07/07/2025 17:03 pm
1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển 1.1. Đối tượng Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm: a) Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; b) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật. 1.2. Điều kiện dự tuyển a) Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Điều 9 Quy chế tuyển sinh hiện hành; b) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành; c) Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định. d) Đáp ứng quy định cụ thể về đối tượng và điệu kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh 1.3. Phạm vi tuyển sinh Phạm vi tuyển sinh của Trường Đại học Trà Vinh là các chương trình, ngành, nhóm ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo được tổ chức tuyển sinh trong một đợt, hoặc theo một phương thức tuyển sinh nhất định. Trường Đại học Trà Vinh tuyển sinh trên toàn quốc, các chương trình và ngành tuyển sinh được thông báo theo từng đợt tuyển sinh. 2. Mô tả phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyến...) Nhà trường xây dựng các phương thức tuyển sinh cho năm 2025. Tại mỗi đợt xét tuyển, trường tổ chức xét tuyển ở các phương thức được nêu cụ thể trong thông báo tuyển sinh. 2.1 Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (mã Phương thức – 100) Trường xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm 2025, xét theo tổ hợp môn của từng ngành. Phương thức 1 áp dụng cho tất cả các ngành xét tuyển của trường (bao gồm ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng). 2.2 Xét kết quả học tập cấp THPT học bạ (mã Phương thức – 200) Trường sử dụng điểm trung bình chung (điểm tổng kết) năm học lớp 12 của từng môn học trong tổ hợp môn xét tuyển có kết quả đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định (bao gồm ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng). Phương thức này không áp dụng cho ngành Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Âm nhạc học, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống. 2.3 Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8) (mã Phương thức 301) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng các đối tượng được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2.4 Sử dụng kết quả của thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy... do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển (mã Phương thức 402) Xét tuyển các thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 do ĐHQG TP.HCM tổ chức, có kết quả đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định. Phương thức này không áp dụng cho ngành Âm nhạc học, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ trừ ngành Hoá dược, Luật, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoả (Thiết kế vi mạch bán dẫn), ngành đào tạo giáo viên. 2.5 Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển (mã Phương thức 405) Áp dụng đối với thí sinh lựa chọn tổ hợp môn có môn năng khiếu của ngành Giáo dục mầm non, Âm nhạc học, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống để xét tuyển. Trong đó, 02 môn văn hóa trong tổ hợp môn của những ngành này, thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. 2.6 Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển (mã Phương thức – 406) Áp dụng đối với thí sinh lựa chọn tổ hợp môn có môn năng khiếu của ngành Giáo dục mầm non, Âm nhạc học, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống để xét tuyển. Trong đó, môn văn hóa trong tổ hợp môn của những ngành này, thí sinh sử dụng kết quả học tập cấp THPT. 2.7 Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài (mã Phương thức – 411) Xét tuyển thí sinh là người Việt, có bằng tốt nghiệp THPT nước ngoài được công nhận trình độ tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thỏa ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo ngành dự tuyển. Phương thức này không áp dụng cho ngành đào tạo giáo viên. 2.8 Kỳ thi V-SAT (mã phương thức 413) Xét tuyển các thí sinh có điểm của 03 môn thi trong cùng 01 đợt thi V-SAT do trường Đại học Trà Vinh tổ chức trong năm tuyển sinh, phù hợp với 03 môn trong tổ hợp môn xét tuyển và tổng điểm xét tuyển của thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định. 2.9 Sử dụng kết quả Kỳ thi V-SAT do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển (mã phương thức 417) Xét tuyển các thí sinh có điểm của 03 môn thi trong cùng 01 đợt thi V-SAT do đơn vị khác tổ chức trong năm tuyển sinh, phù hợp với 03 môn trong tổ hợp môn xét tuyển và tổng điểm xét tuyển của thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định. >>> XEM THÊM: ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC TRÀ VINH CÁC NĂM QUA 3. Quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp, phương thức tuyển sinh 3.1 Quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển Căn cứ các nguyên tắc và khung quy đổi được hướng dẫn tại Phụ lục III của Văn bản số 2457/BGDĐT-GDĐH ngày 19/5/2025, nhà trường thực hiện như sau: 3.1.1 Đối với Quy tắc quy đổi giữa các tổ hợp sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT Nhà trường xác định mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp thông dụng sẽ dựa trên đối sánh phổ điểm do Bộ GDĐT công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo từng khoảng điểm trúng tuyển. 3.1.2 Đối với Quy tắc quy đổi điểm trúng tuyển từ kết quả học tập THPT (điểm học bạ) Sau khi Bộ GDĐT công bố các số liệu thống kê về tương quan giữa điểm các môn thi tốt nghiệp THPT với điểm trung bình các môn học ở THPT, trên cơ sở đó Trường Đại học Trà Vinh xác định quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển, ngưỡng đầu vào (mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển). 3.1.2 Đối với quy tắc quy đổi giữa các loại điểm thi (chỉ áp dụng khi trường tổ chức thi để xét tuyển) Khung quy đổi điểm được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau: Khung quy đổi đưa ra các khoảng điểm của các bài thi riêng (APT, HSA, TSA..) và khoảng điểm các tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT phù hợp theo phương pháp bách phân vị trên cơ sở phân tích kết quả thi của những thí sinh có cả điểm bài thi riêng và điểm tổ hợp môn thi tốt nghiệp tương ứng của năm 2025. Các khoảng điểm được xếp tương ứng với tốp 0,5%, 1%, 3%, 5%, 10%... như trong (Bảng 1). Bảng 1. Khung quy đổi điểm trúng tuyển theo các bài thi riêng về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT Trên cơ sở các số liệu này, điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào của từng ngành, nhóm ngành cụ thể sẽ được quy đổi tuyến tính trong từng khoảng điểm. Ví dụ, điểm trúng tuyển theo tổ hợp A00 (T_A00) nằm trong khoảng A2 - A3 sẽ được quy đổi tương đương sang điểm trúng tuyển theo điểm thi HSA (T_HSA) theo công thức: T_HSA = HSA3+ (T_A00- A3) × (HSA2 - HSA3)/(A2 - A3) 3.2 Ngưỡng đầu vào Ngưỡng đầu vào (còn gọi là Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hay Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển) là yêu cầu tối thiểu về năng lực học tập thể hiện ở kết quả học tập, kết quả thi, đánh giá để thí sinh có khả năng theo học tập và hoàn thành chương trình đào tạo. Đây là điều kiện bắt buộc thí sinh phải đạt trước khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Nhà trường xây dựng ngưỡng đầu vào của các phương thức tuyển sinh cho năm 2025. Tại mỗi đợt xét tuyển, trường công bố ngưỡng đầu vào theo các phương thức được nêu cụ thể trong thông báo tuyển sinh. Các ngưỡng đầu vào theo phương thức xét tuyển của ngành tham gia tuyển sinh trong năm 2025 như sau: 3.2.1 Đối với ngưỡng đầu vào của các chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Đối với các ngành, các chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn chương trình đào tạo, ngưỡng đầu vào được áp dụng theo từng phương thức tuyển sinh và các quy định sau đây: a) Đối với ngành Luật: Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo ngoài quy định theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GDĐT còn phải thực hiện theo quy định tại Quyết định số 678/QĐ- BGDĐT ngày 14/3/2025 của Bộ GDDT ban hành Chuẩn Chương trình đào tạo lĩnh vực pháp luật đào tạo trình độ đại học. Theo đó, người học các chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học phải đáp ứng các yêu cầu: - Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương. - Tổng điểm