23/01/2013 07:33 am
Không tuyển đủ chỉ tiêu là do điểm sàn? Tại hội nghị, nhiều ý kiến của đại diện các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng, năm 2012 tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, nguyên nhân là do điểm sàn, thời điểm xét tuyển quá dài. Theo đó, nhiều ý kiến đề xuất nghiên cứu lại cách xác định điểm sàn; xác định điểm sàn theo từng khu vực. Cũng có ý kiến cho rằng, những trường trọng điểm nên có mức điểm sàn cao hơn. GS. Trần Hữu Nghị - hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng cho rằng: “Việc kéo dài thời gian xét tuyển, điểm NV2 không cần bằng hoặc cao hơn NV1 khiến các trường công lập “vét” hết chỉ tiêu của trường ngoài công lập. Nhiều trường khối ngoài công lập đứng trước nguy cơ đóng cửa vì không tuyển được sinh viên”. Ông Vũ Viết Bình - phó trưởng ban đào tạo ĐH QGHN kiến nghị: “Bộ GD-ĐT nên xác định điểm sàn theo khu vực”. Đồng quan điểm, đại diện ĐH Đà Nẵng, cũng đề nghị tính điểm sàn theo từng khu vực, từng cơ sở đào tạo để tạo tính công bằng. Bởi lẽ, các trường ở địa phương không thể được đầu tư bằng các trường ở thành phố, các trường dân lập không thể bằng các trường công lập. Ngoài ra, Bộ nên điều chỉnh đề thi để thí sinh có thể đạt điểm sàn cao hơn 13 điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trong công tác xét tuyển. Đại diện ĐH Đà Nẵng đề xuất: “Bộ GD-ĐT, nên phân biệt mức điểm sàn Cao đẳng của thí sinh dự thi ĐH để học cao đẳng và thí sinh thi cao đẳng học cao đẳng. Hai thí sinh này nên có hai mức điểm sàn khác nhau”. Về vấn này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Việc xét điểm sàn hiện nay chưa thực sự khiến dư luận và các trường hài lòng. Bộ sẽ nghiên cứu lại cách xác định điểm sàn, ví dụ như có thể xác định theo phổ điểm của từng môn và lấy trung bình chung của các môn thi/khối thi (thấp hơn hoặc bằng mức điểm này), đồng thời đề nghị các trường có những sáng kiến để xác định điểm sàn có tính thuyết phục nhất. Bộ cũng đang cố gắng ra đề thi cho phù hợp”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga trả lời báo chí về những điểm "nóng" trong tuyển sinh. Mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi tạo áp lực lớn cho giám thị Bộ GD-ĐT thừa nhận công tác coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất ở mùa thi, giám thị ở một số phòng thi chưa làm tròn chức trách, thiếu nghiêm túc hoặc non kém về nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, để thí sinh quay cóp, chép bài của nhau, mang tài liệu vào phòng thi để gian lận, dẫn đến nhiều thí sinh làm bài thi giống nhau, trong đó, có những nội dung sai giống nhau. Tuyển sinh 2013, Bộ GD-ĐT tiếp tục cho phép thí sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình. Nhiều đại biểu băn khoăn vì quy định này khiến các trường gặp khó khăn, tạo áp lực lớn cho giám thị. Nhiều lãnh đạo các trường ĐH, CĐ đề xuất Bộ nên rút quy định này. Đại diện Trường ĐH Vinh cho rằng, công tác đảm chống tiêu cực là trách nhiệm của các trường, không nên vì một vài trường hợp mà đưa ra quy định chung, làm mọi việc trở nên rối rắm, gây khó cho các trường.
Giải thích vì sao Bộ GD-ĐT đưa ra quy định này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Việc cho phép thí sinh mang ghi âm, ghi hình vào phòng thi không phải là sáng kiến của Bộ mà là vấn đề của thực tiễn. Nếu quy chế quy định không được mang nhưng thí sinh vẫn mang rồi ghi hình đưa lên mạng bừa bãi sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín của các trường, của cả ngành giáo dục. Việc Bộ cho phép thí sinh mang vào không phải là vẽ đường cho hươu chạy mà là đối diện với thực tế, với những vấn đề phát sinh từ thực tế. Nếu quy chế không cho nhưng thí sinh vẫn đem vào thì chúng ta làm thế nào. Khi cho phép đàng hoàng rồi mà thí sinh còn phát tán tùy ý thì sẽ xử lý. Bộ sẽ quy định, sau khi quay thì thí sinh nộp về đâu”. “Trong các kỳ tuyển sinh trước, vẫn có những trường hợp giám thị, cán bộ, công an làm công tác coi thi, thanh tra thậm chí lãnh đạo nhà trường, chủ tịch hội đồng coi thi vi phạm quy chế thi. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT không công bố công khai thông tin này. Việc cánh ly các hội đồng thi sẽ trở thành nối áo cho giặc nếu như nội bộ tiêu cực. Ví như vụ việc THPT Đồi Ngô, nếu thí sinh không phát hiện thì ai sẽ phát hiện được tiêu cực? Tôi cho rằng, chúng ta dựa vào lực lượng đa số học sinh, sinh viên tốt là cách làm đúng đắn” - Bộ trưởng Luận cho hay. Bộ trưởng Luận cho biết, Bộ sẽ cân nhắc, tính toán vấn đề này bởi quy định này như giăng lên một trách nhiệm vô hình khiến các lực lương tham gia coi thi phải nghiêm túc. Bộ không yêu cầu thí sinh phải trang bị thiết bị mang vào phòng thi nhưng nếu thí sinh nào không bằng lòng với tính nghiêm túc của hội đồng thi thì được phép mang vào. Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “Việc cho thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi là để cho xã hội thấy rằng sau cánh cửa cổng trường thi không hoàn toàn cô lập mà xã hội có thể giám sát được. Quy định này sẽ làm tính nghiêm túc của kỳ thi được nâng lên, và đặc biệt sẽ tác động rất lớn đến tâm lý người coi thi, buộc họ phải nâng cao tinh thần trách nhiệm. Đó chính là điều Bộ nhắm tới chứ không phải để khuyến khích thí sinh mang máy ghi âm, máy quay vào phòng thi”. Hồng Hạnh (DT)
DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY |
||||||||
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
>> Những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013
>> Bộ GD rút ngắn thời gian xét tuyển, công bố lịch thi ĐH, CĐ 2013
>> Tuyển sinh đại học 2013: Lệ phí đăng ký dự thi tăng lên 100.000 đồng/ 1 bộ hồ sơ