Thông tin tuyển sinh Đại học Phạm Văn Đồng 2018

Trường đại học Phạm Văn Đồng tuyển 2641 chỉ tiêu năm 2018, trong đó hệ ĐH trường tuyển 989 chỉ tiêu, hệ CĐ 1424, hệ TC là 228.

1. Đối tượng tuyển sinh

            - Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ các điều kiện theo tiêu chí xét tuyển đều được đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng khối ngành sư phạm, hệ chính quy;

            - Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành;

            - Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký xét tuyển.

2. Phạm vi tuyển sinh

            - Đối với các ngành thuộc khối ngành kinh tế, kỹ thuật phạm vi tuyển sinh trong cả nước.

            - Đối các ngành thuộc khối ngành sư phạm chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú ở tỉnh Quảng Ngãi.

3 Phương thức tuyển sinh:

3.1 Đối với bậc Đại học, Cao đẳng khối ngành sư phạm hệ chính quy: Xét tuyển theo hai phương thức:

   - Phương thức 1 (PT1): Xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi THPT quốc gia năm 2018.

   - Phương thức 2 (PT2): Xét tuyển dựa vào kết quả điểm tổng kết các môn học lớp 12 trong học bạ THPT.

3.2 Đối với bậc Đại học liên thông, Cao đẳng liên thông khối ngành sư phạm (liên thông chính quy và liên thông vừa làm vừa học): Xét tuyển theo phương thức dựa vào điểm kết thúc học phần ở bậc học dưới, của các học phần tương ứng với các môn thi tuyển, cụ thể:

    - Bậc đại học liên thông: Dựa vào điểm kết thúc học phần ở bậc cao đẳng của các học phần tương ứng với các môn thi tuyển: Cơ bản, Cơ sở ngành, Chuyên ngành.

    - Bậc cao đẳng liên thông: Dựa vào điểm kết thúc học phần ở bậc trung cấp chuyên nghiệp của các học phần tương ứng với các môn thi tuyển: Cơ bản, Cơ sở ngành, Chuyên ngành.

4 Chỉ tiêu tuyển sinh: Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành / nhóm ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo.

Tổng chỉ tiêu: 2641

STT

Ngành học

Mã ngành

Mã tổ hợp môn

Chỉ tiêu

Khối ngành

Trình độ Đại học

989

PT1

PT2

1

Sư phạm Tin học

7140210

A00, A01,

D01, D72

93

23

I (325)

2

Sư phạm Vật lý

7140211

A00, A01, D90

54

13

3

Sư phạm Ngữ văn

7140217

C00, D78

50

13

4

Sư phạm Tiếng Anh

7140231

D01, D72, D96

63

16

5

Công nghệ Thông tin

7480201

A00, A01,

D01, D72

54

81

V (419)

6

Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

7510201

A00, A01, D90

53

79

7

Kỹ thuật Cơ – Điện tử

7520114

A00, A01, D90

61

91

8

Kinh tế phát triển

7310105

A00, A01,

D01, D90

61

92

VII (245)

9

Ngôn ngữ Anh

7220201

D01, D72, D96

37

55

Trình độ Cao đẳng – Khối ngành sư phạm

1424

 

1

Giáo dục Mầm non

51140201

M00

119

0

I (1424)

2

Giáo dục Tiểu học

51140202

A00, D01,

C00, D78

119

0

3

Giáo dục Thể chất

51140206

T00

94

24

4

Sư phạm Toán học

51140209

A00, A01, D90

49

12

5

Sư phạm Tin học

51140210

A00, A01,

D01, D72

72

18

6

Sư phạm Vật lý

51140211

A00, A01, D90

86

21

7

Sư phạm Hóa học

51140212

A00, B00, D90

106

26

8

Sư phạm Sinh học

51140213

B00, D90

117

29

9

Sư phạm Ngữ văn

51140217

C00, D78

46

12

10

Sư phạm Lịch sử

51140218

C00, D78

114

28

11

Sư phạm Địa lý

51140219

C00, D78

26

6

12

Sư phạm Âm nhạc

51140221

N00

70

18

13

Sư phạm Mỹ thuật

51140222

H00

118

29

14

Sư phạm Tiếng Anh

51140231

D01, D72, D96

52

13

Trình độ Trung cấp – Khối ngành sư phạm

228

 