xét tuyển tối thiểu đạt 60% điểm đánh giá tối đa của thang điểm; - Đạt ngưỡng đầu vào của từng phương thức sử dụng tổ hợp môn để xét tuyển nhưng phải bảo đảm đánh giá kiến thức Toán và Ngữ Văn, hoặc Toán, hoặc Ngữ văn và đạt tối thiểu là 60% điểm đánh giá tối đa của thang điểm. Người dự tuyển tất cả các hình thức đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học đều phải đáp ứng các điều kiện trên đây, trừ trường hợp những người dự tuyển đã có bằng đại học được miễn các yêu cầu này. b) Đối với Chương trình đào tạo về Thiết kế vi mạch bán dẫn của ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá: Chuẩn đầu vào thực hiện theo Quyết định số 1314/QĐ-BGDĐT, ngày 13/5/2025: - Đối tượng được tuyển theo quy dinh của Quy tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GDDT và các yêu cầu sau: b.1) Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT: - Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương. - Tổng điểm của các môn trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 80% thang điểm xét (ví dụ: tối thiểu 24/30 đối với tổ hợp gồm 3 môn); - Điểm bài thi môn Toán đạt 80% thang điểm (ví dụ tối thiểu 8/10). b.2) Đối với các phương thức tuyển sinh khác: - Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương. - Điểm trúng tuyển quy đổi tương đương với các điều kiện quy định tại mục b.1. b.3) Đối tượng là sinh viên đang học từ các chương trình đào tạo (CTĐT) khác chuyển sang tại thời điểm xét cần có: - CTĐT đang học phù hợp với với CTĐT chuyển đến (thuộc một trong những ngành đào tạo được nêu trong Quyết định số 1314/QĐ-BGDĐT, ngày 13/5/2025. - Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a Mục 2.3.1 của Quyết định số 1314/QĐ- BGDĐT, ngày 13/5/2025. - Điểm trung bình tích luỹ đạt từ 2,5/4 trở lên (hoặc tương đương). 3.2.2 Đối với phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (mã Phương thức – 100) + Ngưỡng đầu vào ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc khối sức khỏe có cấp giấy phép hành nghề (trừ ngành Y tế công cộng, Hóa dược): Theo ngưỡng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chậm nhất là ngày 21/7/2025. + Ngưỡng đầu vào các ngành còn lại: Trường Đại học Trà Vinh xác định và công bố chậm nhất là 17 giờ ngày 23/7/2025. 3.2.3 Đối với phương thức Xét kết quả học tập THPT (mã Phương thức – 200) Xét tuyển các thí sinh có tổng điểm của tổ hợp môn xét tuyển đạt điểm quy đổi do trường công bố trong thông báo tuyển sinh theo hướng dẫn tại Văn bản số 2457/BGDĐT-GDĐH ngày 19/5/2025 và đạt Ngưỡng đầu vào: + Ngưỡng đầu vào các ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học: Kết quả học tập cả năm lớp 12 được đánh giá mức tốt (học lực xếp loại từ giỏi trở lên) hoặc Điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên. + Ngưỡng đầu vào các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: Kết quả học tập cả năm lớp 12 được đánh giá mức khá (học lực xếp loại khá) trở lên hoặc Điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên. + Ngưỡng đầu vào các ngành còn lại: kết quả học tập cả năm lớp 12 được đánh giá mức đạt (học lực xếp loại trung bình) trở lên hoặc Điểm xét tốt nghiệp THPT từ 5.0 trở lên. 3.2.3 Đối với phương thức Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8) (mã Phương thức 301) 3.3.1 Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các ngành, chương trình do trường xem xét và phụ thuộc vào vị trí công tác. 3.3.2 Thí sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi, giải đấu cấp quốc gia hoặc quốc tế, do Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, cử tham gia,nđược xét tuyển thẳng vào các ngành phù hợp với môn thi, nội dung đề tài hoặc nghề dự thi, thi đấu, đoạt giải; cụ thể trong các trường hợp sau: a) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng được tuyển thắng vào các ngành: Ngành (*) ngành đào tạo đúng với môn đoạt giải. b) Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng. Các ngành được xét tuyển thẳng là Âm nhạc học, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống. c) Thí sinh tham gia đội tuyển quốc gia thi đấu tại các giải quốc tế chính thức được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng được xét tuyển thẳng vào ngành Quản lý thể dục thể thao d) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng: nếu có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật thì được tuyển thẳng vào trường để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải. Tiêu chí xét tuyển: Tuyển vào ngành đúng trước, sau đó xét tuyển vào ngành gần hoặc cùng nhóm ngành. 