đối với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn: Thí sinh lựa chọn một đáp án đúng duy nhất (A, B, C, D) cho mỗi câu hỏi. Đối với các câu hỏi điền đáp án: Thí sinh điền đáp án tìm được vào ô trống tương ứng của câu hỏi thi (không điền đơn vị).

Đề thi HSA không sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó mà được xáo trộn một cách ngẫu nhiên. Để đạt kết quả tốt thí sinh phải kiểm soát tốt, phải biết cách phân phối thời gian đọc hiểu đầu bài, đọc hướng dẫn trước khi lựa chọn đáp án. Với mỗi phần, hãy phân chia tổng thời gian của từng phần chia cho số câu hỏi của phần đó để xác định thời gian cần thiết hoàn thành phần thi. Nếu có thể, tiết kiệm thời gian của từng câu hỏi để xem lại toàn bộ các phương án đã trả lời, làm lại các câu hỏi khó trong hợp phần đó trước khi chuyển sang phần kế tiếp.

Thời gian làm bài của mỗi phần được tính đủ để thí sinh kết thúc các câu hỏi. Tuy nhiên, nếu gặp phải một câu hỏi quá khó thì hãy làm câu hỏi tiếp theo sau đó trở lại câu hỏi đó nếu còn thời gian. Cần lưu ý là thí sinh đang làm bài ở phần nào thì không thể quay lại làm các câu hỏi ở phần trước đó.

Trước khi bắt đầu mỗi phần, hãy đọc cẩn thận hướng dẫn trả lời; xem xét tất cả các câu trả lời và chọn đáp án thấy phù hợp nhất với câu hỏi. Thí sinh có thể làm nháp và lựa chọn đáp án mà bạn cảm thấy đúng nhất trong số các đáp án đã cho. Nếu không tìm thấy đáp án, hãy đọc lại đề bài và xem lại phương án trả lời. Với các câu hỏi dễ cần kết thúc nhanh để dành thời gian cho các câu hỏi khó hơn. Sau khi hoàn thành câu hỏi dễ, hãy quay lại kiểm tra các câu hỏi khó trước khi chuyển sang làm phần tiếp theo.

Khi trở lại với câu hỏi khó, hãy cố gắng phát huy tư duy logic để loại những đáp án không đúng. So sánh các câu trả lời đã chọn với các câu còn lại và tìm hiểu xem chúng khác nhau ở điểm gì? Sự khác biệt này có thể gợi ý cho câu trả lời đúng. Hãy loại trừ các câu trả lời sai nhiều nhất có thể, sau đó có thể lựa chọn đáp án dựa trên những mối liên hệ giữa đáp án và đầu bài.

8. Đề cương ôn thi Đánh giá năng lực

Đề cương chi tiết bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN - HSA 2025 cụ thể như sau:

Nội dung

Lĩnh vực kiến thức/chuyên môn

Dạng thức câu hỏi

Số câu hỏi

Mục tiêu đánh giá

 

A. BẮT BUỘC:  

           Phần 1: 50 câu hỏi Toán học và Xử lí số liệu (chưa gồm câu hỏi thử nghiệm                                 không tính điểm) 

           Phần 2: 50 câu hỏi Văn học - Ngôn ngữ.

Phần 1.

Toán học và Xử lí số liệu

 

 Thời gian: 75 phút

Thang điểm: 50

Số học và Đại số (số học, mệnh đề, tập hợp, biểu thức đại số, hàm số và đồ thị, phương trình và hệ phương trình, bất phương trình và hệ bất phương trình, lượng giác, lũy thừa, mũ, logarit, dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân, đại số tổ hợp…); Một số yếu tố giải tích (giới hạn, hàm số liên tục, đạo hàm, nguyên hàm, tích phân…), Hình học phẳng và hình học không gian; Đo lường; Thống kê và xác suất; Tổng hợp và tư duy toán học.

- 35 câu hỏi trắc nghiệm  khách quan bốn lựa chọn/ 01 đáp án đúng duy nhất.

- 15 câu điền đáp án.

50

Thông qua lĩnh vực Toán học và Xử lí số liệu đánh giá năng lực chung: tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo năng lực toán học (tư duy logic và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; vận dụng toán học kết nối toán học với thực tiễn, với khoa học tự nhiên, xã hội cũng như khả năng tự tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong cuộc sống.

 

Phần 2.

Ngôn ngữ - Văn học

 

Thời gian: 60 phút

Thang điểm: 50

Ngôn ngữ - Văn học

Ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, văn học, ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp, ngữ nghĩa, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lí, nghệ thuật, v.v..

 

50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu  hỏi.

50

Thông qua lĩnh vực Ngôn ngữ- Văn học đánh giá năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự chủ - tự học, giao tiếp và hợp tác. Năng lực lập luận, tư duy logic, ngôn ngữ tiếng Việt. Năng lực đặc thù ngôn ngữ (vận dụng kiến thức để đọc hiểu các văn bản khó, phân tích, đánh giá biểu đạt của văn bản/sáng tạo về ngôn ngữ, hành văn; phân tích văn bản có đề tài tương đối phức tạp; đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học) và văn học (nhận biết được đặc trưng và thể loại hình tượng văn học, phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng trong văn bản văn học; thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng).

 

B1. Lựa chọn KHOA HỌC:  Thí sinh chọn 3 trong số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Tổng số câu hỏi 50 (chưa gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm).