STT

Ngành học

Mã ngành

Môn xét tuyển

PT1

PT2

 

1

Sư phạm Mầm non

42140201

Toán, Ngữ văn

71

18

 

2

Sư phạm Tiểu học

42140202

Toán, Ngữ văn

62

15

 

3

Sư phạm Thể dục thể thao

42140206

Toán, Sinh học

50

12

 

5 Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận đăng ký xét tuyển

   - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào:

+ Bậc đại học khối ngành sư phạm:

    l Xét tuyển theo phương thức 1: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học trở lên (do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sau khi có kết quả thi THPT quốc gia năm 2018); Không có môn thi nào trong tổ hợp môn xét tuyển bị điểm liệt theo quy chế thi THPT quốc gia 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    l Xét tuyển theo phương thức 2: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và xếp loại học lực lớp 12 từ loại giỏi trở lên.

+ Bậc đại học khối ngành kinh tế, kỹ thuật:

    l Xét tuyển theo phương thức 1: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT; Tổng điểm ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 13.0 điểm trở lên và không có môn thi nào trong tổ hợp môn xét tuyển bị điểm liệt theo quy chế thi THPT quốc gia 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    l Xét tuyển theo phương thức 2: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT; Tổng điểm ba môn tương ứng với tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 15.0 điểm trở lên.

+ Bậc cao đẳng, khối ngành sư phạm:

    l Xét tuyển theo phương thức 1: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT; Tổng điểm các môn tham gia xét tuyển phải đạt từ ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào cao đẳng trở lên (do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sau khi có kết quả thi THPT quốc gia  năm 2018); Không có môn thi nào trong tổ hợp môn xét tuyển bị điểm liệt theo quy chế thi THPT quốc gia 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    l Xét tuyển theo phương thức 2: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và xếp loại học lực lớp 12 từ loại khá trở lên. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại  trung bình trở lên.

+ Bậc trung cấp, khối ngành sư phạm:

    l Xét tuyển theo phương thức 1: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT; Tổng điểm các môn tham gia xét tuyển phải đạt từ ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào trung cấp trở lên (do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sau khi có kết quả thi THPT quốc gia  năm 2018); Không có môn thi nào trong tổ hợp môn xét tuyển bị điểm liệt theo quy chế thi THPT quốc gia 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    l Xét tuyển theo phương thức 2: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và xếp loại học lực lớp 12 từ loại khá trở lên. Riêng ngành Sư phạm Thể dục thể thao xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại  trung bình trở lên.

   - Điều kiện để được nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển:

+ Thí sinh phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục - Đào tạo và Trường Đại học Phạm Văn Đồng công bố.

+ Làm phiếu đăng ký xét tuyển và điền đầy đủ thông tin theo mẫu (Xét tuyển đợt 1 theo phương thức 1, thí sinh thực hiện theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các đợt xét tuyển bổ sung của phương thức 1 và xét tuyển theo phương thức 2 thực hiện theo mẫu của Trường Đại học Phạm Văn Đồng ban hành). Đối với bậc cao đẳng, khối ngành Kinh tế - Kỹ thuật và bậc Trung cấp làm phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Trường Đại học Phạm Văn Đồng ban hành.

+ Nộp lệ phí xét tuyển theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Đối với 4 ngành sau của bậc cao đẳng sư phạm: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất, Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật, thí sinh phải có giấy xác nhận điểm thi năng khiếu do Trường Đại học Phạm Văn Đồng hoặc các trường Cao đẳng, Đại học khác tổ chức thi và cấp.

6 Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: Mã trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển; Thi năng khiếu.

   - Mã trường: DPQ

   - Bảng tổ hợp môn xét tuyển:

Mã tổ hợp môn

Môn 1

Môn 2

Môn 3

A00

Toán

Vật lý

Hóa học

A01

Toán

Vật lý

Tiếng Anh

B00

Toán

Hóa học

Sinh học

C00

Ngữ văn

Lịch sử

Địa lý

D01

Ngữ văn

Toán

Tiếng Anh

D72

Ngữ văn

Khoa học tự nhiên

Tiếng Anh

D78

Ngữ văn

Khoa học xã hội

Tiếng Anh

D90

Toán

Khoa học tự nhiên

Tiếng Anh

D96

Toán

Khoa học xã hội

Tiếng Anh

M00

Ngữ văn

Toán

Năng khiếu giáo dục mầm non

(Đọc,kể diễn cảm và hát)

T00

Toán

Sinh học

Năng khiếu Thể dục - Thể thao (Chạy 60m xuất phát cao, bật xa tại chỗ, bóp lực kế)

N00

Ngữ văn

Năng khiếu âm nhạc 1 (Xướng âm giọng đô trưởng)

Năng khiếu âm nhạc 2 (Hát một ca khúc ViệtNam)

H00

Ngữ văn

Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 (Vẽ tượng chân dung, vẽ tĩnh vật)

Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2 (Vẽ theo chủ đề nông thôn, biển đảo)

   - Quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp: Trường không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển vào cùng một ngành đào tạo.

   - Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Trong trường hợp số thí sinh trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu tuyển của từng phương thức, trường quy định:

      + Sử dụng điểm thi môn Toán hoặc môn Ngữ văn trong tổ hợp môn xét tuyển để lựa chọn thí sinh trúng tuyển đối với tổ hợp môn chỉ có Toán hoặc Ngữ văn trong tổ hợp môn xét tuyển.

      + Sử dụng điểm thi Toán để lựa chọn thí sinh trúng tuyển nếu trong tổ hợp môn xét tuyển vừa có môn Toán, vừa có môn Ngữ văn .

      + Sử dụng điểm thi môn Năng khiếu có hệ số 2 để lựa chọn thí sinh trúng tuyển nếu trong tổ hợp môn xét tuyển có môn năng khiếu.

   - Miễn thi môn ngoại ngữ: Môn Tiếng Anh được tính điểm 10 để xét tuyển đại học, cao đẳng đối với thí sinh thuộc diện miễn thi môn ngoại ngữ ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

   - Thi năng khiếu:

+ Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thi các môn năng khiếu: Từ ngày 01/05/2018 đến 22/06/2018 tại trường Đại học Phạm Văn Đồng.

            + Thời gian thi các môn năng khiếu: Ngày 07 và 08/07/2018.

            + Hồ sơ đăng ký thi năng khiếu gồm: 01 Phiếu đăng ký thi năng khiếu, 02 ảnh 4x6 cm, 02 phong bì có dán đủ tem và ghi địa chỉ liên lạc của thí sinh. Mẫu Phiếu đăng ký thi năng khiếu thí sinh tải xuống từ website của trường: www.pdu.edu.vn

2.7 Tổ chức tuyển sinh:

   - Thời gian đăng ký xét tuyển: Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

   - Hình thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: Thí sinh tải và điền đầy đủ thông tin vào Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 1) hoặc theo mẫu do nhà trường ban hành (đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 2). Cả 2 loại mẫu đều được nhà trường đăng trên website tại địa chỉ: http://pdu.edu.vn/a/ index.php?dept=22. Sau đó thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển cho nhà trường qua 3 hình thức sau:

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng;

+ Nộp hồ sơ qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh;

+ Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng Internet (online).

   - Tổ chức xét tuyển:

+ Phương thức 1: Sử dụng kết quả điểm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018. Phương thức này áp dụng cho tất cả các đợt xét tuyển dành cho thí sinh xét tuyển vào học tất cả các ngành đào tạo của đại học; Các ngành sư phạm của bậc cao đẳng và trung cấp. Nhà trường sẽ tải danh sách đăng ký xét tuyển vào các ngành sư phạm của bậc cao đẳng và danh sách đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành của bậc đại học từ cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sau đó, thực hiện việc xét tuyển theo đúng các quy định của việc xét tuyển hiện hành.

Công thức tính tổng điểm xét tuyển:

Tổng điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Tổng điểm ưu tiên. Trong đó:

            M1 là điểm bài thi/môn thi thứ nhất trong tổ hợp môn xét tuyển.

M2 là điểm bài thi/môn thi thứ hai trong tổ hợp môn xét tuyển.

  M3 là điểm bài thi/môn thi thứ ba trong tổ hợp môn xét tuyển (Đối với bậc trung cấp chuyên nghiệp không có môn thứ 3).

Tổng điểm ưu tiên = điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng.

Các môn: Năng khiếu giáo dục mầm non, Năng khiếu Thể dục Thể thao, Năng khiếu âm nhạc 2, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2 được tính hệ số 2 trong tổng điểm xét tuyển. Đối với các ngành có môn năng khiếu nhân hệ số 2 thì điểm ưu tiên được quy đổi tương ứng: Tổng điểm ưu tiên = (điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng)*4/3.

            Chỉ tiêu dành cho phương thức 1:

   l 80% chỉ tiêu của từng ngành trong từng đợt xét tuyển đối với các ngành thuộc khối ngành sư phạm (Áp dụng cho cả 3 bậc: Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm, Trung cấp sư phạm). Riêng 2 ngành cao đẳng Giáo dục Mầm non và cao đẳng Giáo dục Tiểu học, Trường dành 100% chỉ tiêu của từng ngành trong từng đợt xét tuyển để xét tuyển theo phương thức 1.

   l 40% chỉ tiêu của từng ngành trong từng đợt xét tuyển đối với các ngành thuộc khối ngành kinh tế, kỹ thuật của bậc đại học.

            Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh trúng tuyển được lấy từ trên xuống theo tổng điểm xét tuyển cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định.

+ Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào điểm tổng kết các môn học lớp 12 (theo học bạ trung học phổ thông). Phương thức này áp dụng cho tất cả các đợt xét tuyển dành cho thí sinh xét tuyển vào học tất cả các ngành đào tạo của bậc trung cấp, cao đẳng và đại học. Nhà trường thu nhận hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển đối với tất cả các khối ngành của tất cả các bậc học. Việc xét tuyển được thực hiện qua các bước:

  • Bước 1: Tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo học bạ của thí sinh;
  • Bước 2: Nhập dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh vào máy tính;
  • Bước 3: Thống kê điểm, chuẩn bị dữ liệu trình hội đồng tuyển sinh;
  • Bước 4: Họp Hội đồng tuyển sinh để quyết định điểm trúng tuyển;
  • Bước 5: Tổng hợp và công bố danh sách trúng tuyển;
  • Bước 6: Gọi thí sinh trúng tuyển làm hồ sơ nhập học;
  • Bước 7: Thống kê, báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Công thức tính tổng điểm xét tuyển:

      Tổng điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Tổng điểm ưu tiên

      Trong đó: M1 là điểm trung bình môn học thứ nhất trong tổ hợp môn xét tuyển.

      M2 là điểm trung bình môn học thứ hai trong tổ hợp môn xét tuyển.

      M3 là điểm trung bình môn học thứ ba trong tổ hợp môn xét tuyển. (Đối với bậc trung cấp chuyên nghiệp không có môn thứ 3).

      Tổng điểm ưu tiên = điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng.

Các môn: Năng khiếu giáo dục mầm non, Năng khiếu Thể dục - Thể thao, Năng khiếu âm nhạc 2, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2 được tính hệ số 2 trong tổng điểm xét tuyển. Đối với các ngành có môn năng khiếu nhân hệ số 2 thì điểm ưu tiên được quy đổi tương ứng: Tổng điểm ưu tiên = (điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng)*4/3.

Chỉ tiêu dành cho phương thức 2:

   l 20% chỉ tiêu của từng ngành trong từng đợt xét tuyển đối với các ngành thuộc khối ngành sư phạm (Áp dụng cho cả 3 bậc: Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm, Trung cấp sư phạm). Riêng 2 ngành cao đẳng Giáo dục Mầm non và cao đẳng Giáo dục Tiểu học, Trường không xét tuyển theo phương thức 2.

   l 60% chỉ tiêu của từng ngành trong từng đợt xét tuyển đối với các ngành thuộc khối ngành kinh tế, kỹ thuật của bậc đại học.

Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh trúng tuyển được lấy từ trên xuống theo tổng điểm xét tuyển cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định;

8 Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.

Việc xét tuyển thẳng và ưu tiên trong xét tuyển, nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

9 Lệ phí xét tuyển

            Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

10 Học phí dự kiến với sinh viên chính quy, lộ trình tăng học phí cho từng năm:

Trường thực hiện mức thu học phí và lộ trình tăng học phí theo quyết định số 43/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành ngày 01/09/2016.

Mức thu học phí đối với trình độ đại học

Đơn vị tính: 1000 đồng/tháng/sinh viên

Khối ngành, chuyên ngành đào tạo

Năm học 2016 - 2017

Năm học 2017 - 2018

Năm học 2018 - 2019

Năm học 2019 - 2020

Năm học 2020 - 2021

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm, thủy sản

670

740

810

890

980

2. Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch

790

870

960

1.060

1.170

 

Mức thu học phí đối với trình độ cao đẳng

Đơn vị tính: 1000 đồng/tháng/sinh viên

Khối ngành, chuyên ngành đào tạo

Năm học 2016 - 2017

Năm học 2017 - 2018

Năm học 2018 - 2019

Năm học 2019 - 2020

Năm học 2020 - 2021

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm, thủy sản

540

590

650

710

780

2. Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch

630

700

770

850

940

3. Y dược

560

610

670

740

810

11 Các nội dung khác

- Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:

+ Đối với phương thức 1: Thí sinh nộp hồ sơ qua 3 cách: Gửi qua bưu điện (thư chuyển phát nhanh), trực tuyến hoặc nộp trực tiếp tại trường các giấy tờ sau:

  • · Giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018;
  • · Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời (có công chứng);
  • · Phiếu đăng ký xét tuyển:  Đợt 1 thí sinh điền đầy đủ thông tin trên phiếu theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với khối ngành sư phạm của bậc cao đẳng và tất cả các ngành của bậc đại học); Đối với khối ngành Kinh tế - Kỹ thuật của bậc cao đẳng và tất cả các ngành của bậc trung cấp chuyên nghiệp, thí sinh điền đầy đủ thông tin trên phiếu đăng ký xét tuyển do nhà trường ban hành. Các đợt xét tuyển bổ sung thí sinh thực hiện theo mẫu của nhà trường ban hành (áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo của tất cả các bậc học);
  • · 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ và số điện thoại liên lạc của thí sinh. Nếu thí sinh đăng ký xét tuyến trực tuyến thì mục này gửi cho trường qua đường bưu điện.
  • · Các giấy tờ ưu tiên (nếu có): Khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên;

+ Đối với phương thức 2: Thí sinh nộp hồ sơ qua bưu điện (thư chuyển phát nhanh) hoặc nộp trực tiếp tại trường các giấy tờ sau:

  • · Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời (có công chứng);
  • · Bản sao học bạ trung học phổ thông (có công chứng);
  • · Bản sao giấy khai sinh;
  • · Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu quy định của Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin trên Phiếu đăng ký xét tuyển);
  • · Các giấy tờ ưu tiên (nếu có): Khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên;
  • · 02 phong bì có dán tem có ghi rõ địa chỉ và số điện thoại liên lạc của thí sinh; Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến thì mục này gửi cho trường qua đường bưu điện.

- Xác nhận nhập học vào trường: Sau khi nhà trường công bố danh sách trúng tuyển của từng đợt xét tuyển trên website, những thí sinh trúng tuyển vào các ngành sư phạm của bậc trung cấp và cao đẳng, tất cả các ngành của bậc đại học phải xác nhận nhập học bằng cách nộp Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia 2018 (bản có dấu đỏ) đến trường theo hình thức thư chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại trường trong thời hạn quy định.

12. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm

+ Đợt 1: Theo lịch quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Đợt 2: Từ ngày 13/08/2018 đến 27/08/2018

+ Đợt 3: Từ ngày 10/09/2018 đến 24/09/2018

Theo TTHN

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Viết bình luận: Thông tin tuyển sinh Đại học Phạm Văn Đồng 2018

  •  
Điểm chuẩn tất cả các trường ĐH