3.3.3 Thí sinh có bằng trung cấp ngành sư phạm loại giỏi trở lên, hoặc có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá và có ít nhất 02 năm làm việc đúng ngành được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng. 3.3.4 Đối với thí sinh là người nước ngoài phải đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xét tuyển vào học các chương trình đại học của trường Đại học Trà Vinh theo các trường hợp sau: • Trường hợp 1: Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông tại nước sở tại, chưa đạt trình độ Tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) (theo Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ GDĐT) - Để vào học chương trình chính thức bằng Tiếng Việt, thí sinh phải học chương trình dự bị Tiếng Việt và chương trình bổ sung kiến thức theo tổ hợp môn xét tuyển trong thời gian một năm học do nhà trường tổ chức. Sau khi kết thúc khóa học, thí sinh đạt yêu cầu (tùy theo ngành xét tuyển) sẽ được chuyển vào học chương trình chính thức, nếu không đạt yêu cầu thì phải tiếp tục học bổ sung và dự đợt kiểm tra khác đến khi đạt yêu cầu. • Trường hợp 2: Thí sinh đã tốt nghiệp phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên bằng Tiếng Việt hoặc đã đạt trình độ Tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6): Căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông, có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành sẽ được trường xét tuyển vào học chính thức. Chỉ tiêu xét tuyển: 20% chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Thời gian xét tuyển, cách thức đăng ký ... sẽ được trường thông tin cụ thể trong thông báo tuyển sinh. 2.3.5 Xét chuyển học sinh hoàn thành dự bị đại học tại các trường dự bị dân tộc và khoa dự bị đại học của trường Đại học Trà Vinh theo Thông tư số 44/2021/TT- BGDĐT ngày 31/12/2021 - Chỉ tiêu xét tuyển: theo chỉ tiêu đã thống nhất với trường dự bị đại học. - Kế hoạch tiếp nhận học sinh hoàn thành dự bị đại học: từ ngày 01 đến 15/8/2025. 2.3.6 Các trường hợp xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh còn lại, nhà trường căn cứ theo yêu cầu của ngành đào tạo, chỉ tiêu được xác định cho từng ngành, các quy định hiện hành có liên quan đến đối tượng xét tuyển thẳng xem xét, quyết định cho vào học. 3.2.4 Đối với phương thức Sử dụng kết quả của thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy... do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển (mã Phương thức 402) Xét tuyển các thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 do ĐHQG TP.HCM tổ chức và có tổng điểm bài thi đánh giá năng lực đạt điểm quy đổi do trường công bố trong thông báo tuyển sinh theo hướng dẫn tại Văn bản số 2457/BGDĐT- GDĐH ngày 19/5/2025 và đạt Ngưỡng đầu vào: + Ngưỡng đầu vào các ngành xét tuyển (trừ các ngành ngành Âm nhạc học, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ trừ ngành Hoá dược, Luật và Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá (Thiết kế vi mạch bản dẫn), ngành đào tạo giáo viên): kết quả học tập cả năm lớp 12 được đánh giá mức đạt (học lực xếp loại trung bình) trở lên hoặc Điểm xét tốt nghiệp THPT từ 5.0 trở lên. 3.2.5. Đối với phương thức Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển (mã Phương thức 405) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào áp dụng theo phương thức Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (mã Phương thức – 100) 3.2.6 Đối với phương thức Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển (mã Phương thức – 406) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào áp dụng theo phương thức Xét kết quả học tập THPT (mã Phương thức – 200) 3.2.7 Đối với phương thức Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài (mã Phương thức – 411) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu áp dụng theo phương