22/07/2022 00:20 am
Để khắc phục tình trạng dạy và học nặng lý thuyết, đọc chép và học thuộc văn mẫu, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu các trường thay đổi cách tiếp cận môn Văn. Theo thông tư Bộ đưa ra ba nội dung chính: Thứ nhất, về cách dạy và học, ngành giáo dục yêu cầu các trường và giáo viên chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành. Trong quá trình dạy, thầy cô cần giao nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với khả năng của từng học sinh, nêu tiêu chí cụ thể của sản phẩm mà các em phải hoàn thành. Ngoài ra, Bộ hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch dạy môn Văn theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; tạo điều kiện cho các em trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng tiếng Việt thông qua các hoạt động trong và ngoài lớp. Với dạy đọc, giáo viên chỉ coi ngữ liệu là phương tiện và tìm hiểu ngữ liệu là cách để học sinh hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản. Thầy cô có thể gợi ý, chỉ dẫn nhưng không lấy nội dung phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế cho suy nghĩ của học sinh; đồng thời tránh việc đọc chép, yêu cầu học sinh nhớ kiến thức một cách máy móc. Tương tự với dạy viết, nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh hình thành và trình bày ý tưởng mạch lạc, sáng tạo và thuyết phục, từ đó rèn tư duy và cách viết các kiểu văn bản. Thầy cô cũng nên tăng cường sử dụng các bài tập dạy viết gắn với tình huống, giúp học sinh hiểu mối quan hệ giữa yêu cầu học viết trong trường với nhu cầu tạo ra một sản phẩm viết trong đời sống. Tiết học văn sẽ trở nên thú vị và sáng tạo hơn với thay đổi mới của Bộ giáo dục. Sự thay đổi trong cách dạy và học sẽ dẫn tới yêu cầu đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh. Đây là nội dung thứ hai trong hướng dẫn của Bộ. Theo đó, các trường và giáo viên cần đảm bảo nguyên tắc phát huy những mặt tích cực trong cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, văn học và tư duy logic của học sinh. Để làm được điều này, Bộ nhấn mạnh tới vai trò của việc sử dụng ngữ liệu. Cả khi luyện tập và kiểm tra, Bộ khuyến cáo giáo viên dùng ngữ liệu mới, tránh sử dụng các văn bản trong sách giáo khoa. Việc này nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc chép văn mẫu - vốn là vấn đề nan giải của ngành giáo dục nhiều năm nay; đồng thời giúp giáo viên đánh giá chính xác năng lực của các em. Đi cùng với yêu cầu về tìm tòi và sử dụng ngữ liệu mới, Bộ cũng khuyến khích các trường dùng đề mở trong hoạt động kiểm tra; xây dựng công cụ hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. "Khi nhận xét, đánh giá học sinh, giáo viên cần tôn trọng cách nghĩ, cảm nhận riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hoá và pháp luật", hướng dẫn nêu. Ở góc độ quản lý, lãnh đạo trường, Phòng và Sở Giáo dục cần tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy và đánh giá trong môn Ngữ văn; đồng thời tăng cường hoạt động trao đổi, chia sẻ chuyên môn. Đây sẽ được coi đổi mới tích cực, là chính sách thay đổi cách học văn kéo dài suốt nhiều thế hệ học sinh đúng như Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Kim Sơn có khẳng trước đó sẽ ngăn chặn tình trạng học thuộc, chép văn mẫu. Tải thông tư tại đây : LINK TẢI DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |