2.1. Đối tượng tuyển sinh:
2.1.1. Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;
Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.
Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 6 “Điều kiện tham gia tuyển sinh của thí sinh” Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2017.
2.1.2. Thí sinh dự thi một số ngành đặc thù
Ngoài các điều kiện dự thi theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh dự thi các ngành/chuyên ngành nghệ thuật đặc thù của Trường còn phải bảo đảm các điều kiện sau:
* Diễn viên kịch – điện ảnh; Diễn viên cải lương, Diễn viên chèo, Diễn viên tuồng, Diễn viên Rối
- Có độ tuổi từ 17 đến 22;
- Chiều cao tối thiểu với nam là 1m65, nữ là 1m55;
- Cơ thể cân đối, không có khuyết tật;
- Có tiếng nói tốt, không nói ngọng, nói lắp (Đối với diễn viên chèo, cải lương, rối, tuồng cần có giọng hát tốt và chuẩn).
Lưu ý: Khi dự thi, thí sinh nữ không mặc áo dài, váy và không trang điểm.
* Biên đạo múa, Huấn luyện múa
-Thí sinh phải tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng múa;
- Thí sinh thi vào chuyên ngành Biên đạo múa đại chúng không nhất thiết phải tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng múa, nhưng phải tốt nghiệp Trung học phổ thông và phải có năng khiếu nghệ thuật múa, có hình thể chuẩn, phù hợp với ngành múa.
* Quay phim điện ảnh, Quay phim truyền hình, Nhiếp ảnh nghệ thuật, Nhiếp ảnh báo chí: Thí sinh phải có và biết sử dụng máy ảnh cơ (máy chụp bằng phim nhựa) để thực hiện bài thi.
* Thiết kế mỹ thuật Sân khấu, Điện ảnh, Hoạt hình; Thiết kế trang phục nghệ thuật; Thiết kế đồ họa kỹ xảo: Khi đăng ký dự thi, thí sinh phải nộp 01 bài hình họa (bài vẽ tượng – bằng chì trên giấy 40 cm x 60 cm) để xét vòng sơ tuyển.
2.2. Phạm vi tuyển sinh:
- Tuyển sinh trong cả nước.
2.3. Phương thức tuyển sinh: Kết hợp thi tuyển và xét tuyển;
Ghi chú: Theo Đề án tuyển sinh riêng của Trường: kết hợp giữa thi tuyển các môn năng khiếu với xét tuyển môn văn hóa (môn Ngữ văn hoặc Toán học).
2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh:
2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT: Theo yêu cầu cụ thể của từng ngành/chuyên ngành đào tạo.
2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:
Mã ngành |
Tên ngành |
Chỉ tiêu dự kiến |
Tổ hợp môn xét tuyển 1 |
|
|
Theo xét KQ thi THPTQG |
Theo đề án tuyển sinh riêng |
Mã tổ hợp môn |
Môn chính |
52210233 |
Biên kịch điện ảnh, truyền hình |
|
35 |
S00 |
Chuyên môn |
52210235 |
Đạo diễn điện ảnh, truyền hình |
|
30 |
S00 |
Chuyên môn |
52210236 |
Quay phim |
|
45 |
S00 |
Chuyên môn |
52210231 |
Lý luận phê bình điện ảnh, truyền hình |
|
10 |
S00 |
Chuyên môn |
52210301 |
Nhiếp ảnh |
|
30 |
S00 |
Chuyên môn |
52210227 |
Đạo diễn sân khấu |
|
25 |
S00 |
Chuyên môn |
52210226 |
Diễn viên sân khấu kịch hát |
|
45 |
S00 |
Chuyên môn |
52210406 |
Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh |
|
55 |
S00 |
Chuyên môn |
52210243 |
Biên đạo múa |
|
30 |
S00 |
Chuyên môn |
52210244 |
Huấn luyện múa |
|
15 |
S00 |
Chuyên môn |
52210234 |
Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình |
|
36 |
S00 |
Chuyên môn |
52210221 |
Lý luận phê bình sân khấu |
|
10 |
S00 |
Chuyên môn |
52210225 |
Biên kịch sân khấu |
|
10 |
S00 |
Chuyên môn |
52210302 |
Công nghệ điện ảnh, truyền hình |
|
40 |
S01 |
Chuyên môn |
52210225 |
Biên kịch sân khấu (VB2) |
|
15 |
S00 |
Chuyên môn |
52210234 |
Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình (liên thông) |
|
16 |
S00 |
Chuyên môn |
-Tổ hợp môn xét tuyển: Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội chỉ tuyển sinh theo khối các trường năng khiếu. Cụ thể như sau:
+ Tổ hợp môn S00: Thí sinh dự thi 2 môn năng khiếu và xét tuyển môn Ngữ văn đối với các ngành nghệ thuật như những năm vừa qua.
+ Tổ hợp môn S01: Thí sinh dự thi 2 môn năng khiếu và xét tuyển môn Toán đối với ngành Công nghệ điện ảnh – truyền hình, mã ngành 52210302, bao gồm 2 chuyên ngành: Âm thanh điện ảnh – truyền hình và Công nghệ dựng phim.
- Thí sinh dự thi năng khiếu qua 2 vòng sơ tuyển và chung tuyển. Đạt ở vòng sơ tuyển mới được dự thi vòng chung tuyển. Ở vòng chung tuyển mới cần lấy điểm môn văn hóa (ngữ văn hoặc toán) để xét cộng vào tổng điểm.
- Điểm trúng tuyển vào các ngành khối S và S1 gồm 2 điểm:
+ Điểm Năng khiếu (hệ số 2).
+ Tổng điểm: gồm điểm Năng khiếu cộng điểm Ngữ văn đối với khối S hoặc Toán đối với Khối S1, cộng thêm điểm ưu tiên (nếu có) và làm tròn đến 0,5 điểm.
- Trường tự chủ xét tuyển, sử dụng kết quả thi riêng trên cơ sở số chỉ tiêu được phân, đảm bảo chất lượng và công bằng.
2.7. Tổ chức tuyển sinh:
- Thi tuyển tại trường từ 10/7 đến 20/7/2017 (dự kiến) nhằm tạo cơ hội cho thí sinh có thể tham gia thi hoặc xét tuyển ở những ngành khác.
- Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
1. Túi hồ sơ đăng ký dự thi (gồm 2 phiếu số 1 và số 2) theo mẫu quy định của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội ban hànhvà được đăng công khai trên trang thông tin tuyển sinh của trường tại địa chỉ www.skda.edu.vnhoặc mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành hàng năm.
2. 04 ảnh 3x4cm và 3 phong bì dán tem đã ghi sẵn địa chỉ báo tin.
3. Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).
- Thời gian, địa điểm và phương thức nhận hồ sơ:
+ Thời gian: Từ ngày 20 - 4 đến hết ngày 20 - 5 hàng năm.
Địa điểm: Văn phòng Ban Thư ký tuyển sinh, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Khu Văn hóa Nghệ thuật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Phương thức:
- Nộp trực tiếp tại Văn phòng Ban Thư ký tuyển sinh, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
- Gửi chuyển phát nhanh về: Văn phòng tuyển sinh - Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Khu Văn hóa - Nghệ thuật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (kèm theo lệ phí) trong thời gian trường thu nhận hồ sơ (tính theo dấu bưu điện).
- Thu qua các Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương theo lịch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo có yêu cầu các Sở thu hồ sơ ĐKDT).
Theo thethaohangngay