thức Xét kết quả học tập THPT (mã Phương thức – 200) 3.2.8 Đối với phương thức Kỳ thi V-SAT (mã phương thức 413) Xét tuyển các thí sinh tham dự kỳ thi V-SAT do trường tổ chức, có tổng điểm bài thi đạt điểm quy đổi do trường công bố trong thông báo tuyển sinh theo hướng dẫn tại Văn bản số 2457/BGDĐT-GDĐH ngày 19/5/2025 và đạt Ngưỡng đầu vào: + Ngưỡng đầu vào các ngành Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Giáo dục tiểu học: Kết quả học tập cả năm lớp 12 được đánh giá mức tốt (học lực xếp loại từ giỏi trở lên) hoặc Điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên. + Ngưỡng đầu vào các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: Kết quả học tập cả năm lớp 12 được đánh giá mức khá (học lực xếp loại khá) trở lên hoặc Điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên. + Ngưỡng đầu vào các ngành còn lại: kết quả học tập cả năm lớp 12 được đánh giá mức đạt (học lực xếp loại trung bình) trở lên hoặc Điểm xét tốt nghiệp THPT từ 5.0 trở lên. 3.2.9 Đối với phương thức Sử dụng kết quả Kỳ thi V-SAT do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển (mã phương thức 417) Ngưỡng đầu vào áp dụng theo phương thức Kỳ thi V-SAT (mã phương thức 413) 3.3 Điểm trúng tuyển Nhà trường thực hiện quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển theo hướng dẫn thống nhất của Bộ GDĐT; bảo đảm tuyển chọn được các thí sinh đáp ứng tốt nhất yêu cầu đầu vào của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. 4. Chỉ tiêu tuyển sinh Trường Đại học Trà Vinh thực hiện theo quy định của Thông tư 06/TT-BGDĐT ngày 19/3/2025 không quy định mã xét tuyển riêng, chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển. Thông tin ngành, mã ngành, chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh thực hiện theo bảng dưới đây: Đối với các phương thức xét tuyển khác 413, 417 nhà trường sử dụng tổ hợp môn theo bảng trên. Riêng Phương thức 403 thực hiện tuỳ theo đợt tuyển sinh. 5. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào cơ sở đào tạo a. Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển * Đối với các phương thức sử dụng tổ hợp môn để xét tuyển: Các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, nhà trường xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ sau đây: Điều kiện 1: được áp dụng để xét tuyển trong trường hợp có nhiều thí sinh ở cuối danh sách trúng tuyển có điểm xét tuyển như nhau dẫn đến vượt chỉ tiêu, cụ thể như sau: • Ngành Giáo dục mầm non, Ngôn ngữ Khmer, Văn hóa học, Luật, Quản trị văn phòng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản lý thể dục thể thao, Chính trị học, Công tác xã hội: xét ưu tiên thí sinh có điểm môn Ngữ văn cao hơn. • Ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y học dự phòng, Y tế công cộng xét ưu tiên thí sinh có điểm môn Sinh học cao hơn. • Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hoá dược, Dược học: xét ưu tiên thí sinh có điểm môn Hóa học cao hơn. • Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Âm nhạc học: xét ưu tiên thí sinh có điểm Năng khiếu cao hơn. • Các ngành còn lại: xét ưu tiên thí sinh có điểm môn Toán cao hơn. Điều kiện 2: Trong trường hợp vẫn còn thí sinh có điểm bằng nhau, Hội đồng tuyển sinh sẽ xét ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn. * Đối với các phương thức sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tổ chức: Trong trường hợp có nhiều thí sinh ở cuối danh sách trúng tuyển có điểm xét tuyển như nhau dẫn đến vượt chỉ tiêu, Hội đồng tuyển sinh sẽ xét ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn. b. Điểm cộng Không có c. Tiêu chí phân ngành, chương trình đào tạo Trường Đại học Trà Vinh tuyển sinh theo ngành không theo nhóm ngành. Riêng đối với 02 ngành Quản trị kinh doanh và Công nghệ thông tin, nhà trường thực hiện như sau: Sau khi trúng tuyển, Nhà trường sẽ tiến hành khảo sát nguyện vọng của sinh viên và đánh giá năng lực tiếng Anh để sắp xếp lớp học cho phù hợp. Ở học kỳ I của năm học Thứ nhất, nhà trường sẽ ưu tiên tổ chức dạy và học các học phần tiếng Anh trong chương trình đào tạo đại học (tương ứng 13 tín chỉ) nhằm để đạt chuẩn năng lực Tiếng Anh Bậc 3 (VSTEP hoặc tương