Phần 3.

Khoa học

Chọn 3 trong 5 chủ đề.

 

 

Thời gian: 60 phút

Thang điểm: 50

1. Vật lí: Động học; động lực học; công, năng lượng và công suất; động lượng; chuyển động tròn; biến dạng của vật rắn; dao động; sóng; điện, từ, vật lí nhiệt, khí lí tưởng, hạt nhân và phóng xạ; thí nghiệm/thực hành…

 - Các câu hỏi trắc nghiệm  khách quan bốn lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất và tối thiểu 03 câu điền đáp án thuộc lĩnh vực Vật lí, Hóa học, Sinh học.

- Từ 1 đến 3  chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 3 câu  hỏi.

16-17

Thông qua các môn học: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí đánh giá nhóm năng lực năng lực chung: giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác; một số năng lực khoa học/đặc thù (nhận thức, tìm hiểu, khám phát và vận dụng giải quyết vấn đề trong khoa học tự nhiên và/hoặc khoa học xã hội); khả năng tự chủ và tự học trên cơ sở nắm vững hệ thống tri thức cơ bản về khoa học tự nhiên và/hoặc khoa học xã hội.

 

2. Hóa học: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học, năng lượng hóa học; động hóa học, điện hóa học; hóa học vô cơ và các nguyên tố; đại cương kim loại; kim loại và phức chất hóa học; các dãy hydrocarbon; dẫn xuất halogen – alcohol- phenol; các hợp chất carbonyl; chất béo (ester – lipid);  carbohydrate; hợp chất chứa nitrogen, sulphur; hợp chất polymer; dữ liệu về phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS); thí nghiệm/thực hành,…

16-17

 

3. Sinh học: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, sinh học tế bào, vi sinh vật và virus, sinh học cơ thể,  trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng,  sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, di truyền học, tiến hóa, sinh thái học và môi trường, sinh học phân tử, kiểm soát sinh học, thí nghiệm/thực hành,…

16-17

 

4. Lịch sử: Lịch sử thế giới (cận đại và hiện đại), lịch sử Đông Nam Á, lịch sử Việt Nam cận – hiện đại, lịch sử Việt Nam và một số chuyên đề danh nhân lịch sử, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam,…

16-17

 

5. Địa lí: Địa lí đại cương, địa  lí kinh tế - xã hội thế giới, địa lí Việt Nam (tự nhiên, dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế,...).

16-17

 

B2. Lựa chọn TIẾNG ANH: Tổng số câu hỏi 50 (phục vụ các ngành đào tạo ngoại ngữ).

 

 

 

Phần 3.

Tiếng Anh

Thời gian: 60 phút

Thang điểm: 50

Từ vựng, ngữ pháp, khả năng giao tiếp, diễn đạt viết

Câu hỏi trắc nghiệm  khách quan bốn lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất.

30

Thông qua các câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt câu theo các cách khác nhau, kết hợp câu,… để đánh giá khả năng sử dụng từ vựng, ngữ pháp trong giao tiếp, hành văn…

 

Đọc hiểu văn bản

Câu hỏi trắc nghiệm  khách quan bốn lựa chọn/01 đáp án duy nhất xây dựng từ 03 ngữ cảnh chùm 5 câu hỏi/ngữ cảnh.

15

Thông qua đoạn văn, ngữ cảnh để đánh giá khả năng đọc hiểu; xác định thông tin còn khuyết trong văn bản;  xác định ý chính; xác định cấu trúc văn bản; hiểu mục đích, thái độ, quan điểm của tác giả; hiểu thông tin chi tiết; xác định nghĩa của từ và cụm từ trong văn bản; hiểu thông tin chứa hình ảnh,..

 

Suy luận và giải quyết tình huống

Câu hỏi trắc nghiệm  khách quan bốn lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất.

5

Đáng giá khả năng thông thạo, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh qua các câu hỏi suy luận, giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống, ...

 

Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm. Điểm bài thi được xác định dựa trên tổng số câu trả lời đúng, độ khó, độ phân biệt của mỗi câu hỏi. Câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm.

9. Quy trình thi HSA

Quy trình thi Đánh giá năng lực (HSA) Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 8 bước như sau:

10. Giải đáp tất cả thắc mắc về kỳ thi Đánh giá năng lực Hà Nội

Tất cả thắc mắc về kỳ thi HSA 2025 - ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội: Lịch thi HSA? Cách chọn môn trong phần thi Khoa học? Cách xét tuyển của các trường ĐH dựa vào điểm thi ĐGNL HN? Địa điểm tổ chức thi ĐGNL? Lệ phí thi? Đối tượng thi? Đăng ký dự thi?....

>> XEM CHI TIẾT GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC VỀ KỲ THI ĐGNL TẠI ĐÂY

Theo TTHN

DÀNH CHO 2K7 – ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bài thi Đánh giá năng lực 2025 thay đổi toàn bộ từ cấu trúc bài thi, các dạng câu hỏi,.... mà bạn chưa biết phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả? không học môn đó thì làm bài ra sao?

Bạn cần phương pháp ôn tập và làm bài thi từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Trang bị phương pháp làm bài suy luận khoa học
  • Bộ 15+ đề thi thử chuẩn cấu trúc mới bài thi ĐGNL

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Viết bình luận: Thông tin kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

  •  
Đăng ký tư vấn khóa ĐGNL!