đương) (đây là yêu cầu tiêu chuẩn tốt nghiệp đại học theo quy định hiện hành). Khoa chuyên môn (Khoa CM) có thể xem xét bổ sung vào kế hoạch giảng dạy các môn Kỹ năng mềm hoặc các môn cơ sở ngành trong học kỳ I đảm bảo cân đối khối lượng. Vào cuối học kỳ I của năm thứ nhất, sinh viên có nguyện vọng tham gia chương trình Đại học Quản trị Kinh doanh (Chương trình Tích hợp tiếng Anh – English Integrated Program), ký hiệu: EIP- BA hoặc Đại học Công nghệ Thông tin (Chương trình Tích hợp tiếng Anh – English Integrated Program), ký hiệu: EIP- IT sẽ được nhà trường hỗ trợ giảm 50% lệ phí khi đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh VSTEP do Trường Đại học Trà Vinh tổ chức. Dựa trên nguyện vọng và kết quả kỳ thi VSTEP của sinh viên, nhà trường tổ chức chương trình giảng dạy như sau: - Những sinh viên đạt trình độ tiếng Anh B1 hoặc tương đương sẽ được tư vấn, tuyển chọn vào chương trình EIP, với chỉ tiêu dự kiến từ 20 đến 30 sinh viên mỗi ngành trong năm 2025. Bắt đầu từ học kỳ II, các sinh viên thuộc chương trình EIP sẽ được tổ chức lớp học riêng, thực hiện theo chương trình và kế hoạch đào tạo riêng biệt, trong một môi trường dạy học phù hợp, nhưng vẫn đảm bảo khối lượng học tập (số tín chỉ) và chuẩn đầu ra theo quy định hiện hành. Trường hợp số sinh viên đạt B1 và đăng ký tham gia không đủ so với chỉ tiêu đề ra, Nhà trường sẽ xem xét tuyển chọn bổ sung từ nhóm sinh viên có năng lực tương đương và tổ chức chương trình tăng cường tiếng Anh nhằm giúp các em đạt chuẩn tham gia EIP theo đúng mục tiêu ban đầu. - Đối với sinh viên chưa đạt trình độ tiếng Anh B1, hoặc đạt nhưng không đăng ký tham gia EIP, sẽ tiếp tục học theo chương trình đào tạo đại trà của các học kỳ còn lại trong khóa học. Nhằm khuyến khích và lan tỏa tinh thần học tập theo chuẩn quốc tế, Nhà trường có thể xem xét cho phép sinh viên từ chương trình đại trà, nếu có nguyện vọng và đủ năng lực tiếng Anh, được đăng ký học một số học phần cùng với sinh viên EIP trong quá trình triển khai chương trình. Về cấu trúc và khối lượng EIP, cơ bản giống như chương trình đại trà hiện hành đã đạt kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính của EIP nằm ở cách thức tổ chức và kế hoạch vận hành. Cụ thể, chương trình được thiết kế với định hướng giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Anh đối với các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành. Đồng thời, chương trình mở rộng hình thức đánh giá và công nhận kết quả học tập nhằm phù hợp với môi trường đào tạo chuẩn quốc tế. d. Các thông tin khác Nhà trường công bố điểm trúng tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) vào các ngành, chương trình đào tạo theo các phương thức tuyển sinh; tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển của cá nhân trên trang thông tin điện tử của trường tại đại chỉ https://dvt.tvu.edu.vn 6. Tổ chức tuyển sinh Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm, hình thức; các điều kiện xét tuyển, thi tuyển. Cụ thể như sau: 6.1. Xét tuyển đợt 1: Ở đợt 1, Tất cả thí sinh (bao gồm cả thí sinh được xét tuyển thẳng) phải thực hiện đăng ký xét tuyển (ĐKXT) trực tuyến, đưa tất cả nguyện vọng xét tuyển (NVXT) trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GDĐT (sau đây gọi tắt là Hệ thống) trực tiếp tại địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn hoặc gián tiếp thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Nội dung và thời gian thực hiện như sau: a) Đăng ký, điều chỉnh, bổ sung NVXT không giới hạn số lần: Thí sinh thực hiện từ ngày 16/7 đến 17 giờ 00 ngày 28/7/2025. - Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, sửa, xem) thông tin của thí sinh trên Hệ thống; - Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào trường đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời đối với thí sinh đăng ký xét tuyển bằng phương thức khác phương thức 100 (sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025) phải cung cấp các dữ liệu, thông tin tại link https://dkxt.tvu.edu.vn để trường thực hiện việc xét tuyển. - Tất cả các nguyện vọng xét tuyển (NVXT) của thí sinh vào Trường Đại học Trà Vinh sẽ được xử lý nguyện vọng trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 01 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm điều kiện trúng tuyển Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh, quy chế tuyển sinh, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo không đủ điều kiện. b) Từ ngày 29/7 đến 17 giờ 00 ngày 05/8/2025 Thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; c) Thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 Trường Đại học Trà Vinh thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1: chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 22/8/2025 tại trang https://dvt.tvu.edu.vn. Mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 01 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm điều kiện trúng tuyển. c) Xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống: Trước 17 giờ 00 ngày 30/8/2025 tất cả thí sinh trúng tuyển (kể cả thí sinh trúng tuyển thẳng) phải xác nhận nhập học trên Hệ thống (nếu có nguyện vọng theo học). Thí sinh tìm hiểu kỹ tài liệu Hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng số 2457/BGDĐT-GDĐH ngày 19/5/2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình ĐKXT; thí sinh chưa rõ các nội dung khai báo, nộp lệ phí xét tuyển có thể liên hệ với cán bộ tại các điểm tiếp nhận hoặc cán bộ của trường trực các số điện thoại hỗ trợ công tác tuyển sinh để được hướng dẫn. d) Đăng ký thông tin, dữ liệu, minh chứng xét tuyển Từ khi trường mở cổng cho đến trước ngày 29/7/2025 thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Trà Vinh bằng phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT (phương thức 200) cung cấp thông tin, dữ liệu, minh chứng phù hợp phục vụ cho công tác xét tuyển Đợt 1 tại địa chỉ https://dvt.tvu.edu.vn (có hướng dẫn cụ thể tại màn hình giao diện đăng nhập). Nếu thí sinh không cung cấp thông tin, dữ liệu, minh chứng theo thời gian quy dịnh, Nhà trường không đủ thông tin và không thực hiện xét tuyển nguyện vọng của thí sinh. e) Tổ chức thi tuyển sinh các môn năng khiếu Nhà trường tổ chức kiểm tra năng khiếu đối với các ngành, tổ hợp môn có môn năng khiếu theo thông báo tuyển sinh. Thí sinh đăng ký dự thi môn năng khiếu tại địa chỉ https://dvt.tvu.edu.vn • Đợt 1: Thời gian đăng ký: từ 01/7/2025 đến 28/7/2025. Thời gian tổ chức kiểm tra năng khiếu: từ 01/8 đến 05/8/2025 (ngày thi cụ thể sẽ được trường thông báo trong giấy báo dự thi của thí sinh). • Đợt 2 và các đợt tiếp theo: thí sinh thực hiện theo thông báo tuyển sinh ở mỗi đợt xét tuyển. 6.2. Các đợt xét tuyển tiếp theo: Từ ngày 01/9/2025 đến ngày kết thúc theo thông báo tuyển sinh, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung vào Trường Đại học Trà Vinh, thực hiện theo thông tin tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của trường (nếu trường xét tuyển bổ sung, thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học). Thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo thông báo của trường Đại học Trà Vinh. Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin ĐKXT và đăng ký dự thi. Trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin ĐKXT và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc. 7. Chính sách ưu tiên Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên được quy định tại Điều 7 của Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. * Ưu tiên theo khu vực: Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp. Đối với phương thức sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Kỳ thi tuyển sinh đầu vào đại học (VSAT) để xét tuyển thi điểm ưu tiên sẽ được quy đổi theo thang điểm của điểm xét tuyển theo bảng sau đây: + Bảng mức điểm ưu tiên theo khu vực được quy đổi tương đương: * Ưu tiên theo đối tượng: Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 – Quy chế tuyển sinh + Bảng mức điểm ưu tiên theo đối tượng được quy đổi tương đương 8. Lệ phí xét tuyển, thi tuyển Lệ phí xét tuyển, Lệ phí đăng ký dự thi năng khiếu: theo thông báo tuyển sinh. Lệ phí thi năng khiếu: 300.000 đồng/thí sinh. Theo TTHN 🔥 2K8 CHÚ Ý! LUYỆN THI TN THPT - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - ĐÁNH GIÁ TƯ DUY!
LỘ TRÌNH SUN 2026 - LUYỆN THI TN THPT - ĐGNL - ĐGTD (3IN1)
|